Nhiều thế kỷ về trước, hai nước Đại An và Tĩnh Khang luôn ở thế đối đầu nhau không chỉ trên chiến trường mà các “mặt trận” khác cũng không ngừng cạnh tranh với nhau. Đại An nằm ở lưu vực sông An Hà, lại có ngọn núi Thiên Sơn là bức tường chắn tự nhiên ở phương Bắc nên dần dần trở thành một nước lớn khi lãnh thổ mỗi năm lại được mở rộng về phía Nam, khi họ khai hoang thêm nhiều vùng đất mới.
Tĩnh Khang thì ngược lại, một đất nước nằm bên kia của dãy núi Thiên Sơn. Quanh năm cằn cỗi, thiên tai triền miên, nhưng nhờ là hậu duệ của những chiến binh phương Bắc, thuần thục chiến đấu nên cái ăn cái mặc đều không bao giờ phải lo lắng khi mà các chư hầu và các nước bị họ thôn tính hàng năm đều phải cống nạp vàng bạc, sản vật đển cho triều đình Tĩnh Khang.
Và mặc dù bị ngăn cách lẫn nhau bởi ngọn núi Thiên Sơn nhưng hàng trăm năm tồn tại song hành cùng nhau, không ít lần giữa Đại An và Tĩnh Khang đã nổ ra không ít trận chiến lớn nhất khác nhau. Dần dần tình hình của hai nước càng trở nên căng thẳng và luôn đứng trước làn ranh của chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Đó cũng chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Nhưng đó là chuyện của quá khứ, thời điểm hiện tại, cũng đã gần 10 năm từ lần cuối cùng cả hai nước đối đầu nhau trên chiến trường. Những thứ còn lại bây giờ giữa hai nước chỉ là đi sứ và những cuộc liên hôn sặc mùi chính trị giữa hai bên mà thôi.
Nhưng cũng trong quãng thời gian đó, giữa hai bên luôn có những trận chiến ngầm với Tĩnh Khang luôn là nước chủ động thâm nhập vào trong lòng Đại An để phá hoại, tìm hiểu tình hình và thu thập tình báo hòng ngày nào Đai An đại loạn sẽ là lúc Tĩnh Khang thôn tính nước láng giềng.
Sở dĩ Tĩnh Khang có thể chủ động như vậy vì từ lâu họ đã lập ra một tổ chức chuyên đào tạo ra những “cỗ máy” để thâm nhập vào Đại An và tiến hành các kế hoạch của mình. Tổ chức ấy mang tên “Tĩnh Tâm Đường”.
Tĩnh Tâm Đường từ lâu đã trở thành một cái gai trong mắt triều đình Đại An và từ lâu cũng đã trở thành mục tiêu càn quét của triều đình. Nhưng vì người Tĩnh Tâm Đường quá đông và quá tinh nhuệ nên suốt nhiều năm qua, càn quét đến như thế nào thì đầu não của Tĩnh Tâm Đường cũng vẫn là một bí ẩn.
Lúc này, triều đình Đại An đang cho xây dựng “Thiên Đàng” và “Địa Giới”. Hai công trình đồ sộ phục vụ việc tế lễ hàng năm của triều đình và nhân dân Đại An. “Thiền Đàng” là một quần thể kiến thúc hình tròn khép kín, được xây dựng trên núi Hòa Sơn – ngọn núi được cho là khởi nguồn của Đại An.
“Thiên Đàng” được triều đình xây nên để là nơi bái tế trời đất hàng năm, cũng sẽ là nơi an táng các vị vua từ nhiều đời trước của nước Đại An, khiến nơi đây được coi là tôn nghiêm của nước Đại An.
Còn “Địa Giới” là một quần thể kiến trúc chùa chiềng, tượng Phật nằm ở dưới chân núi Hòa Sơn để cho người dân Đại An ngày ngày có thể thắp hương cầu nguyện. Dần dần, đây là nơi linh thiêng bậc nhất Đại An, khói hương nghi ngút, tấp nập người ra kẻ vào thường xuyên.
Nhưng rồi ngày rằm tháng 5 năm đó, sẽ là một ngày mà tất cả người dân Đại An sẽ mãi mãi không bao giờ quên và bí ẩn về “Thiên Đàng” và “Địa Giới” sẽ mãi là câu hỏi không lời giải đáp.
Một ngọn lửa thiêu rịu cùng lúc “Thiên Đàng” và “Địa Giới” trong cùng một đêm trước sự bàng hoàng và ám ảnh của tất cả những người chứng kiến hay là nghe kể lại buổi tối kinh hoàng ấy khi mà số người bị chôn vùi trong biển lửa ấy là hàng ngàn người cùng với hai công trình mang tính biểu tượng của Đại An.
“Điều tra!!!!!”
Thánh chỉ được ban xuống, bí ẩn “Thiên Đàng” và “Địa Giới” ngay lập tức trở thành đề tài nóng được bàn tán khắp Đại An và cũng là cái đích cuối cùng của “thần thám” trong thiên hạ nếu muốn lưu danh muôn đời. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở BÍ ẨN mà thôi.
Thành Phú Lâm
Tô gia
“Thiếu gia, thiếu gia. Lão gia về rồi.”
Tiếng gọi của A Phúc từ ngoài vườn hòa cùng với tiếng kiếm thanh thoát, dứt khoát của một thanh niên tuấn tú giữa sân vườn. Chàng trai trẻ ấy lướt đi uyển chuyển nhưng không kém phần mạnh mẽ, như hòa cùng với đường kiếm thành là một vậy.
Nhưng nghe tới tin lão gia Tô gia đã về tới phủ liền lập tức khiến chàng trai ấy khựng lại, và không những vậy, cậu còn có chút sợ hãi với điều đó. Có thể thấy, cậu trai trẻ này sợ cha của mình như thế nào.
“Tô Thanh.”
Sau đó là tiếng gọi ồm ồm, trầm trầm từ nhà trên nhà vang xuống. Đó chính là tiếng của Tô lão gia – Tô Giang. Người vừa trở về kinh thành Đại An sau khi đã cáo lão về quê sau nhiều năm làm quan trong triều đình.
Tô lão gia làm tới Thượng Thư Hình Bộ khi còn làm quan trong triều đình. Là một vị quan thanh liêm và được người người kính trọng, học trò của ông trải dài khắp từ Bắc chí Nam của nước Đại An và đâu đâu ông cũng nhận được sự tôn trọng từ người dân ở nơi đó.
Năm nay đã ngoài lục tuần, thấy mình không còn đủ sức cán đán nổi công việc trong triều đình nay lại thêm đại án “Thiên Đàng – Địa Giới” nên ông đã cùng với vợ của mình – Tô phu nhân trở về quê để dưỡng già.
Nhắc đến nhà họ Tô ở thành Phú Lâm này, không ai là không biết và không kính trọng nhà họ Tô vì Tô lão gia và Tô phu nhân. Họ có với nhau hai người con, một trai một gái, đó cũng là coi phước phần của nhà họ Tô.
Cô con gái lớn của Tô gia tên Tô Thiên, quanh năm sống trong nhà, phụ giúp mẹ quản lí Tô gia ở Phú Lâm, là một cô nương xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi họa và là con dâu mơ ước của các bà mẹ không chỉ trong thành Phú Lâm mà còn là cả Đại An.
Ngoài việc quản lí trên dưới Tô gia, Tô Thiên còn thường xuyên đi chùa cầu phước, mở kho thóc phát cho bà con nghèo hay người tị nạn đến thành Phú Lâm. Nên ngoài lão gia phu nhân nhà họ Tô thì họ còn tôn trọng cả cô con gái lớn này.
Người con thứ hai của Tô gia chính là Tô Thanh – chính là chàng trai múa kiếm lúc nãy trong sân vườn. Tô gia may mắn sinh được cô con gái tài sắc vẹn toàn thì cũng may mắn sinh ra được người con trai văn võ song toàn, có dũng có mưu, chưa kể nhan sắc cũng thuộc hàng đầu thành Phú Lâm.
Nhưng có điều, khác với người chị của mình, chàng trai Tô Thanh này không thích việc giam cầm trong nhà mà lại đam mê việc điều tra phá án các vụ án ở thành Phú Lâm và các vùng lân cận nên được mọi người đặt cho biệt danh “thần thám thành Phú Lâm”.
Tuy nhiên, trong mắt Tô lão gia đó lại là “lêu lỏng”, nên việc Tô Thanh “đam mê” phá án như vậy khiến cho Tô lão gia đương nhiên là không hài lòng và thường xuyên rày la cậu mỗi khi về nhà. Đó là lí do trong mắt Tô Thanh, cha của cậu lại đáng sợ đến như vậy.
“Cha.”
Tô Thiên ngay sau khi nghe thấy tiếng gọi của Tô lão gia liền lập tức xuất hiện, ôm chằm lấy cha mẹ của mình còn Tô Thanh lại tỏ ra rụt rè bất chấp người mà Tô lão gia muốn gặp nhất lại chính là cậu.
“Con chào cha.” – Tô Thanh có chút rụt rè.
“Thần thám thành Phú Lâm. Hay lắm. Mau quỳ xuống.”
Tô lão gia vừa trông thấy Tô Thanh thì liền lập tức tức giận, phạt quỳ cậu vì chuyện cậu suốt ngày “la cà” ở quan huyện để phá án điều tra. Điều mà Tô lão gia muốn ở cậu con trai duy nhất của mình chính là thi cử, làm quan vì dù sao học thức của Tô Thanh không đến nỗi nào nếu không muốn nói là nổi bật nếu so với những thiếu niên ở kinh thành.
“Ta nói con bao nhiêu lần rồi. Tại sao suốt ngày cứ cắm đầu vào mấy cái chẳng đâu vào đầu hết vậy. Giờ thì hay rồi, thần thần thám thám gì đó.”
Tô lão gia tuy tức giận những cũng không nặng lời mà quát mắng cậu con trai của mình vì có quát mắng thì cũng vậy. Tô Thanh cái gì cũng giỏi những giỏi nhất là ngỗ nghịch với Tô lão gia trong chuyện này.
Tô Thanh thì ngược lại, không nói gì cả, chỉ im lặng mà quỳ ở đó, lâu lâu ngẩng đầu lên nhìn Tô phu nhân và chị mình mà cầu cứu, nhưng bất lực vì trong nhà này ai cũng sợ tiếng nói của Tô lão gia.
“Lần này cha về đã bàn với mẹ con. Cha và mẹ sẽ sang nhà lão Trần, lo hôn sự cho con và con gái của lão Trần.”
Thì ra là vậy, lần này Tô lão gia về với mục đích đầu tiên là trói chân đứa con trai hư đốn của mình lại bằng mối hôn sự giữa Tô gia và nhà họ Trần cho Tô Thanh. Đương nhiên, sự bất ngờ là điều xuất hiện đầu tiên trong đầu Tô Thanh và dễ hiểu khi cậu kịch liệt phản đối mốn hôn sự này.
“Không, con không đồng ý, con không muốn lấy vợ. Mẹ, chị, hai người nói gì đó đi.”
Tô Thanh lập tức đứng dậy phản đối nhưng bất lực, cho dù có cầu cứu mẹ và chị của mình như thế nào đi chăng nữa. Tô lão gia đương nhiên là dứt khoát với quyết định của mình đã đưa ra từ trước đó.
“Tô đại nhân, Tô đại nhân.”
Nhưng ngay lúc này, phía ngoài cổng lại vọng vào bên trong tiếng gọi. Tiếng của quan thái giám trong cung cùng với thánh chỉ trên tay. Chỉ cần nhìn thấy hai thứ đó thôi, Tô lão gia dường như đã cảm nhận được điều gì đó không ổn.
“Cao công công. Hôm nay công công đến tệ xá có chuyện gì không?”
“Tô Giang, Tô đại nhân tiếp chỉ.”