Chương 16: Bán tem Hầu Phiếu

Lúc nhỏ, Trần Gia Hân không có sở thích nào khác ngoài sưu tầm tem. Trong những năm đầu tiên, cha của Vệ Trung đã tặng rất nhiều tem cho cô. Nhưng vài năm sau cô cũng ít gửi thư cho mọi người hơn, nên mấy con tem chỉ còn mang tính chất kỷ niệm. Căn bản Trần Gia Hân cũng không còn tâm tư để sưu tầm tem nữa.

Việc đổi tem lấy tiền là điều mà cô đã cân nhắc từ trước, mà đây là số tiền quang minh chính đại, cho nên cô chỉ cần suy nghĩ một chút là đã có thể giải quyết được vấn đề tài chính quan trọng nhất của gia đình. Việc dẫn theo Vệ Trung chỉ là để tìm một "nhân chứng" cho chính mình mà thôi.

Chợ đồ cổ nằm ở phía Tây Nam của thành phố, từ nhà Trần Gia Hân đi xe đạp mất hơn bốn mươi phút. Khi cả hai đi đến chợ đồ cổ, Vệ Trung đã mệt đến mức quần áo ướt đẫm mồ hôi.

Trần Gia Hân mua hai chai nước và đưa cho Vệ Trung một chai, sau đó hai người bước vào khu chợ.

Chợ đồ cổ rất lớn, ban đầu nơi này là một tòa nhà kiến trúc cũ, nhưng một nửa tòa nhà đã bị phá hủy. Bây giờ phần đổ nát đã được thu dọn sạch sẽ và làm thành một quảng trường nhỏ, để cho những người buôn bán đồ cổ dựng quầy hàng nhỏ trên mặt đất theo vị trí đã được trưởng chợ phân chia. Chủ quầy ngồi trên ghế đẩu nhỏ, trên tay thì cầm cái rương đựng đầy đồ cổ.

Hai người Trần Gia Hân không đến đây để mua đồ cổ, nên bọn họ chỉ đi theo dòng người một lúc rồi đến trước một "cửa hàng tạp hóa".

Cửa hàng tạp hóa này bán tất cả mọi thứ, bất kể loại nào, và chấp nhận mua mọi loại đồ vật có giá trị. Trần Gia Hân phải nghe Tống Kha giới thiệu thì cô mới biết có một nơi như thế này.

Sau khi bước vào của hàng, cô thấy rằng cửa hàng này tuy nhỏ với vẻ ngoài bình thường, nhưng thực sự bên trong có rất nhiều không gian. Hai bên tường dựng đầy đồ đựng bằng sứ, bằng gốm, bằng vàng, bằng bạc, đủ loại màu sắc. Chính giữa là quầy của chủ tiệm, phía sau là quầy kệ giống như cửa hàng đồ trang sức, có rất nhiều ô kính nhỏ ngăn cách nhau. Hầu hết bên trong ô kính nhỏ là các đồ vật bằng ngọc bích, chủ yếu là vòng tay.

Chủ tiệm đang thanh toán các khoản tiền, và bên cạnh ông ta là hai nhân viên đang chào khách. Ông ta ngẩn đầu nhìn lên và thấy Trần Gia Hân cùng với Vệ Trung bước vào với chiếc cặp trên tay, chủ tiệm lập tức tươi cười chào hỏi: “Hai bạn học nhỏ, muốn đến xem gì sao?”

Trần Gia Hân: “Chào chủ tiệm, cháu nghe các bạn cùng lớp nói ở đây mua tem phải không ạ?”

Chủ tiệm: “À, bác có, nhưng chỗ bác chỉ thu mua loại tem hiếm thôi, chứ bác không thu mua loại tem thường. Hầu hết những người thích tem đều lập nhóm để giao lưu trao đổi với nhau."

Chủ tiệm cũng không xem nhẹ những đứa trẻ, mà thậm chí ông ta còn yêu cầu bọn họ ngồi lại nói chuyện.

Nơi tiếp khách là một căn phòng nhỏ nằm phía sau quầy, có bốn chiếc ghế gỗ kiểu cũ đối diện với nhau, ở giữa có một chiếc bàn uống trà bằng gỗ.

Vệ Trung rất tự nhiên, thậm chí anh ta còn không biết động tay động chân như thế nào cho khách sáo, so với Trần Gia Hân còn tự nhiên hơn nhiều. Vệ Trung không nói nhiều mà liền lấy tập tem từ trong cặp ra và đặt lên trên bàn trà ngay bên cạnh chủ tiệm.

Hai người Trần Gia Hân tự mang theo nước uống nên chủ tiệm không rót trà cho bọn họ, ông ta chỉ yêu cầu nhân viên mang tới một đĩa bánh hạt đào cho hai người nếm thử.

Tập tem đã được Trần Gia Hân sắp xếp từ trước, chỉ là một tập nho nhỏ nhưng bên trong đó có không ít đồ tốt, và giá trị nhất là bốn con tem Hầu Phiếu.

Từ những năm 1980, những con tem in hình chú khỉ đã là báu vật được giới sưu tập tem săn đuổi. Trần Gia Hân cũng khá may mắn khi có được bốn tấm Hầu Phiếu này.

Chúng được cha Trần Gia Hân mua ở trung tâm bưu điện khi ông ấy đến tham gia một cuộc thi tại Bộ Thương mại vài năm trước. Ban đầu nó được mua để gửi thư, nhưng sau đó ông thấy con gái mình thích sưu tập tem, nên ông đã đưa tất cả những con tem của mình cho Trần Gia Hân. Cụ thể những con tem này có đáng giá hay không thì căn bản ông ấy không rõ ràng lắm.

Vào đời trước, Trần Gia Hân cũng không biết về chuyện này, chỉ đến khi cô học đại học và biết về chuyện đấu giá tem từ tin tức thời sự, lúc đó cô mới nhận ra mình đã bỏ lỡ một món tài sản.

Hầu phiếu rất quý giá, giá trị sau này cũng khá cao, nhưng đối với Trần Gia Hân mà nói, việc đổi nó thành tiền mới là lựa chọn thiết thực nhất, để cô có thể giải quyết tình trạng khó khăn hiện tại.

Và không ai biết rằng trong tay Trần Gia Hân đang có tài sản.

Chủ tiệm nhìn xem mấy con tem rất cẩn thận, sau đó ông ta nhìn chằm chằm vào bốn con tem Hầu Phiếu, nói: “Bốn con tem này còn được! Một tờ có giá 100 nguyên, nhưng mấy con tem của cháu quý hơn một chút, nên bác sẽ mua chúng với giá 500 nguyên."

Trần Gia Hân mỉm cười rồi nhận lại tập tem và cất đi, nói: “Cháu đã làm phiền ông chủ rồi!”

Sau đó cô kéo tay áo Vệ Trung và định rời đi.