Vì giữa phòng tắm và nhà vệ sinh có độ cao chênh lệch nhau hai mét, rãnh nước cũng đào theo hướng dốc xuống nên cũng không cần lo về vấn đề nhà vệ sinh bị tắc.
Làm như vậy thì nhà vệ sinh ở cách xa, phòng tắm trong nhà cũng sẽ không bị dính mùi.
Xây cống thoát nước cũng khá dễ dàng, Chu Văn Quốc chỉ làm một ngày là xong, sau đó liền bắt đầu sửa phòng tắm bên trong.
Sửa phòng tắm cũng khá đơn giản.
Trước tiên chia phòng tắm làm đôi, xây một bức tường ở giữa để ngăn cách hai gian rồi làm một cánh cửa nhỏ để đi lại. Gian bên trong lại làm thêm hai cái bồn cầu để thuận tiện cho hai người có thể sử dụng cùng một lúc.
Còn cánh cửa nhỏ này, Hứa Thiến định sau này sẽ treo một tấm rèm trên khung cửa, che lại một chút.
Sau đó chính là đến phòng tắm bên ngoài, cô xây một bệ rửa mặt, bên góc phải còn để lại một khoảng trống lớn để đặt bồn tắm.
Nếu muốn tắm thì đóng cửa lớn bên ngoài, sau đó có thể tắm trong bồn tắm, sau khi tắm xong, nước trong bồn tắm cũng có thể đổ luôn xuống đất.
Vì bồn cầu xây thấp hơn so với bên ngoài, tức là thấp hơn mặt đất ở bên phòng tắm nên nước tắm dùng xong có thể đổ trực tiếp xuống đất để tiện thể dội bồn cầu luôn.
Để xây phòng tắm này, Hứa Thiến đã phải dùng khá nhiều xi măng, bệ rửa mặt và bồn cầu cô còn ốp gạch men, nhìn qua trông rất sạch sẽ và gọn gàng.
Cô rất hài lòng nhưng bà Chu lại thấy là cô đang rảnh rỗi quá nên tự tìm thêm việc để làm. Chỉ là một cái nhà vệ sinh thôi mà xây còn đẹp hơn cả phòng ngủ làm gì, đến nỗi bà ta còn có thể trải chiếu ngủ luôn ở đây được ấy chứ.
Nghe bà ta nói vậy, Hứa Thiến thầm cảnh giác trong lòng. Xem ra sau này cô vẫn nên cố gắng hạn chế dẫn người thân bạn bè của mình về nhà.
Phòng tắm xây đẹp, bếp cũng không kém. Hai bếp nấu cơm với bàn thái rau cô đều xây bằng gạch, bên trên cũng đều ốp những mảnh gạch vỡ.
Bếp nấu đặt ở giữa nhà, xây sát tường. Trước bếp nấu là bàn thái rau, bàn này cũng được xây sát tường, dài khoảng hai mét.
Bên cạnh bàn là chỗ để chum nước. Tiếp đến xa hơn một chút, ở một góc khác là để thùng gạo, thùng bột. Hứa Thiến còn định sau này sẽ để một cái tủ bát ở đây.
Rồi đến chỗ sát cửa, chỗ đó khá rộng, cô định để một cái bàn thấp, rồi để bốn cái ghế đẩu. Khi nào ít người thì có thể ăn cơm luôn trong bếp.
Nhà xây gần xong là bắt đầu phải đi đóng các đồ dùng trong nhà. Hứa Thiến đã bỏ ra bảy tám chục đồng để mua một ít gỗ, rồi nhờ thợ mộc họ Lý trong thôn đóng giúp.
Đầu tiên cô đóng bốn cái giường gỗ, hai cái bàn vuông một cái lớn một cái nhỏ, một cái mặt bàn tròn để khi nào đông người mà bàn vuông không đủ chỗ ngồi thì có thể thay bằng mặt bàn tròn, như vậy thì có thể ngồi thêm được vài người.
Sau đó đóng mười lăm cái ghế dựa, bốn cái ghế đẩu, một cái tủ bát, một cái bàn trang điểm, bốn cái tủ đứng cao để treo quần áo. Thêm bốn cái tủ gỗ lớn để đựng lương thực.
Thợ mộc họ Lý cùng hai người con trai làm, tốc độ không cũng nhanh lắm, đến khi đóng xong đồ đạc thì cũng đã là tháng năm.
Lúc này nhà tường đất bên sườn núi cũng đã khô.
Sau khi sửa xong bếp, Hứa Thiến thấy còn thừa một ít xi măng, thế là cô ra bờ sông nhặt một ít đá phiến, đá cuội, mang về xếp đầy cả căn nhà.
Sau đó đổ xi măng trộn với cát xanh vào các khe hở của đá, rồi dùng tay vuốt phẳng để ốp xuống nền đất. Vì xi măng hơi ít nên chỉ có phòng ngủ của cô là nền xi măng. Ba phòng ngủ còn lại đều là nền đất.
Nhưng ba cha con nhà họ Chu giẫm lên đất rất chắc chắn, cũng không dễ bị bụi bẩn nên Hứa Thiến cũng không để ý.
Về phần trang trí tường, thời đại này người ta thường quét vôi rồi dán những tờ báo giấy lên, Hứa Thiến không thích kiểu này.
Thế là cô mua một ít keo bột trộn lẫn vào vôi. Vì kiếp trước cô làm về kiến trúc nên rất rõ tác dụng của việc trộn keo bột với vôi.
Một là có thể làm tăng thêm độ trắng, nếu để nguyên vôi nguyên chất quét lên thì sẽ có màu trắng xám không đẹp, còn thường xuyên bị bong tróc.
Hai là keo bột có tác dụng làm đặc thêm, tăng độ kết dính, dùng nó để quét tường sẽ không bị bong tróc, còn có tác dụng chống ẩm hiệu quả. Nếu thêm keo bột vào để quét lên tường thì ít nhất trong vòng ba năm, tường sẽ không bị bong tróc.