Chương 2: Luyện tập và thành quả

Chương 2: Luyện tập và thành quả

Nói là sẽ kiểm soát dị năng nhưng Hải biết việc đó không hề dễ dàng, giờ đang là kỳ nghỉ hè nên đây là thời điểm tốt nhất để tập luyện kiểm soát dị năng này. Còn gần 3 tháng cho đến hết kỳ nghỉ hè, hắn bắt đầu lên một mục danh sách thông tin về dị năng của mình:

1. Điều kiện, cách sử dụng: chưa biết, hiện tại là ngẫu nhiên.

2. Phạm vi sử dụng: chưa biết.

3. Mất kiểm soát khi: quá nhiều suy nghĩ của người khác chảy vào não bộ.

Vì mục số 3 nên điều kiện lý tưởng để luyện tập nhất là khi xung quanh chỉ có một người.

- Quá phù hợp rồi, có lẽ mình sẽ tập luyện thử đọc suy nghĩ của bà nội trước.

Hải thầm nghĩ.

3 tháng sau.

Trong 3 tháng này số lần mất kiểm soát của Hải đã đến 10 lần, trước khi luyện tập thì trong 2 năm gần nhất số lần mất kiểm soát của Hải chỉ có chưa đến 10 lần/năm. Bà của Hải đã lo lắng về điều đó nhưng Hải chỉ an ủi rằng:

- Cháu không sao, cháu sẽ ổn thôi!

Bà cũng nhận thấy sự thay đổi của Hải, đứa cháu của bà có tinh thần hơn, không còn thấy ủ rũ như trước, hay chơi trò đoán bà nghĩ gì mà lần nào nó cũng làm bà bất ngờ vì nó đoán đúng. Đáp lại sự ngạc nhiên ấy, hắn chỉ cười lém lỉnh đáp:

- Cháu là cháu trai bà mà! Cháu hiểu bà nhất còn ai vào đây nữa!

Lâu rồi bà mới thấy nét tinh nghịch quay trở lại với cháu của bà, bà đã lo rằng tần suất bạo bệnh tăng sẽ làm cháu bà suy nghĩ tiêu cực đi. Nhưng không, cháu bà dạo gần đây tinh thần rất tốt. Người ta nói tâm sinh tướng quả thật không sai điều đó còn thể hiện rõ trên khuôn mặt, nét ủ rũ đã không còn thay vào đó là nét tươi tắn đúng với tuổi mà cháu bà nên có.

Hôm qua là ngày cuối cùng tập luyện, Hải mỉm cười sau khi hoàn thành bảng tổng kết sau quá trình luyện tập:

1. Điều kiện kích hoạt: Mong muốn, khao khát đọc được suy nghĩ ai đó.

2. Điều kiện sử dụng: Nhìn tập trung vào người muốn đọc suy nghĩ.

3. Thời gian sử dụng: Không nên đọc suy nghĩ của một người quá 30 phút, nếu không sẽ dẫn đến cơn đau đầu nghiêm trọng.

4. Phạm vi sử dụng: Chỉ nên sử dụng lên một người, phạm vi không quá 10m. Nếu không rất dễ bị mất kiểm soát.

Để đổi những dòng chữ ngắn ngủi này Hải đã phải chịu không ít khổ cực. Rất may công sức của đã được đền đáp, hắn đã hiểu thêm về dị năng của mình, không còn sợ sệt nó như trước nữa.Một điều đáng tiếc là mặc dù việc luyện tập đang tiến triển tốt nhưng hắn đành phải tạm dừng lại vì năm học mới đã bắt đầu. Đây là năm học cuối cùng của cấp hai, sau đó là thời điểm hắn phải thi vào trường cấp 3 với mục tiêu là trường THPT chuyên của tỉnh. Vì vậy việc học là ưu tiên hàng đầu lúc này.

Cứ ngỡ rằng việc kiểm soát dị năng đã tốt lên thì cả năm học này sẽ không còn bị mất kiểm soát nữa. Nhưng sự đời khó mà lường trước được, việc kiểm soát dị năng ở nơi đông người không hề dễ như trong khi một mình ở nhà cùng bà nội. Học tập cường độ cao khiến Hải bị stress, ở trường não bộ phải tiếp thu rất nhiều lượng kiến thức khác nhau đã rất mệt rồi về nhà lại học rất khuya nữa.

Chỉ 2 tháng sau khi bắt đầu năm học mới, cả trường lại được phen náo loạn vì “Hải điên” lên cơn.

Từ sau sự việc đấy Hải đã rút ra được bài học lớn

- Học tập quan trọng nhưng không được để não bộ quá tải vì chuyện học hành được.

Hắn thầm nghĩ.

Sau khi tham khảo trên mạng, Hải xây dựng một thời gian biểu học tập và sinh hoạt khoa học hơn, rồi điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân nhất. Kết quả là hết năm học lớp 9, hắn đã đỗ vào được trường THPT Chuyên của tỉnh.

Cái tin Hải đỗ vào trường THPT Chuyên của tỉnh khiến bà nội vui và phấn khởi lắm. Bỗng dưng cả làng hắn đang sống phen chấn động. Một đám người túm tụm lại:

- Thằng Hải điên nó đỗ trường chuyên của tỉnh đấy!

- Thật hả? Bà không nghe nhầm chứ? Hải điên mà đỗ được trường chuyên tỉnh á?

- Phải trường chuyên không đấy? Trường đấy chỉ lấy mấy thằng giỏi nhất thôi. Hay bà cũng bị điên nên nghe nhầm rồi?

- Có mà ông bị điên ấy! Tin xịn của người ta nghe từ chỗ thầy Tài dạy ở trường cấp 2 thằng Hải ở làng bên đấy. Tôi hỏi kỹ lắm không sai được. Tôi thấy bảo là cả năm lớp 9 nó lên cơn đúng một lần đầu năm học thôi. Chắc bà Hiền ăn ở tốt được trời thương nên cho thằng cháu khỏi bệnh.

- Cả làng mình đã có ai đỗ cái trường ấy bao giờ đâu, tưởng nó không bị học sinh trung bình hoặc đúp là may rồi, ai ngờ cũng học được thế hả? Mẹ nó thằng này khá, không uổng công cả làng này cứu mày bao nhiêu lần.

- Hứ! Chục năm trời chả thấy khỏi, có cứt mà khỏi được, lâu thêm tí thôi, vớ vào trường học được mấy hôm người ta lại đuổi về.

- Bà im mồm đi, đừng có mà độc mồm.

- Kệ đấy tôi cứ, nói để tôi chống cái mắt lênnn… ư…ư , mở tay ra để bà mày nó..óiii…

Đang gân cổ lên đôi co với lão Lý thì mụ Thẩm bị mấy người bị mồm lại.

- Bà ngậm mồm vào, bà Hiền đang tới kìa.

Thấy bà Hiền đi qua mụ Thẩm nhanh nhảu kéo bà Hiện lại.

- Bác Hiền, cháu nghe người ta đồn bậy bạ thằng Hải nhà bác đỗ trường chuyên tỉnh, làm sao đỗ được phải không bác?

Dù không vui nhưng bà Hiền cũng không chấp mụ Thẩm làm gì vì bà biết mụ ta độc mồm nhất làng rồi. Hàng xóm láng giềng mấy chục năm trời nên bà cũng không thèm giận mụ làm gì mà chỉ đánh ghét cái nhẹ, rồi nhẹ nhàng nói.

- Bậy nào, thằng Hải cháu tôi đỗ trường chuyên trên tỉnh, có giấy báo trúng tuyển gửi về nhà hẳn hoi.

Mụ thẩm mắt tròn xoe như vẫn chưa chấp nhận nổi sử thật, nhưng mụ biết bà Hiền chả bao giờ đi nói dối lấy oai nên đành bẻ lái chữa ngượng.

- Thằng cháu trai đỗ trường xịn thế mà lại không thấy bác bảo gì để tụi cháu đoán già đoán non, bác Hiền giấu ghê thế!

- Úi giời, mụ nghĩ bác Hiền cũng thích khoe khoang như mụ đấy!

- Hứ!

Bà Hiền chỉ đành cười trừ rồi chào tạm biệt đám người nọ.

Haizz! Tối nay dự là bao nhiêu gia đình trong cái làng này cơm chẳng lành canh chẳng ngọt đây, ca vang bài ca con nhà người ta thì sao cơm ngon cho được :v. Ngoại trừ một nhà vẫn còn đang vang lên tiếng cười nói. Chính là nhà của “con nhà người ta” gây nên sóng gió tối nay. Bà Hiền từ hôm biết tin thằng cháu đỗ trường chuyên của tỉnh thì vui lắm, thầm cảm ơn tổ tiên phù hộ. Nhưng nghĩ đến cháu trai sắp tới phải sống xa mình, lòng bà chợt cảm chút lo lắng.

- Sắp tới cháu phải chuyển vào ký túc xá trường mới rồi, tiếc là bà già rồi, không theo cháu được. Nhớ phải chú ý chăm sóc bản thân đấy nhé!

- Bà đừng buồn cháu sẽ cố gắng thường xuyên về thăm bà mà! Chả phải bố lần trước vừa mới mua chiếc điện thoại để bàn sao? Cháu sẽ mượn điện thoại ai đó thường xuyên gọi về cho bà.

- Nhớ thường xuyên gọi cho bà đỡ nhớ nha!

- Vâng ạ!

Bà Hiền lòng cảm thấy ấm áp dù biết rằng Hải chỉ đang an ủi bà mà thôi. Bà biết chữ “cố gắng” ấy có biết bao khó khăn. Lịch học của trường cấp 3 kéo dài từ thứ 2- 7, quãng đường di chuyển từ nhà đến trường lại không hề ngắn.

Trường THPT Chuyên của tỉnh nằm ở thị xã cách cái làng nhỏ này tận 50km. Do quá xa nên Hải chỉ còn cách đăng ký vào ở kí túc xá của trường. Là trường có chất lượng đào tạo tốt nhất của một tình vùng núi phía bắc, mỗi năm nhà trường lại đón nhận một lượng học sinh từ khắp nơi trong tỉnh, việc có một kí túc xá cho các học sinh xa trường là một điều hiển nhiên.

Dù không muốn sống xa bà nội nhưng Hải biết rằng việc học ở đây là một điều cần thiết cho việc thi đỗ vào một trường đại học tốt. Từ tỷ lệ đỗ đại học của học sinh cho đến chất lượng giảng dạy của giáo viên đều là tốt nhất tỉnh. Hắn có một hy vọng sẽ có thể tìm được những người bạn thật sự nơi đây. Trường cấp 2 ở xã mà hắn theo học trong vài năm gần đây chỉ có Hải đỗ được trường THPT chuyên của tỉnh. Hắn cho rằng đã kiểm soát được lực của mình sau gần 10 tháng không còn bị mất kiểm soát, điều đó cũng có nghĩa là:

- Sẽ không có ai biết được quá khứ của mình, sẽ không ai kì thị mình ở đó.

Hải vui sướng thầm nghĩ. Gần đây trong đầu hắn liên tục là những ảo tưởng về một những năm tháng học sinh cấp 3 mà hắn hằng ao ước, nơi hắn sẽ có những người bạn đúng nghĩa, một mối tình đầu thời học sinh thật đẹp.

- Cốc!

- Ui da! Sao bà lại gõ đầu cháu?

- Nghĩ gì mà cười tủm tỉm gì thế ông tướng?

- Hì hì. Cháu vui vì từ giờ cháu có thể sống một cuộc sống bình thường nơi không có ai biết quá khứ của cháu, cháu sẽ học thật giỏi rồi làm thật nhiều tiền đón bà lên ở cùng cháu.

Bà Hiền vui mừng vì cháu trai của bà bây giờ đã có ước mơ, đã có mục tiêu phấn đấu. Dù bà thích cuộc sống nông thôn hơn là thành thị, nhưng miễn ở đâu cháu bà có thể hạnh phúc bà sẽ cố gắng vì cháu mà làm tất cả. Bà chỉ cầu ông trời cho bà sống lâu thêm chút, đủ để bà có thể thấy đứa cháu mình trưởng thành, có cuộc sống ổn định, bình an là được rồi.