Chương 4: Về nhà mẹ đẻ 1

Huyện Vu nước nhiều, hầu hết thôn trang và thị trấn ở đây đều xây dựng ở gần nước. Thời đại này ở quê vẫn chưa mở đường, dân làng ra ngoài gần như đều đi bằng đường thủy. Thuyền nhỏ thuyền lớn ngoằn ngoèo đong đưa chầm chậm trên mặt hồ nhỏ, trên chuyền đánh cá có thể nhìn thấy chim Ưng Biển đang nhắm mắt nghỉ ngơi. 

Nhà mẹ đẻ Ninh Hương và nhà họ Giang cách nhau hai thôn, trong tay cô không có thuyền, tất nhiên không đi đường thủy về nhà mà là xách túi giẫm trên con đường đất vàng, đi qua làng mạc, đi qua cánh đồng, đi qua cầu đá đếm không hết, chân bước về nhà.

Cô thu dọn hành lý quay về nhà mẹ đẻ, tất nhiên không phải vì giận dỗi mà chỉ đơn giản là để tỏ thái độ cùng đứa con riêng Giang Ngạn.

Đời trước sau khi cô nhắm mắt ra đi, hồn phách đã du đãng ở thế gian rất nhiều năm. Cô nhiều năm như một ở trong lớp học, có kiến thức văn hóa cơ bản, cũng đã thấy thế giới to lớn, sau khi được mở rộng tầm mắt, tư tưởng cũng xảy ra thay đổi nghiêng trời lệch đất.

Cũng do sự thức tỉnh trong tư tưởng, cô mới triệt để hiểu ra, cuộc đời của cô đã sống nực cười biết bao. Bị vô số xiềng xích tình thân, đạo đức trói buộc, vô tư cống hiến hết cuộc đời mình, đến cuối cùng lại trở thành người không có giá trị nhất, không được chấp nhận nhất của gia đình, thậm chí của cả xã hội.

Vậy nên khi hồn phách du đãng, cô đã nghĩ-------nếu như có thể sống lại lần nữa, cô quyết sẽ không đi lại con đường cũ!

Nếu đã thật sự quay về khi còn trẻ, vậy lần này cô đương nhiên sẽ nắm chắc cuộc đời của cô trong tay.

Đời này, cô phải chặt đứt tất cả xiềng xích đã trói buộc cô, sống vì mình!

Cô sẽ không làm mẹ kế của Giang Ngạn, Giang Nguyên và Giang Hân nữa, ba đứa nhỏ của nhà họ Giang đó đứa này khốn nạn hơn đứa kia, lúc nhỏ vừa nghịch vừa hư, nhất là đối xử với mẹ kế là cô đây rất ác ý, tốn tâm tư thời gian dạy dỗ bọn họ không bằng dành thời gian làm giàu cho bản thân.

Cô sẽ không tiếp tục treo “dịu dàng hiền thục” trong đầu đi hầu hạ bà mẹ chồng xảo quyệt Lý Quế Mai đó nữa.

Đương nhiên, cũng sẽ không tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân bất bình đẳng này với Giang Quế Hải, cam lòng làm “vú em” làm mụ già, hi sinh cống hiến cả nửa cuộc đời còn lại của cô cho nhà họ Giang, mà bắt đầu từ lúc cô vào nhà họ Giang cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ngay cả một câu tức giận cũng chưa từng nói qua.

Đời này, cô muốn thẳng lưng mà sống!

Tục ngữ nói, bắt người tay ngắn cắn người miệng mềm, dựa vào đàn ông nuôi sống thì có thể sống thoải mái như nào được? Rất nhiều đàn ông không có trái tim, phụ nữ cho dù có hi sinh cho gia đình cho con cái nhiều hơn đi nữa thì trong mắt bọn họ cũng chỉ là làm mấy việc lặt vặt không có giá trị.

Không chỉ trong mắt những người đàn ông, mà ngay cả trong mắt rất nhiều phụ nữ cũng không thừa nhận giá trị nội trợ gia đình này. Tự thân phụ nữ cũng coi thường phụ nữ, coi sự hy sinh cho gia đình của phụ nữ không đáng một đồng, chỉ một lòng ca tụng giá trị của đàn ông.

* * * 

Ninh Hương không quay đầu bước nhanh về nhà, vừa đi đến cửa thôn đúng lúc gặp Ninh Lan vừa đi cắt cỏ heo về.

Ninh Lan là em gái của Ninh Hương, xếp thứ hai trong nhà, năm nay đang học lớp 11, đến cuối năm sẽ tốt nghiệp. Cô ấy cắt cỏ heo ướt hết quần, ống quần xắn đến trên đầu gối. Tay áo cũng xắn lên rất cao, trên mép áo còn dính mấy cái lá bèo.

Nhìn thấy Ninh Hương, mắt cô ấy sáng lên, trên lưng đeo giỏ trúc, trong tay cầm muôi vớt vui vẻ tiến lên gọi cô: “Chị, sao chị lại về vậy?”

Ninh Hương cười nhẹ một cái, “Đụng vào góc bàn.”

Trong mắt Ninh Lan hiện lên đau lòng, “Đang tốt lành sao lại đụng phải góc bàn?”

Trải qua một đời quay lại nhìn Ninh Lan thời còn trẻ, loại cảm giác này quả thực rất kỳ diệu. Ninh Hương cũng cảm thấy lòng của mình đã không thể nhiệt tình nổi nữa, cũng không muốn cố tình giả vờ thân thiết, chỉ là vẫn cười nhẹ nói: “Về nhà trước.”

Ninh Lan nhìn Ninh Hương nhiều một cái, cảm thấy chắc là cô ở nhà chồng chịu uất ức cho nên tâm trạng không tốt. Lúc thường Ninh Hương nói chuyện giọng điệu và ánh mắt đều vô cùng nhiệt tình dịu dàng, dịu mềm như nước mùa xuân. Có thể làm cho cô biến thành như bây giờ thì chắc do chịu không ít uất ức.