Chương 14: Đừng cho mặt mũi mà không cần 1

Cơm dù dở đến thế nào cũng vẫn phải ăn, nếu không ăn thì cơ thể sẽ không chịu nổi.

Tô Từ miễn cưỡng ăn hết nửa cái bánh màn thầu đen, sau đó thêm hai củ khoai lang đỏ và một chút cháo rồi đặt đũa xuống.

Buổi trưa, Diệp lão nhị và Diệp An Quốc ở nhà nghỉ ngơi.

Đám con gái vẫn còn nhiều năng lượng chưa muốn ngủ, cho nên tranh thủ thời gian đi đến chỗ đập lúa phía đông thôn trang chơi nhảy dây, đá cầu hoặc chơi ném bao cát.

Diệp Tô Hồng lấy bao cát từ trong tay nải ra, lúc đi còn hỏi Tô Từ: "Mày đi không?"

Tô Từ không ngây thơ như vậy, tự nhiên lắc đầu nói không.

Mấy chị em biết cô vừa mới hạ sốt người còn yếu nên cũng tự mình cầm bao cát đi chơi.

Em trai út Diệp An Gia đương nhiên cũng thích chơi nên chạy theo bốn người chị gái, đôi chân ngắn nhỏ lon ton chạy theo sau.

Tô Từ ở trong nhà, Tô Hoa Vinh ngồi ở dưới cây táo thêu thùa, may vá. Cô nằm ở trong phòng, suy nghĩ mông lung.

Đương nhiên cũng chẳng phải nghĩ cao siêu gì, cô chỉ đang suy nghĩ xem nên làm gì để kiếm ít lương phiếu và tiền. Nếu ngày nào cũng ăn khoai lang đỏ và bánh màn thầu cao lương thì chắc chắn cô sẽ khóc mất thôi?

Thời gian nghỉ giữa trưa rất ngắn.

Sau khi hết giờ nghỉ trưa, Diệp lão nhị và Diệp An Quốc khiêng cuốc xẻng bắt đầu làm kiếm công điểm.

Đám con gái cũng từ ngoài sân phơi đi về nhà, rửa mặt qua loa rồi cõng theo giỏ mây, mỗi người một lưỡi hái mài trên đá mài cho bén rồi đi ra ngoài cắt cỏ, nhặt phân, kiếm củi.

Phân thu được từ cỏ đã cắt có thể cho lợn gà trong nhà ăn, bón cho cây, cũng có thể giữ lại đưa cho đại đội, để đại đội lấy cho gia súc ăn, hoặc là ủ phân. Như vậy cũng có thể kiếm thêm một ít công điểm phụ giúp gia đình.

Tô Từ vì đang còn yếu nên tất nhiên vẫn bị Tô Hoa Vinh bắt ở lại trong nhà nghỉ ngơi.

Tô Hoa Vinh cũng có rất nhiều việc trong nhà ngoài ngõ chưa làm xong, không phải đi chăm ruộng phần trăm thì cũng thêu thùa may vá, làm việc nhà, hoặc có khi đến giúp nhà Diệp lão đại.

Lúc Tô Hoa Vinh đi chăm ruộng phần trăm, Tô Từ cũng không ở nhà.

Cô đứng dậy đi ra ngoài, đi loanh quanh đại đội Hướng Dương, xem các thôn trang của đội sản xuất. Lúc cô đến đầu thôn Đại Hà còn nhặt hòn đá ở hai bên bờ sông ném vào trong nước, sau đó lại đi một vòng xung quanh đại đội.

Trong thôn ngoài thôn, khắp nơi đều là biểu ngữ cách mạng.

[Tất cả đảng phái phản động đều là cọp giấy] 

[Ngọn lửa cách mạng rực cháy trong tim] 

[Ủng hộ xã hội chủ nghĩa, phản đối tư bản chủ nghĩa] 

[Người gan dạ bao nhiêu, ruộng đồng mọc lên bấy nhiêu] 

[Nắm lấy cách mạng, đốc thúc sản xuất] 

[Giải phóng quân trường khoa nông nghiệp trường công nghiệp Đại Khánh] 

...

Tô Từ dạo quanh một vòng rồi quay lại, cô cảm thấy chỉ có thể dùng một từ để hình dung toàn bộ đại đội Hướng Dương, đó là 'xám xịt'.

Nhà tranh phòng ốc, không có nơi nào là không xám xịt.

Một màu xám xịt.

Đây là màu sắc đại diện cho cái thời đại này.

Nơi có màu sắc duy nhất chính là cánh đồng ruộng, từng mảng lớn màu xanh biếc, màu vàng óng, màu đỏ của hoa màu.

Toàn bộ huyện Phong Cốc không có lấy một đồng ruộng lúa nước. Hiện tại người ta không có gạo ăn, mà ngay cả lúa mì cũng không có bao nhiêu, trên mặt đất đều trồng cao lương, khoai lang, ngô, đậu nành. Đây là những loại cây nông nghiệp có sản lượng tương đối cao.

Cấu tạo và tính chất của đất đai kém nên sản lượng lúa rất thấp, nếu chỉ ăn bột mì thì không biết sẽ có bao nhiêu người chết đói.

Hiện tại công cụ sản xuất cũng cực kỳ lạc hậu, không có máy móc, tất cả chỉ dựa vào cái cuốc cái xẻng của người nông dân.

Mọi người đội nón lá tre khom người, mồ hôi dọc theo cánh tay ngăm đen tiến vào trong đất bùn.

Tô Từ ra ngoài dạo một vòng quay về thì mặt trời đã sắp nghiêng qua ngọn cây.

Tô Hoa Vinh ôm một bọc quần áo vào trong ngực, đang định đi ra ngoài thì nhìn thấy Tô Từ trở về. Bà vội nhét nó vào trong tay cô, rồi nói: "Con đi thêm chút nữa đi, đưa đến nhà bác cả con."

Tô Từ cúi đầu liếc nhìn quần áo trong lòng ngực, hơi ngẩn người.

Rất nhanh cô đã tìm được nội dung đó trong ký ức, những bộ đồ này là của nhà bác cả, lần nào bà nội cô cũng đều đưa quần áo nhà bác cả cho mẹ cô, Tô Hoa Vinh giặt.