Chương 8: [Phiên ngoại] Cửu công chúa Ả Lạp quốc

Di Ninh là cửu công chúa của Ả Lạp quốc. Nàng là người làm việc luôn có phép tắc và chừng mực. Quốc vương Ả Lạp rất coi trọng nàng. Di Ninh chính là cánh tay đắc lực của phụ vương, phò tá ông trong việc cai quốc. Từ nhỏ, khí chất bất phàm trong người nàng đã bộc lộ rất rõ. Vậy nên phụ thân nàng cho rằng đứa trẻ này mai sau sẽ là "khởi phụng đằng giao" (tài giỏi, lỗi lạc hơn người). Thế nên ông đã cho nàng học võ luyện kiếm, học binh bày trận. Di Ninh đều tiếp thu rất nhanh.

Lại nhớ năm xưa khi tiên hoàng vừa lập quốc đã chiêu mộ được một vị tướng quân rất giỏi binh lược. Ông đã viết ra một cuốn “binh thư yếu lược” dâng lên tiên hoàng. Nhờ có nó mà Ả Lạp quốc mới tránh khỏi sự lăm le xâm lược của các nước lân cận, thậm chí còn có thể mở rộng lãnh thổ Ả Lạp. Nhưng Ả Lạp vẫn giữ chế độ ôn hoà không đi gây chiến với nước khác. Năm đó tiên hoàng lâm bệnh nặng rồi qua đời, tướng quân không lâu sau đó cũng không tránh khỏi sinh lão bệnh tử. Cuốn binh thư được truyền lại cho hậu nhân kế vị.

Đến năm Bắc Lạc thứ 12 các vị tần vương không cam lòng nổi dậy binh biến cướp đi cuốn binh thư. Ả Lạp năm ấy náo loạn một phen, binh thư rơi vào tay người xấu. Kẻ phản đồ ấy xuôi về phương Nam mà tẩu thoát, là lãnh thổ Sở Quốc bấy giờ. Cuốn binh thư ấy rất đặc biệt nếu như không biết cách sử dụng nó chỉ như một quyển sách trắng mà thôi. Đến nay cũng trãi qua 30 năm cuốn binh thư bị lưu lạc ngoài nhân gian. Trong thời gian đó, quốc vương cũng ra lệnh cho truy tìm nhưng đều không ra tung tích nên cũng đành bỏ cuộc.

Năm Di Ninh 10 tuổi, hoàng tổ phụ của nàng (tức phụ vương của quốc vương Ả Lạp hiện tại) trong một lần đi chinh ở biên giới Sở-Ả Lạp thì phát hiện Sở quốc truy bắt bách tính Ả Lạp giáp biên giới với chúng làm nô lệ. Hoá ra trước giờ người dân lại khổ sở như vậy, phận làm vua một nước lại chẳng hay. Ông cũng rất đau lòng. Sở quốc bấy giờ chính là đế quốc hùng mạnh nhất nên người của họ rất hóng hách, chẳng xem người Ả Lạp ra gì. Thái thượng hoàng lúc này ra tay giải vây cho bọn họ liền bị bọn người không nói lí lẽ phản bác.

“Ngươi là người Ả Lạp? Ngươi có biết tất cả các nước hiện giờ đều phục tùng Sở quốc và tất nhiên kể cả bọn họ!”. Một tên trong số chúng chỉ tay vào đám người Ả Lạp bị bắt làm nô lệ.

Thái thượng hoàng chẳng màng trả lời, giương kiếm ra đánh với bọn chúng một trận. Chúng bị ông dạy cho một bài học liền câm phẫn tìm cách trả thù. Trên đường trở về, ông bị bọn chúng tập kích đánh lén, một trận mưa tiễn từ hai phía được phóng ra. Những tên lính đi theo trở tay không kịp bị trúng tên chết gần hết. Những tên còn lại ra sức bảo vệ thái thượng hoàng nhưng từ hai bên bọn chúng cầm kiếm nhảy bổ ra sáp lá cà với thái thượng hoàng. Vì lực lượng của chúng đông nên ông không cầm cự nỗi liền bị chúng đã thương. Những tên lính còn lại ra sức đánh với bọn chúng để kéo dài thời gian cho thái thượng hoàng bỏ thoát.

“Mau đuổi theo”. Một đám người chia ra đuổi theo thái thượng hoàng.

Thân mang trọng thương nhưng ít ra ông vẫn còn sức lực để cầm cự. May mắn chạy được về biên giới Ả Lạp, tạm thời được an toàn. Thái thượng hoàng đưa lệnh bài của mình, mọi người liền nhận ra dìu ngài vào trong và chăm sóc cho ngài.

Hoàng thất nghe tin thái thượng hoàng bị trọng thượng tạm ở một thành gần biên giới nên bọn họ tức tốc đi đến. Từ kinh thành đi đến nơi đó ít nhất cũng hai ngày chỉ sợ thái thượng hoàng không cầm cự nỗi hai ngày. Sức khoẻ của ông ngày càng yếu lại cộng thêm tuổi đã cao nên hiện tại ông chỉ nằm trên giường không đi đứng được.

“Phụ vương…”. Phụ vương của Di Ninh lúc này cầm tay của ông mà khóc.

“Hoàng tổ phụ…”. Di Ninh cũng oà khóc lên, nàng lúc này chỉ là đứa trẻ lên 10 cũng không thể hiểu hết được nỗi đau. Chỉ là nàng thấy người kia đã sắp không còn sống được nữa.

Thái thượng hoàng biết mình không qua khỏi nên đã chuẩn bị sẵn di chiếu truyền ngôi.

“Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết, thái tử Ả Lạp Thổ Tác Mộc Chân có công phò tá trẫm, tài đức vẹn toàn. Nay trẫm không qua khỏi sinh tử, nhượng ngôi lại cho trữ quân. Còn về Ả Lạp Nhĩ Tháp Di Ninh quận chúa, trẫm sẽ trao lại binh phù cho nàng, giúp trẫm thành toàn tâm nguyện. Nàng khi đủ 18 tuổi giúp Ả Lạp tìm lại “binh thư yếu lược” sách, giúp Ả Lạp xưng đế thiên hạ. Khâm thử!”

Mộc Chân cùng Di Ninh quỳ xuống nhận chiếu chỉ. Thái thượng hoàng gọi Di Ninh lại nhìn đứa trẻ này lần cuối, đôi đồng tử hổ phách của nàng cũng nhìn người kia mà rưng rưng, nàng chính là hi vọng của Ả Lạp. Ông nắm chặt lấy tay Di Ninh rồi bất giác buông xuống.

Đến khi Di Ninh 18 tuổi, quốc vương Mộc Chân không ngừng nhắc lại chuyện năm xưa cho nàng nghe. Chính bọn người Sở quốc đã hại chết hoàng tổ phụ của nàng. Nàng biết thù phải trả nhưng việc gây chiến tranh với Sở quốc sẽ gây rất nhiều thương vong, nàng không muốn điều đó. Nàng chỉ muốn tìm những kẻ năm xưa đã hại chết người.

“Bọn người Sở quốc đã bắt bách tính Ả Lạp làm nô lệ, con còn không hiểu sao. Hiện tại trong tay con nắm giữ binh quyền, tìm được sách lập tức đem quân Nam chinh Sở quốc”. Quốc vương Mộc Chân cố gắng giải thích cho nàng.

“Nữ nhi không thích chiến tranh, con không thể”. Di Ninh đôi co với phụ vương mình.

“Con đã quên năm xưa hoàng tổ phụ đã dặn dò con thế nào rồi sao. Đây là tâm nguyện duy nhất của người. Ông ấy không muốn Ả Lạp phải khuất phục trước bất cứ kẻ nào.”. Quốc vương bắt lấy hai vai của Di Ninh nhìn thẳng vào mắt nàng.

Di Ninh dù lúc ấy mới 10 tuổi nhưng vẫn không quên được ánh mắt hoàng tổ phụ đã nhìn mình, một ánh mắt đầy kì vọng. Nàng vẫn biết đây là tâm nguyện của người và điều mình cần làm là phải hoàn thành nó. Nàng đã nhận chiếu chỉ không thể làm trái lệnh. Di Ninh nhìn phụ vương của mình miễn cưỡng gật đầu đồng ý.

Trên nóc mái hoàng cung, Di Ninh ngồi trên đó mà uống rượu ngắm trăng. Nàng vốn không thích rượu nhưng hôm nay nàng lại uống nhiều như vậy. Hiện tại nàng đang rất nhiều tâm trạng khó giải bày.

Thái tử và tứ hoàng tử cũng đi đến, hai người cũng nhảy lên để bồi chuyện cùng muội muội của mình. Thái tử và Di Ninh là do hoàng hậu sinh ra còn tứ hoàng tử là được hoàng hậu nuôi lớn vì mẫu thân của y mất sớm khi vừa sinh ra y. Thế nên tình cảm của họ gắn kết như vậy. Mẫu hậu của Di Ninh là người ngoại quốc nên nàng và thái tử có màu tóc nâu giống người. Riêng Di Ninh lại đặc biệt mang màu mắt hổ phách mà không ai có nên nàng hay bị các hoàng tử công chúa khác khinh miệt kì thị. Chỉ có tứ hoàng tử và thái tử là thật lòng đối tốt với nàng.

"Sao thế? Từ lúc nào cửu hoàng muội của ta lại thích uống rượu?". Tứ hoàng tử Nhạc Tề giựt lấy bình rượu từ tay Di Ninh, đưa lên uống hết.

"Ta thích uống từ lúc nào chứ, chỉ là hôm nay có chút tâm sự. Đại ca, tứ ca, ta không muốn thấy chiến tranh.". Di Ninh có chút say say nói.

"Muội cứ thuận theo tự nhiên mà làm, cũng không chắc cuốn binh thư đã ở Sở quốc. Hoàng tổ phụ tin tưởng muội như vậy…". Thái tử Nhạc Tường cũng an ủi nàng.

"Ở Sở quốc thì sao, không ở Sở quốc thì sao? Tìm được sách thì sao, không tìm được thì sao? Cuối cùng mà nói ta vẫn phải Nam chinh". Di Ninh thở dài.

"Thật lòng mà nói nếu như muội là nam nhân… ngôi vị thái tử này đã là của muội". Thái tử đưa tay lên vuốt tóc Di Ninh.

"Phải. Hai ta từ nhỏ đã không bằng muội. Hoàng tổ phụ cũng không yên tâm giao nhiệm vụ này cho bọn ta". Tứ hoàng tử cũng gật đầu.

Thái tử và tứ hoàng tử cũng rất ghen tỵ trước tài năng của Di Ninh nhưng họ không hề sinh lòng đố kỵ mà hết mực yêu thương nàng.

"Hai người đừng nói vậy. Ta một lòng phò tá đại ca". Di Ninh kéo lấy tay hai người mà ôm vào. Ở bên cạnh hai người nàng vẫn là cảm thấy thật dể chịu.

Ta chợt tỉnh giấc

Như mộng trăm năm

Mượn trăng làm cảnh

Lòng ai lặng thầm.

Ở đâu đó giữa ba người vang lên đôi ba câu thơ dưới ánh trăng đêm. Như là khúc ca xướng lên nỗi lòng của kẻ sắp phải tha hương.