Theo cách tính cân lượng hiện nay thì một trăm gram là hai lạng, ba mươi thỏi bạc hai lạng, tức là sáu mươi lạng bạc.
Tất nhiên, mỗi triều đại khác nhau thì cân lượng cũng khác nhau.
Nhưng chênh lệch không lớn lắm, sức mua của bạc cổ đại vẫn rất mạnh.
Mang theo sáu mươi lạng bạc, cho dù xuyên không về cổ đại thì cô cũng không sợ.
Ngay cả khi không xuyên không về cổ đại mà đến thời dân quốc, cô cũng có thể dùng bạc để đổi lấy đại dương, bạc ba chín, độ tinh khiết rất cao, đổi được năm mươi đồng đại dương, chắc là cũng được.
Mua bạc xong, Hứa Khiêm lại mua năm mươi viên ngọc trai, ngọc trai nước ngọt nuôi nhân tạo, mặc dù kích thước khá lớn nhưng giá lại không đắt, năm mươi viên chỉ mất một nghìn tệ.
Nếu ở thời xưa, năm mươi viên ngọc trai nước ngọt này chắc chắn có giá trị hơn ba mươi thỏi bạc.
Thời xưa không chỉ ngọc trai có giá trị mà lưu ly cũng rất có giá trị, điểm này, đương nhiên Hứa Khiêm sẽ không quên.
Vì vậy, cô cũng đặt mua một số đồ thủy tinh nghệ thuật có kiểu dáng độc đáo. Hai con ngựa phi nước đại, hai con cóc và hai con sư tử.
Còn có một số cốc pha lê tinh xảo, một số chiếc gương không có bất kỳ họa tiết trang trí nào, đến lúc đó gắn vàng bạc lên, điểm xuyết thêm một số đồ trang sức, là có thể bán được giá cao.
Sau khi đặt hàng xong, Hứa Khiêm lại nghĩ đến, nếu không xuyên không về thời xưa mà quay trở lại những năm năm mươi sáu mươi, thời kỳ vật tư khan hiếm thì phải làm sao?
Không thể mua đồ tùy tiện, cần có phiếu vải, phiếu đường, phiếu công nghiệp, v.v., vì vậy cô thấy rằng cũng cần chuẩn bị một số loại phiếu, dù sao không gian của cô chỉ lớn bằng một phòng khách.
Cô muốn mang vào nhiều thứ, vì vậy chỉ có thể chọn những thứ quan trọng nhất để mang vào, những thứ có thể mua được sau này, cô không muốn mang quá nhiều vào, lãng phí không gian.
Những loại phiếu của vài chục năm trước, ngày nay vẫn rất dễ kiếm, chỉ cần tìm trên mạng là có rất nhiều cửa hàng sưu tầm.
Tám chín phần mới, một trăm tệ có thể đổi được vài trăm tờ, Hứa Khiêm chủ yếu đổi phiếu lương thực dùng chung toàn quốc.
Ngoài ra, cô cũng đổi khá nhiều phiếu đường, phiếu thịt, phiếu vải, phiếu công nghiệp, thậm chí cả phiếu xe đạp cũng đổi hơn chục tờ.
Đổi phiếu trên mạng xong, cô còn định đổi một ít tiền giấy phiên bản thứ ba, tiền giấy phiên bản thứ tư được phát hành vào năm tám bảy, lúc đó đã có thể kinh doanh rồi, không cần đổi.
Những tờ đại đoàn kết sưu tầm được, giá cả cũ mới không giống nhau, càng mới càng đắt, cũ thì đương nhiên rẻ hơn.
Vì vậy, cô chỉ đổi năm mươi tờ tám chín phần mới, năm phần mới thì đổi ba trăm tờ, cộng với tiền đổi phiếu, tổng cộng hết hai mươi nghìn.
Nghĩ lại, những năm đó, tam chuyển nhất hưởng (*) có những gì?
(*) Tam chuyển nhất hưởng hay còn gọi là tứ đại kiện là một thuật ngữ của người Trung Quốc vào cuối những năm 1950, để chỉ 4 món đồ gia dụng mà đất nước lúc bấy giờ có khả năng sản xuất và gia đình nào cũng muốn sở hữu. Bốn vật dụng trong nhà là: một chiếc đồng hồ, một chiếc xe đạp, một chiếc máy khâu và một chiếc radio.
Sau đó Hứa Khiêm lại mua mười chiếc đồng hồ trên mạng, hiệu Thượng Hải, kiểu cũ, giống hệt như trước đây.
Hai chiếc đồng hồ nữ, tám chiếc đồng hồ nam, thứ này không chiếm chỗ, vừa có thể tự đeo, vừa có thể đổi được một số thứ.
Một số đồ vật lớn khác đều quá chiếm chỗ, cô có tem phiếu, trong túi có tiền, nếu thực sự quay về quá khứ, cô có thể mua, không gian vẫn nên để những thứ khác thì tốt hơn.
Nếu xuyên không đến cổ đại thì không cần tiền nữa.
Tuy nhiên, cô vẫn cần mua một số sách, nông cụ, hạt giống, nồi sắt, dao thái, dao chặt củi các loại.
Sách chủ yếu là sách về nông nghiệp, bách khoa toàn thư thủ công, sách y học Trung Quốc, hạt giống chủ yếu là ngô, khoai tây, khoai lang, những loại lương thực năng suất cao, ngoài ra còn có một số loại khác.
Những thứ này đều không đắt, Hứa Khiêm mỗi thứ đều mua một ít, tổng cộng chỉ hết ba nghìn tệ.