Cái này thì cũng thôi đi, còn muốn nhà trai trợ cấp học phí cho Tiểu Bảo đến khi lên đại học, phía nhà trai vốn đã không hài lòng với cuộc hôn nhân này. Tất nhiên, họ sẽ không đồng ý yêu cầu này, chính vì những lùm xùm như vậy mà hôn sự của chị hai cô đã thất bại.
Sau một cuộc cãi vã với bố mẹ, Cải Phượng liền biến mất không có tung tích.
Chị cả biết chuyện thì chỉ biết khóc, trong khi đó Tống Đại Minh và Lý Quế Hương lại mắng chị hai là đồ vong ơn bội nghĩa, cũng chưa từng có ý định đi tìm cô ấy.
Tuy nhiên, vài năm sau, nghe một người đồng hương kể rằng ở gần một thắng cảnh nổi tiếng khắp Vân Nam, họ nhìn thấy Tống Cải Phượng đã kết hôn, sinh con và còn mở một quán trọ. Tuy nhiên không biết thật giả chuyện này thế nào.
Haiz, chị hai là người đầu tiên trong ba chị em nhìn thấy bộ mặt thật của hai chữ “người nhà” và chị ấy cũng đã dũng cảm đứng lên chống lại.
Thu Phượng vẫn còn đang mơ hồ: "Tết Nguyên Đán không về nhà sao? Lúc đó, nhà máy của em đã đóng cửa, em ở đây làm gì chứ?"
Cải Phượng cười toe toét: "Kiếm tiền đó!"
"Trong ký túc xá của em có 8 người, một nửa trong số họ đã quyết định sẽ không về nhà rồi. Em đã bàn với ba người còn lại Tết âm lịch sẽ đến chợ hoa mở quán hàng bán một số quần áo và giày dép của nhà máy! Năm ngoái có người đi chợ hoa mở quán, chỉ mấy ngày đã kiếm được hơn 2.000! Mỗi người hơn 2.000 lận đó. "
“Hơn 2000 tệ?”Thu Phượng ngẩn cả người.
Tống Chiêu Đệ vội vàng hỏi: "Chị hai, chị còn thiếu người không? Có thể cho em làm chung không?" Số tiền hiện tại của cô quá ít, sau khi trốn đi, ở đâu cũng đòi tiền ăn tiền ở, muốn tìm việc cũng cần tiền đặt cọc, nhất là khi cô bị ốm càng cần tiền hơn. Nhất định cô phải tiết kiệm thêm một ít.
Cải Phượng có chút xấu hổ: "Sợ năm nay e là không được. Năm sau, năm sau đi, chỉ có chị em chúng ta, không dẫn theo người khác!" Cô ấy nghĩ thầm, lúc này em gái mình làm sao có vốn liếng, còn không phải là để cô ấy trả sao, cô ấy chỉ làm việc bán thời gian, sao có thể đủ tiền để chia đều cho mọi người chứ?
Tống Chiêu Đệ vẫn không nản lòng, cho dù không cùng chị hai bán quần áo, bây giờ cô đã có vốn sẵn, không thể bán thứ khác sao?
Chợ hoa hội xuân ở thành phố G thực ra không chỉ bán câu đối Tết mà còn bán đồ ăn Tết, đồ ăn vặt, quần áo phụ kiện và nhiều thứ nữa. Cô có thể lập một quầy hàng để bán đồ ăn, ừm... Nấu đồ ăn trong ký túc xá, dù có thể làm được nhưng việc vận chuyển từ nhà máy đến chợ hoa vẫn là một vấn đề nan giải.
Ngoài chợ hoa còn có khu phố đại học. Đó cũng là nơi lý tưởng để kiếm tiền.
Khi Tống Chiêu Đệ thấy các nhóm công nhân xếp hàng để đánh số thẻ IC điện thoại, cô nghĩ, cô có thể đến văn phòng viễn thông ở trung tâm thành phố bên cạnh để bán sỉ một số thẻ IC điện thoại cho ký túc xá của trường đại học để đẩy mạnh sức tiêu thụ, phối hợp với các mặt hàng nhỏ khác.
Sinh viên đại học là những con cừu béo đáng yêu nhất. Họ không phải lo lắng về cuộc sống của mình, không tính toán chi ly về tiền bạc, hơn nữa không ít người cũng không có khái niệm gì về tiền và chưa hình thành thói quen tiêu tiền có kế hoạch.
Trước đây, cô mở một quầy hàng gần trường đại học, sau giờ tự học buổi tối, một vài căn tin ở trường đã không còn mở cửa, nhóm sinh viên đi học muộn về thường xuyên đến mua xuyến xuyến hương và lẩu cay của cô, nấu ba phần mì gói, cho một miếng giăm bông, xúc xích, thêm một quả trứng nữa, mỗi người một tô mì như thế chả tốn bao nhiêu tiền nhưng cô có thể kiếm thêm mấy trăm tệ. Đặc biệt là vào mùa đông thi cuối cấp, thư viện mở cửa thâu đêm, thời tiết càng lạnh thì học sinh càng muốn ăn, làm việc từ tối đến rạng sáng hai ba giờ có thể kiếm hàng trăm tệ một đêm, nhưng chịu lạnh chịu rét cũng không phải dễ.