Một tòa bách hóa của Thượng Hải.
Cho dù là ở trong gió rét, trước cửa cửa hàng bách hóa vẫn người đến người đi, trên đường phố toàn là tiếng còi xe, rõ ràng không có mấy chiếc xe, tiếng kèn lại vô cùng vang dội, đó là bởi vì dòng người và xe cùng hòa lẫn vào nhau.
Triển Ngải Bình vừa mua hai đôi giày da, chọn mấy cuộn vải, tìm một thợ may làm mấy bộ quần áo, thợ may vừa cảm thán trời lạnh mà cô tới may quần áo mùa xuân mùa mùa, vừa tiếc nuối nói: "Đồng chí nữ vóc người của cô đẹp lắm, vào những năm trước đây, may mấy bộ sườn xám hẳn rất đẹp."
Hồi đó vào thời đại năm mươi, sáu mươi, sườn xám vẫn là trang phục thịnh hành, phụ nữ trong thành phố dù bao nhiêu tuổi, trong tủ treo quần áo cũng luôn có mấy bộ, những năm trước vô cùng ầm ĩ, sườn xám cũng không còn ai mặc nữa.
"Có phải là sang năm phải xuống nông thôn làm thanh niên trí thức không, rất nhiều thanh niên trí thức đều đến Điền Nam, ở đấy cũng không có mùa đông, áo bông dày cũng bị mất tác dụng…"
…
Hai ngày nay, Triển Ngải Bình mua không ít hành lý đựng đồ nhỏ, đồ to, một ít thuốc bắc, đến tiệm sách Tân Hoa mua không ít sách cho em trai, cô còn mua bánh kẹo cưới, bánh ngọt… Sau đó nghĩ vẫn nên may mấy bộ quần áo cho mình.
Con người vẫn phải chưng diện một chút, ai nói sức mạnh và xinh đẹp không thể nắm giữ cùng lúc?
Cố Thịnh còn không thường xuyên thấy dáng vẻ lúc cô mặc váy.
Vóc người của cô vẫn luôn gìn giữ rất tốt, lúc còn trẻ càng lung linh hấp dẫn, da dẻ căng mọng đàn hồi, tay chân và vòng eo đều cực kỳ mảnh khảnh nhưng lại ẩn giấu cảm giác mạnh mẽ.
Thợ may đo đạc cho cô tỉ mỉ, trong miệng lại liên tục than thở, Triển Ngải Bình xác định thời gian lấy hàng với bà ấy xong thì mặc áo khoác vào. Cô vừa đi ra khỏi tiệm may, một vài người đàn ông trẻ tuổi trên đường đều không nhịn được nhìn về phía cô.
Lúc đi ngang qua hẻm nhỏ, còn có mấy người huýt gió với cô.
Tuy rằng lúc này hoàn cảnh nghiêm ngặt, vô cùng đè nén, sự gia tăng những kẻ dưới đáy xã hội cũng càng nhiều, trong góc tối chưa bao giờ thiếu lưu manh, bấy giờ vừa không có hệ thống giám sát quản lý, nếu không bắt được ngay tại chỗ, có nhân chứng vật chứng thì căn bản không làm gì được.
Triển Ngải Bình liếc mắt khiêu khích người kia một chút, tên đàn ông không nghĩ tới cô phản ứng như thế, bị sự tàn nhẫn trong mắt cô dọa sợ hết hồn, lảo đảo lui về phía sau hai bước, xám xịt chạy đi.
Những tên lưu manh đều chỉ biết bắt nạt kẻ yếu, càng nhìn thấy phụ nữ khiếp đảm, kinh hoảng và sợ sệt, bọn họ lại càng hưng phấn.
Triển Ngải Bình rút tiền trong sổ tiết kiệm, lại đi mua hai chiếc đồng hồ đeo tay, một thô to một tinh tế, dây đeo màu bạc, khay tròn, kim dây màu vàng nhạt, cô không chọn những cái hoa hòe hoa sói, chỉ là mặt đồng hồ đơn giản rõ ràng.
Đương nhiên, thời đại này đồng hồ đeo tay chỉ có một kiểu, cũng không hoa hòe hoa sói gì, khá là "đẹp đẽ", chỉ là bên trong mặt đồng hồ có in chân dung danh nhân, còn viết một câu khẩu hiệu màu đỏ "Vì nhân dân phục vụ".
Một chiếc đồng hồ đeo tay cho Cố Thịnh, một chiếc cho mình, Triển Ngải Bình đeo ở cổ tay, lúc trước cô đã quen bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cũng lấy điện thoại di động xem thời gian, bấy giờ không có điện thoại di động, chỉ có thể giơ cổ tay xem đồng hồ.
Đồng hồ đeo tay là một trong "bốn món lớn" thịnh hành lúc kết hôn của thời đại nà, ba chuyển một vang, ngoài ra còn có máy thu thanh, xe đạp và máy khâu.
Trong bốn món lớn, máy khâu không cần phải mua, đồng hồ đeo tay, máy thu thanh và xe đạp vẫn cần, Triển Ngải Bình đổi phiếu xe đạp với người ta, dự định sau này giữ lại lúc ổn định nhà cửa thì mua, máy thu thanh thì chờ cửa hàng bách hóa nhập hàng mới rồi mua.
Máy thu thanh giống điện thoại di động, mua mới không mua cũ, còn phải chọn loại mới tốt.
Vốn dĩ đa phần bốn món lớn kết hôn nên do nhà đàn trai mua, biếu tặng cho nhà gái, nhà trai mua một hai món, gia đình nhà gái lại mua một cái máy khâu làm của hồi môn, nhưng trường hợp của cô và Cố Thịnh…
Triển Ngải Bình dự định tự mình mua, cả đời có thể kết hôn mấy lần? Cảm giác nghi thức nên có dù sao cũng phải có, coi như "cô" cưới "anh" là được rồi.
Bất kể là thời đại nào, người bỏ tiền mới là đại gia.