Chương 15: Trung khúc

Sắp đến Trung thu nên hoàng cung tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh dâng lên hoàng thượng. Một vài nơi được trang trí bởi đèn lồng cổ truyền chỉ đợi đến ngày thắp sáng cả hoàng cung. Di Ninh rảo bước trên hành lang, mắt thì luôn ngắm nhìn mọi vật xung quanh nàng. Kể ra sự kiện này đối với nàng cũng có chút lạ lẫm, người trung nguyên cũng thật quan trọng đến ngày lễ này. Phía xa xa có vài tiểu hài tử trên tay cầm những chiếc đèn lồng đầy đủ hình dạng với màu sắc khác nhau vui đùa. Di Ninh tiến lại gần chúng, bọn chúng lại sợ hãi lùi ra phía sau. Nàng ngồi xuống ngang tầm với bọn nhỏ, chỉ tay vào chiếc lồng đèn trên tay chúng nói: “Cái này…”. Lũ nhỏ thấy Di Ninh chú ý đến chiếc đèn của mình, sợ nàng sẽ cướp lấy nên giấu chúng ra phía sau lưng. Di Ninh thấy thế bèn xua tay: “Đừng sợ ta không phải người xấu, ta không lấy lồng đèn của các ngươi”. Lũ nhỏ nghe thế bèn tin lời Di Ninh thôi không giấu lồng đèn nữa. Di Ninh lại dể khiến người ta tin tưởng đến thế.

"Ca ca thích cái này?". Một tiểu tử đưa lên chiếc lồng đèn của mình rồi hỏi nàng.

"Phải trông chúng rất đẹp mắt". Nàng cười gật đầu với bọn chúng.

Tên tiểu hài tử đó chìa chiếc đèn trước mặt và nói: "Vậy tặng ca ca nhưng phải chơi với bọn ta."

Di Ninh gật đầu nhận lấy chiếc đèn. Tên tiểu hài tử bắt nàng làm ngựa rồi leo lên vai nàng ngồi chiễm chệ. Di Ninh cầm chắc hai chân của đứa trẻ rồi chạy đi. Tên tiểu hài tử thích thú cười tít cả mắt. Bọn trẻ phía sau cũng đuổi theo luôn miệng bảo: "Ta nữa, ta nữa". m thanh xung quanh chỉ toàn tiếng cười rôm rả của trẻ con.

Thoáng chốc đã đến Trung thu, hoàng cung lại thêm bận rộn để chuẩn bị yến tiệc ngắm trăng của hoàng thượng. Đến tối các đèn lồng đỏ cũng được thắp sáng làm đỏ rực cả hoàng cung. Cảnh đêm u tối hôm nay lại được dịp bừng sáng vui nhộn chiếm hết cả không gian.

Mặt trăng hôm nay lại tròn trĩnh như thay diện mạo mới. Nhìn thấy nó, Di Ninh không quên lời hẹn đến gặp Sở Vi Nguyệt. Vừa đến nơi nàng đã thấy một dáng nữ tử ngồi tịch mịch bên bàn ghế đá đang nhàn nhạt dùng trà.

Sở Vi Nguyệt đã ngồi đợi Di Ninh từ trước. Hôm nay là Trung thu nàng lại được dịp ở bên cạnh người mình để tâm, không khỏi cao hứng. Nàng có chút trang điểm nhạt nhưng cũng tôn lên vẻ đẹp vốn có của nàng. Tam công chúa hiểu rõ cảm xúc này vốn không nên có nhưng lí trí của nàng đã không thắng được trái tim. Phải chăng trước đó Sở Vi Nguyệt đã tính toán trước để được ở cạnh Di Ninh như hôm nay.

Sở Vi Nguyệt dừng động tác dùng trà lại mà chú ý người trước mặt: "Ngươi đến rồi, mau ngồi vào đây". Nàng nhìn sang ghế đá còn trống đối diện.

Di Ninh ngồi vào bàn, nhìn thấy trên bàn có trà có bánh, đặc biệt là bánh Trung thu. Nàng đưa tay cầm lên chiếc bánh mà ngắm nhìn. Từ trước giờ Di Ninh chưa từng được ăn loại bánh này nên nhìn có vẻ lạ lẫm. Nàng đưa vào miệng cắn một ngụm để cảm nhận mùi vị của nó, vừa dai dai của bột vừa mềm mại của nhân. Nàng lại tiếp tục thưởng thức trà để hài hòa với bánh.

"Ngon không?". Sở Vi Nguyệt thấy nàng ăn chú tâm nên tò mò

"Mùi vị không tệ, độ dai của bột bao lấy độ mềm của nhân lại thêm cả vị trà, quả là mỹ vị nhân gian.". Di Ninh gật đầu nói ra cảm nhận của mình.

Sở Vi Nguyệt nghe vậy bèn bật cười vì nàng ăn loại bánh này đã phát ngán, nàng kiềm lại tiếu ý hỏi Di Ninh: "Ở chỗ ngươi không có loại bánh này?"

"Người thảo nguyên không có Trung thu, ta cũng chưa từng ăn loại bánh như vậy". Di Ninh lắc đầu.

"Vậy ở chỗ ngươi có gì đặc biệt". Sở Vi Nguyệt tò mò hỏi tiếp.

Nói đến Ả Lạp thì có rất nhiều thứ khác lạ với Sở quốc. Di Ninh nhìn lên mặt trăng lại nhớ về quê hương của nàng. Nàng như thả hồn lên cung trăng xa xa kia, đôi mắt chưa từng rời khỏi mặt trăng dù chỉ một giây. Di Ninh mới từ từ kể những điều ở Ả Lạp cho công chúa nghe. Thảo nguyên là nơi chăn nuôi rất nhiều gia súc như cừu, dê, ngựa... nên các món ăn đa phần đươc chế biến từ chúng. Họ thường ăn thịt cừu nướng đá vào những ngày đông giá rét, hoặc thịt dê hầm đá cùng những ly rượu sữa ngựa chua chua béo ngậy. Ngoài ra họ còn ăn hạt thông như là thức ăn vặt giải trí. Di Ninh vẫn miệt mài kể ra những thứ có ở đất nước mình mà tự hào.

Tam công chúa chỉ im lặng, chống một tay lên cằm ngắm nhìn góc nghiêng của Di Ninh. Nàng chính là rất yêu gương mặt này, vừa gặp đã cảm mến. Hay chăng người Ả Lạp lại có khí chất như vậy. Nếu Di Ninh là nữ nhân có lẽ nàng vẫn mê mụi vẻ đẹp tuyệt trần của nàng ấy.

Một lúc sau Di Ninh cũng ngừng nói, nàng xoay người lại đối diện với Sở Vi Nguyệt. Nhìn thấy người kia cứ nhìn chằm chằm vào mình, nàng có chút không tự nhiên. Nàng lên tiếng để thức tỉnh người kia: “Tam công chúa!”.

“ n. Nói hết rồi?”. Sở Vi Nguyệt lúc này mới giật mình hoàn hồn lại, lúng túng nói

Di Ninh mới gật đầu khó hiểu. Tam công chúa có nghe những gì nàng đã nói không hay cứ mãi ngắm dung nhan của người kia mà không để ý đến xung quanh. Sở Vi Nguyệt cho gọi người mang ra một cây cổ cầm trước sự ngạc nhiên của Di Ninh.

“Ta đàn cho ngươi nghe một khúc”. Từng ngón tay thon dài thoăn thoắt lướt qua những dây đàn tạo ra những tiếng vang êm tai dễ chịu. Sở Vi Nguyệt như đang hoà mình vào bản tấu khúc, ánh mắt say sưa nhìn theo những ngón tay. Cả thân người cũng uyển chuyển theo từng nốt nhạc vang lên tựa như thiên nga nhảy múa theo nhạc.

“Khi gặp chàng ta đã biết trái tim vừa hay mất một nhịp

Ta mặc thế nhân cố chấp yêu chàng

Đêm trăng tròn vừa hay cũng là chữ Nguyệt

Nói hộ lòng ta qua những tiếng đàn

Một đời yêu chàng một đời dang dở

Trong lòng chàng mãi mãi không có ta

Hôn sự cũng thành chàng nên duyên với người khác

Đoạn nhân duyên này nên bỏ lại ở phía xa

Khúc cổ cầm cứ thế càng làm ta thêm thôi thúc

Chàng yêu chiếc lá nhỏ ta cứ thế soi sáng cho chàng.”

Sở Vi Nguyệt cứ thế thông qua tiếng đàn nói hộ lòng mình nhưng người ngoài cuộc chỉ nghe những âm thanh não lòng mà không hay biết huống chi Di Ninh không hiểu rõ về âm luật. Nhưng nàng cũng nghe được tiếng đàn của Sở Vi Nguyệt mang âm sắc của một nỗi muộn sầu. Nàng cảm nhận được nỗi buồn từ âm thanh đó nhưng không thể hiểu được Sở Vi Nguyệt là đang nói gì. Di Ninh chăm chú nhìn theo ngón tay đang rải liên tục mà cảm thán.

Tiếng đàn vừa dứt, mọi vật xung quanh cũng như bừng tỉnh sau một giấc mộng dài. Di Ninh liền vỗ tay tán dương. Sở Vi Nguyệt nghe thế đành bật cười thay lời cảm tạ. Nàng cũng không quên đẩy nhẹ cổ cầm về phía Di Ninh bảo: “Đến ngươi.”

Di Ninh tròn mắt nhìn Sở Vi Nguyệt, từ nhỏ đến lớn nàng chỉ luyện kiếm chưa bao giờ luyện cầm. Nàng đành từ chối nói rõ với Sở Vi Nguyệt: “Ta không biết đàn.”

Tam công chúa nghe thế cũng ngạc nhiên. Một người dung mạo bất phàm, tài trí vẹn toàn như thế, thế nào một chút âm luật nàng không thông. Di Ninh trong lòng Sở Vi Nguyệt là người tuyệt hảo hoá ra cũng có điều nàng không làm được. Tam công chúa thấy người kia có vẻ ngượng nên nàng không khỏi bật cười. Sở Vi Nguyệt nhanh chóng đưa tay lên che lấy tiếu ý của mình nói: “Được rồi.”. Vậy ra những gì công chúa giải bày thông qua tiếng đàn Di Ninh đều không đọc được. Sở Vi Nguyệt chỉ đành thở dài.

Di Ninh cao ngạo không chịu khuất phục bèn nói: “Ta tuy không đàn được nhưng ta tặng cho công chúa một bài thơ”

“ m thanh não nề, người vội vã

Tiếng đàn lòng ai oán thê lương

Khách nhân một cảnh người một cảnh

Không rõ trung khúc buông sao đành.”

*trung khúc: những điều giấu kín, khó nói ở trong lòng

“Hảo thơ, thế nào phò mã lại không biết đàn thật đáng tiếc”. Sở Vi Nguyệt cũng vỗ tay tán thưởng. Đúng như nàng nghĩ Di Ninh không hiểu những gì nàng đã bày tỏ qua tiếng đàn.

Di Ninh khẽ cười rồi lại nhướng mày như đang chờ câu trả lời của Sở Vi Nguyệt. Tam công chúa mấp máy đôi môi thành vài tiếng đáp lại:

“Mượn ánh trăng mượn đàn làm cảnh

Tấu lên khúc độc cầm đêm thanh

Những tiếng lòng người nào hay biết

Tâm có người thêm sầu vài canh.”

Những điều nàng muốn nói còn nhiều hơn thế nữa nhưng chỉ đành gom lại vỏn vẹn vài ba câu thơ. Sở Vi Nguyệt tin rằng Di Ninh sẽ hiểu, hàm ý nàng đã nói thẳng ra như thế. Nàng chỉ mong người kia có thể hiểu rõ tâm ý, cũng không mong sẽ được đáp lại. Nhưng nàng muốn Di Ninh hiểu rằng nàng không hề đùa giỡn với tình cảm này, tất cả những điều này là thật tâm từ đáy lòng.

Ý thơ đã rõ ràng thế kia, Di Ninh sao có thể chối từ không hiểu. Nhưng suy cho cùng nàng cũng không thể đáp lại được. Cảnh đêm lại trở nên êm ắng, hai người cứ thế giấu những lời khó nói vào trong lòng mình. Một người không muốn làm đối phương thêm khó xử, một người không muốn làm đối phương thêm buồn lòng.

Di Ninh chợt nhớ ra Sở Vi Diệp, nàng phải đi tìm ngũ công chúa. Nàng cũng không đành lòng để Sở Vi Diệp một mình như vậy. Di Ninh đứng dậy nói: "Trò chuyện cũng đã lâu, ta có việc phải quay về, không phiền tam hoàng tỷ thêm."

Không đợi tam công chúa kịp trả lời nàng đã vội rời đi. Sở Vi Nguyệt chỉ đành nhìn bóng lưng của nàng, hiểu rõ Di Ninh chính là tìm Sở Vi Diệp.

Di Ninh vừa về đến Khôn Vi cung đã không thấy Sở Vi Diệp đâu. Nàng bèn hỏi cung nữ gần đó: "Công chúa hiện ở đâu?"

"Bẩm, ngũ công chúa đã ra ngoài, nhi thần cũng không rõ". Cung nữ kính cẩn nói

Trời tối thế này Sở Vi Diệp còn đi đâu. Di Ninh lại vội vã chạy đi tìm công chúa khắp nơi. Nàng chạy qua yến tiệc thấy mọi người cũng đã dần tan tiệc, thưa thớt hẳn. Di Ninh len lỏi qua dòng người còn ở lại tìm kiếm bóng hình quen thuộc. Từng người nàng nhìn qua đều không phải Sở Vi Diệp. Trong tâm nàng đã bắt đầu lo lắng, công chúa thân nữ tử lại ra ngoài một mình như thế vào trời tối quả thật không an toàn. Nàng bèn hồi phủ phò mã một phen, Sở Vi Diệp cũng không ở đây. Di Ninh chợt nhớ lại lúc trước Sở Vi Nguyệt nói muốn đi hội hoa đăng. Di Ninh chợt nghĩ gì đó rồi liền xuất cung tìm Sở Vi Diệp. Nếu lỡ công chúa xảy ra chuyện gì có lẽ Di Ninh hối hận cả đời.