Sáng nào, tu viện Xanh-Mactanh-Đêsăng cũng nấu một bữa xúp dành cho kẻ nghèo. Mấy bà phu nhân quý tộc đến tu viện dự lễ Mixa buổi sớm thường giúp các nữ tu sĩ trong công việc từ thiện sùng đạo này.
Những kẻ nghèo khó đôi khi không có nơi ngủ ngoài một cái góc chòi cạnh khu ranh giới, nên họ đã coi nhà ăn rộng rãi này là một chốn nghỉ ngơi thanh thản, tuy chỉ trong chốc lát.
Mỗi người đến đó được một bát xúp nóng và một ổ Bánh mì nhỏ.
Angiêlic bế Phlôrimông, và theo sau là Rôdin, Linô, Flipô, ngẫu nhiên dừng lại nơi đó. Cả năm người đều lấm tấm bùn và mặt mũi lem luốc. Họ xếp hàng cùng với một đoàn người cùng khổ khác, và ngồi xuống một dãy ghế dài. Các cô hầu bàn xuất hiện, mang theo những liễn xúp lớn
Mùi vị thật thơm ngon, nhưng trước khi làm dịu đi cơn đói của mình, Angiêlic muốn cho bé Phlôrimông ăn trước đã. Nàng nhẹ nhàng bưng bát xúp khẽ kề vào môi con.
Chỉ lúc đó nàng mới nhìn thấy con mình dưới làn ánh sáng mờ nhạt xuyên qua những tấm cửa sổ lắp kính màu. Mắt bé chỉ lim dim, mũi thì hóp lại. Bé thở gấp gáp, như thể quả tim trong ngực nó mệt vì đập quá sức trong những cơn kinh hoàng, đã không lấy lại được nhịp tim bình thường nữa. Người đờ đẫn, bé để cho bát xúp trào cả ra ngoài miệng. Tuy nhiên, hơi nóng của món xúp cũng làm nó hơi tỉnh. Bé nấc lên, gượng nuốt một hớp, rồi bé bê hai tay như muốn ôm lấy bát xúp, và nuốt ừng ực.
Angiêlic trân trân nhìn vào bộ mặt nhỏ tội nghiệp, dưới mớ tóc đen rối bù.
Nàng nghĩ thầm:
“Mình đã làm gì để nó đến nông nỗi này, nó, con trai của anh Perắc, kẻ thừa kế cả lãnh địa Tuludơ, con nó sinh ra là để hưởng ánh sáng và hạnh phúc”. Mải quay về với những nỗi kinh hoàng và cảnh tan vỡ của đời mình, nàng thấy mình như tê dại. Sau đó, nàng bừng tỉnh, và một cơn phẫn nộ hoang dại đối với bản thân và xã hội trào lên, trong người như một đợt thủy triều. Và chính lúc đó, sau cái đêm rùng rợn ấy, sau cơn khiếp sợ đến tiêu tan sinh lực trong người ấy, nàng lại cảm thấy như có sức mạnh phi thường thấm vào người. Nàng lẩm bẩm:
- Không, sẽ không bao giờ nó còn bị đói rét hay sợ hãi gì nữa. Mình thề như vậy.
Nhưng, cái đói, cái rét và sợ hãi chẳng đang chờ họ ở cổng tu viện đó sao?
“Mình phải làm cái gì đây, ngay bây giờ”.
Angiêlic nhìn quanh. Nàng chỉ là một trong những bà mẹ khốn khổ, một trong những người nghèo, trong tay không có gì hết, và được những bà quả phụ ăn mặc sang trọng kia cúi xuống bố thí vì lòng từ thiện, để rồi sau đó lại trở về những câu chuyện mách lẻo của họ trong “khuê phòng” của khách “văn chương”, hoặc âm mưu thủ đoạn tại. Còn ở đây thì với tấm khăn trùm lên đầu để che bớt màu sắc quá lóng lánh của những viên ngọc, với chiếc tạp dề dài cài trên những áo dài nhung lụa, các bà đến với từng người. Một cô hầu đi theo mang một rổ thức ăn, và các phu nhân lấy ra nào bánh, nào hoa quả, đôi khi có cả một đĩa patê và nửa con gà, những đồ ăn còn lại trên các bàn ăn vương giả.
Một bà nói:
- Ồ, bà bạn thân mến, bà như thế này, quả thật là dũng cảm. Mới sáng sớm thế này bà đã đến để phát của bố thí... Chúa sẽ ban phước lành cho bà.
- Tôi cũng chỉ mong được như thế, bạn thân mến ạ.
Tiếng cười nhỏ tiếp theo nghe có vẻ quen tai với Angiêlic. Nàng ngước nhìn lên và nhận ra phu nhân Công tước Xoaxông và cô hầu tóc đỏ Béctiơ vừa đưa cho bà một tấm áo choàng lụa màu tía. Bà công tước khoác ngay lên người cho ấm...
Bà ta nói với nữ tu sĩ đang tiễn bà ra cửa:
- Mọi việc Chúa sắp xếp không tốt lành cả đâu. Người đàn bà chỉ mang thai tới chín tháng để nhận cái kết quả của một phút khoái lạc.
Nữ tu sĩ mỉm cười nói:
- Vậy thì còn lại gì cho chúng tôi, là nữ tu sĩ, nếu tất cả những giờ phút trong cuộc đời phàm trần này đều là khoái lạc cả!
Angiêlic bật đứng dậy và đưa con cho Linô:
- Bế Phlôrimông cho cô.
Nhưng đứa bé bíu chặt mẹ, khóc ré lên. Nàng đành giữ lấy con và bảo những người kia:
- Ở đây nhé đừng đ
Một cỗ xe đang chờ ở phố Xanh-Mactanh. Nữ công tước Xoaxông sắp bước lên xe thì một người đàn bà ăn mặc tồi tàn bế một đứa bé trên tay, đến gần và nói:
- Thưa bà, con tôi sắp chết vì đói và rét, xin bà ra lệnh cho người hầu mang đến cho mẹ con tôi, ở địa chỉ tôi sẽ nói sau, một sọt củi, một liễn súp, bánh mì, chăn và áo.
Phu nhân quý phái kinh ngạc tròn mắt nhìn người hành khất:
- Con gái ta ơi, con táo bạo quá đấy. Con đã chẳng nhận được khẩu phần xúp sáng nay là gì?
- Thưa bà, tôi không thể sống nổi với một bát xúp. Tôi xin bà chỉ một chút xíu, so với sự giàu sang thừa thãi của bà. Một sọt củi đầy, và thức ăn, xin bà sai chúng mang đến đều đều cho tôi, cho tới khi nào tôi có thể tự xoay xở lấy được.
Bà công tước kêu lên:
- Không thể tưởng tượng được! Béctiơ, mi có nghe thấy không? Sự láo xược của bọn gái ăn xin này, mỗi ngày một càn dỡ, quá sức tưởng tượng! Con mụ này buông tay ra! Đừng có rờ vào tao với đôi tay bẩn thỉu của mày, nếu không tao sẽ cho bọn gia nhân lột xác mày ra đấy.
Angiêlic nói hạ thấp giọng:
- Cẩn thận đấy bà! Coi chừng, không tôi lại kể chuyện đứa con của Cuaxi-Ba cho mà nghe bây giờ!
Đang vénêm lên để bước vào trong xe, bà Công tước sững người lại, một chân đứng chơi vơi. Angiêlic nói tiếp:
- Tôi biết một đứa bé, con một người Morơ, đang được nuôi dưỡng trong một ngôi nhà ở ngoại ô Xanh-Đơni.
Bà Xoaxông giận dữ nói nhỏ:
- Nói khẽ thôi. Có chuyện gì nào?
Và cố lấy vẻ tự nhiên, bà ta mở quạt ra phe phẩy, điều này thật vô tích sự, vì lúc đó gió đang thổi lạnh buốt.
- Tôi biết một đứa trẻ người Morơ đang được nuôi dưỡng... Nó sinh ra ở Phôngtenơblô vào một ngày mà tôi nhớ rõ, mẹ nó là một người đàn bà mà tôi có thể nói tên cho bất cứ ai muốn biết chuyện.
Phu nhân Xoaxông xinh đẹp, mà cá tính người miền Nam sôi nổi lấn át cả phong cách lịch sự thông thường liền rít lên:
- A! Đồ lợn cái!
Bà nhìn chòng chọc Angiêlic, cố nhận ra cái mặt nàng, nhưng người thiếu phụ cụp mắt xuống, yên trí rằng trong tình trạng thảm hại của mình hiện nay không ai dám mơ tưởng đến chuyện xác nhận nàng chính là bà Perắc lộng lẫy trước kia.
Nữ công tước Xoaxông điên người nói:
- Thôi đủ rồi!
Và bà bước vội vào trong xe:
- Mày đáng ăn đòn đấy. Tao bảo cho mà biết, không ai được đem ta ra làm trò cười đâu.
Angiêlic lẩm bẩm, vừa bước theo xe:
- không muốn làm trò cười cho thiên hạ đâu.
Bà phu nhân cao quý mặt đỏ dừ nói với vẻ kích động:
- Đức Vua! Đức Vua!... Phải nghe một con ăn mày ngu ngốc nói đến Đức Vua! Thật không thể chịu nổi! Vậy thì sao nào?.. Mày muốn gì?
- Tôi đã nói rồi thưa bà. Chút ít thôi, một sọt củi, quần áo ấm cho tôi, cho hai thằng con nít của tôi và hai đứa nhỏ lên tám và lên mười, một ít thức ăn.
Bà Xoaxông, nghiến răng nhay nhay chiếc mùi soa viền đăng ten:
- Ôi, thật nhục nhã phải nghe người ta nói nặng với mình kiểu thế này.
Bà giục bọn đầy tớ:
- Các ngươi còn chờ đợi gì mà không đóng cửa xe lại?
Một tên người hầu làm theo lệnh của chủ đẩy Angiêlic ra nhưng nàng không chịu thua, vẫn cứ áp lại gần xe:
- Tôi có thể đến trình diện ở dinh của bà, phố Xanh-Ônôrê được không?
Bà ta nói cộc lốc:
- Cứ đến và trình diện.
Lão Buốcgutx, người bán thịt chín cho dân phố Thung lũng nghèo đang sắp sửa nhấp cốc rượu vang đầu tiên trong ngày của lão, và đang buồn rầu nhớ đến những điệu hát cũ vui nhộn mà trước kia vào giờ này, bà Buốcgutx thường hát khe khẽ. Bỗng lão nhìn thấy một đám diễu hành kỳ cục bước vào sân nhà mình
Một gia đình cùng khổ rách rưới, gồm hai người đàn bà và ba đứa trẻ đi trước, một tên người hầu mặc bộ chế phục màu mận đỏ của một nhà quan to theo sau. Một con khỉ nhỏ vắt vẻo trên nóc chiếc xe có vẻ khoái chí, nhăn nhở cười với người qua đường. Một trong mấy đứa nhỏ cầm hộp đàn phong cầm đang vui vẻ vặn tay quay đàn.
Lão Buốcgutx nhảy lên chửi tục, đấm mạnh tay xuống bàn và đi vào bếp, vừa lúc Angiêlic đang đặt Phlôrimông vào tay chị hầu Bacbơ.
Lão phát khùng gào lên, lắp bắp:
- Cái... cái gì thế này... Chị lại sắp bảo với ta rằng đây cũng là con của chị nữa sao?
- Ông chủ Buốcgutx nghe cháu nói.
- Ta không nghe gì hết. Chị muốn biến cửa hàng nấu ăn này thành một cô nhi viện hay sao? Thật khốn khổ cho ta!...
Lão ném chiếc mũ đội đầu xuống đất, chạy đi gọi lính tuần tra.
Angiêlic dặn dò Bacbơ:
- Em ủ ấm cho hai đứa bé cho tôi. Tôi đi nhóm lửa trong phòng.
Tên đầy tớ của bà Xoaxông xấu hổ và tức giận vì phải vác chỗ củi trên xe lên tầng bảy qua một chiếc cầu thang ọp ẹp, để xếp vào một căn phòng xép không có lấy một mảnh rèm che giường.
Angiêlic bảo hắn:
- À, anh nhớ nói với bà Xoaxông ngày nào cũng bảo người mang đến cho tôi như thế này nhé.
- Này, này, cô gái kia hãy nghe lời khuyên của tôi..
Angiêlic cắt ngang bằng một giọng không đi đôi chút nào với tấm áo rách và cái đầu tóc xén trụi của mình:
- Ta chẳng cần anh khuyên bảo gì hết, đồ nhà quê và ta cấm anh nói năng buông tuồng với ta đấy.
Gã đầy tớ đi xuống dưới nhà, cảm thấy nhục nhã.
Sau đó một chút, Bacbơ trèo lên gác, hai tay ôm Phlôrimông và Canto. Chị thấy Linô và Flipô đang hào hứng thổi ngọn lửa sáng rực lên. Bacbơ kể lại: ông chủ quán hãy còn đang giận dữ, và những cơn thịnh nộ của lão làm Phlôrimông sợ hãi.
Angiêlic nói:
- Ở đây ấm áp rồi, Bacbơ ạ. Em cứ để hai đứa bé đấy mà đi làm việc. Thế em có bực mình khi thấy tôi đem lũ trẻ đến đây với em không?
- Ô không thưa bà, cháu vui lắm chứ.
Angiêlic trỏ vào Rôdin và hai cậu thiếu niên:
- Mà chúng ta còn phải cưu mang cả mấy đứa trẻ tội nghiệp này nữa. Ôi, nếu em biết rằng bọn tôi đã từ chỗ nào đến đấy!
- Thưa bà, cái phòng xép tồi tàn này của cháu thuộc quyền bà.
- Ba...a...ac...bơ!
Lão Buốcgutx đang gầm lên ở dưới sân. Khắp vùng chung quanh, dội lên tiếng hét của lão. Không những nhà lão bị đám ăn mày chiếm cứ, mà ả giúp việc cho lão cũng mất trí nốt. Con bé đã bỏ quên cả một xâu cá chép nướng trong lò sưởi kia nữa - cái lò sưởi mà đã năm năm nay lão chưa hề đốt lên lần nào. Đến cháy bùng hết cả thôi... Cuối cùng rồi lão đến sạt nghiệp mất!...
Bà Xoaxông đã cho mang đến một cái nồi trong có thịt canh và rau ngon. Có cả hai ổ Bánh mì và hai bình sữa. Rôdin xuống nhà và múc một xô nước ở giếng trong sân, và họ đun nước trên chiếc vỉ sắt kê trong lò sưởi. Angiêlic tắm rửa cho hai con, mặc quần áo sạch cho chúng và ủ trong chăn ấm: không bao giờ để cho chúng nó bị đói, bị rét nữa...
Canto đang mút một cái xương gà nhặt ở bếp. Nó vừa trò chuyện bi bô, vừa quẫy chân nghịch ngợm. Phlôrimông hình như vẫn chưa khỏi hẳn. Bé thường ngủ thiếp đi, rồi lại chợt tỉnh và kêu khóc. Người bé run rẩy, Angiêlic không biết vì sốt hay vì sợ mà nó như vậy. Nhưng sau khi tắm, bé ra nhiều mồ hôi, và đắm mình vào một giấc ngủ yên lành.
Angiêlic cho Linô và Flipô ra ngoài phòng, rồi đến lượt nàng cũng tắm rửa trong chiếc bồn mà chị hầu gái chất phác vẫn dùng để tắm gội.
Angiêlic chui đầu vào chiếc áo lót bằng vải thô và mặc một chiếc áo liền váy bằng vải chéo màu xanh thẫm lấy trong xe chở đồ đã được đem đến. Bộ quần áo vải thô này xấu xí nhưng sạch sẽ và nàng cảm thấy khoan khoái, đã trút bỏ được những mảnh áo rách rưới xuống sàn.
- Rôdin, em bao nhiêu tuổi? - Angiêlic hỏi.
- Em không biết. Chừng mười bốn, mười lăm gì đó.
- Chị nhớ ra em rồi. Chị đã trông thấy em trong đám diễu hành của tên Vua hành khất và ngực em để trần. Khi ấy là mùa đông, thế mà em không bị chết vì lạnh...
Rôdin ngước đôi mắt đen và to nhìn Angiêlic, một vẻ trách móc mơ hồ ánh lên trong mắt cô bé Rôdin, cô thì thầm:
- Chính chị bảo chúng mình không được nhắc đến tất cả những chuyện đã qua nữa mà.
Và lúc ấy Linô và Flipô gõ vào cửa. Chúng hớn hở bước vào. Bacbơ lén tuồn cho chúng một cái chảo rán, một khoanh mỡ và một liễn bột nhào sẵn. Họ liền sửa soạn rán bánh kẹp.
Tối hôm đó, trong p thành phố Pari không nơi nào vui hơn căn phòng xép phố Thung lũng nghèo này. Angiêlic ngồi lật giở những chiếc bánh rán, Linô chơi đàn phong cầm tay quay của Tibô. Mụ Ba Lan đã tìm thấy hộp đàn này ngay cạnh một cột mốc ranh giới và đã đưa trả cho thằng cháu của người nhạc công già, không ai biết tình hình ông lão ra sao sau vụ loạn đả ở hội chợ Xanh-Giécmanh.
Cậu bé Flipô nằm xuống một góc phòng và chẳng mấy chốc đã ngủ say. Linô cũng vậy. Rồi đến lượt Rôdin nằm xoài ra trên ván sàn. Hai đứa con nít cũng đã thiu thiu.
Quỳ gối trước lò sưởi, Angiêlic thức cùng với Bacbơ. Nàng không nghe thấy tiếng động gì, và căn phòng trông ra một cái sân rộng chứ không mở ra phố. Vào giờ này, phố xá đang đông dần với những người đi đánh bạc và đi tiêu khiển.
Bacbơ nói:
- Đồng hồ Satơlê điểm chín giờ rồi đấy.
Chị ta ngạc nhiên thấy Angiêlic rướn lông mày lên, mặt thần ra, rồi đứng phắt dậy. Người thiếu phụ đứng thế một lúc lâu, nhìn trân trân vào Phlôrimông và Canto. Rồi nàng đi ra cửa, miệng lẩm bẩm:
- Bacbơ, mai gặp lại nhé.
- Bà đi đâu bây giờ?
Angiêlic nói:
- Tôi có một việc nữa phải làm. Sau đó là xong hết. Lại bắt đầu cuộc sống.