Chương 8: n cừu nhị quỷ [1]
[1] Nghĩa là: hai loại quỷ báo ân, báo oán.
Về chuyện thi cử thời xưa, ít nhất là khoảng đầu đời nhà Thanh, thậm chí xa hơn một chút là khoảng cuối đời nhà Minh, trong xã hội đã có quy định bất thành văn là vào đêm trước khi các thí sinh đến ứng thi, trong khu vực coi thi phải tổ chức nghi lễ mời hai loại quỷ báo ân và quỷ báo oán về chứng kiến. Nghe nói vào buổi tối hôm đó, các vị quan chức đến tham dự phải mặc quan phục rất long trọng, thắp hương thành kính mời các vị “quỷ thần” có liên quan từ khắp các ngả đường đến chứng kiến. Những vị “quỷ thần” tới tham dự có thể được phân làm ba loại lớn như sau: loại thứ nhất là thần Thiên địa anh minh, chuyên đến trường thi giúp các vị quan quản lý trật tự, chủ trì công đạo, loại này thuộc về công lý. Một loại khác là hồn ma tổ tiên các gia đình có con em đến dự thi, lũ lượt kéo nhau tới trường thi để động viên, cổ vũ con cháu của mình. Tuy nhiên, trà trộn vào nhóm những hồn ma này còn có nhiều tiểu nhân vô công rồi nghề cũng ra điều tò mò, lo lắng lắm, đứng ngoài ngó ngó, trông trông vào bên trong. Tất cả bọn họ nói cho cùng cũng chẳng giúp được gì cho việc thi cử, thậm chí có không ít hồn ma còn đứng chen lấn trong phòng của quan coi thi. Mọi sự công - tư đều được xem xét cẩn thận, chu đáo và cũng rất phân minh. Loại thứ nhất thì dùng cờ màu đỏ, loại thứ hai thì dùng cờ màu xanh, còn loại thứ ba chính là “ân oán nhị quỷ”, tức là những hồn ma có ân, có oán với thí sinh hoặc gia chủ của thí sinh, và đơn thuần xuất phát từ ân oán cá nhân mà đến trường thi để gây sóng gió, tạo thêm khó khăn cho sĩ tử. Nhưng sự xuất hiện của loại hồn ma này dường như lại hợp ý trời, được lòng thiên tử, vì vậy, rất có thể thực tế nhân vật chính lại là chính các vị quỷ thần. Tuy bọn họ một bên là ân, một bên là oán, vị trí tương phản, mâu thuẫn, đối lập nhau, nhưng khi dẫn họ vào trường thi thì không phân biệt khu vực, tất cả đều dùng cờ màu đen cả. Các quân sĩ sợ các vị quỷ thần không tìm thấy cổng lớn của trường thi, một mặt vẫy cờ ở chốn u minh, một mặt còn phải kêu gào thảm thiết: “Ai có ân báo ân, có oán báo oán…” Trong chốc lát, từ bốn phía bỗng ào ào kéo đến các đội quân quỷ thần, ai nấy đều cầm trên tay lá cờ của mình với màu sắc khác nhau, hăm hăm hở hở tiến vào cổng chính. Và ngay sau đó, các vị quân lính sẽ đem ba loại cờ biểu cắm vào bốn góc của trường thi. Dấu hiệu đó ám chỉ các vị thần linh hay ma quỷ đều đã đến đông đủ và đứng vào đúng vị trí của mình rồi. Đến ngày hôm sau, các thí sinh mới điểm danh vào phòng thi, còn hiện tại thì có một hoặc vài vị ngồi sẵn trong phòng thi để chờ đợi.
Câu chuyện này có lẽ đã làm cho người đọc, người nghe cảm thấy rất hoang đường và có phần rợn tóc gáy, nhưng đây không phải chuyện tự nhiên mà có. Từ hàng nghìn năm nay, các câu chuyện ly kỳ cổ quái xảy ra trong và ngoài trường thi không phải là hiếm. Nếu như có người muốn viết về lịch sử các câu chuyện ma quỷ ở trường thi của Trung Quốc, chẳng hạn như “có ma” hay “ma trêu” thì đều giống nhau ở chỗ là không dễ mà có thể bỏ qua tình tiết này được.
1
Việc thi cử diễn ra sớm nhất có thể nói là vào thời nhà Tùy, nhưng từ thời nhà Tùy đến nhà Đường rồi đến nhà Tống, những câu chuyện ma quỷ ở trường thi không thể so bì với thời Minh - Thanh. Tuy nhiên, có một chi tiết khác biệt là ma quỷ ở đây không phải phân thành ba loại như trên mà có khoảng bốn loại.
Một loại có thể nói đến là “ma giúp đỡ”, dùng thân phận đặc biệt của mình để làm một số việc giúp đỡ các thí sinh mà người thường không thể làm được. Vi Huyến, người nhà Đường trong Lưu tân khách gia thoại lục[2] dẫn ra một câu chuyện như sau: “Quách Thừa Hỗ đi ứng thi, khi nộp bài thi đã nộp nhầm cuốn binh thư mà mình yêu thích lên và để bài thi của mình trong một cái giỏ ở phòng thi. Khi anh ta đúng ở cổng trường thi đi đi lại lại, một lão sứ đứng bên cạnh hỏi rõ sự tình, rồi nói có thể giúp anh ta, nhưng phải trả tiền thù lao là ba vạn. Ngày hôm đó, mọi việc được giải quyết êm đẹp. Khi Quách Thừa Hỗ đem tiền đến nhà lão sứ, lúc này mới phát hiện ra chủ nhân của ngôi nhà nghèo khổ đó đã chết được ba ngày, chính vì khòng cò tiền nên chưa thể chôn cất được.” Nhũng câu chuyện như thế về sau vẫn còn tồn tại nhưng tình tiết thì ngày càng ly kỳ hơn. Như ở thời Nam Tống trong Di kiên bính chí của Hồng Mai, tập bảy, Tề thập cửu lang có kể lại một câu chuyện không đơn giản chỉ là chuyện đổi bài thi. Thí sinh Lỗ mỗ sau khi ra khỏi trường thi mới nhớ ra lúc làm thơ đã quên không gieo vần vận, thế là có một tiểu sứ lấy trộm bài thi ra cho anh ta, sau khi chỉnh sửa xong liền đem về để ở chỗ cũ. Tiểu sứ này nhiều năm trước chết ở trường thi, vì nghĩ đến gia cảnh nghèo khó của mình nên đã ngấm ngầm giở trò ma mãnh để giúp đỡ gia đình. Mà đã có thù lao thì đó lại là việc làm ăn buôn bán rồi, về lâu về dài có thể sẽ trở thành một nghề làm ăn theo mùa vận. Nhưng hồn ma mới chết mà có thể dùng “phép vận chuyện”, có thể vận khí di chuyển trong không trung như vậy thì quả thực cũng rất hiếm gặp hơn nữa đến cả bài thi cũng có thể ăn cắp ra ngoài thì còn chuyện gì là không làm được nữa đây.
[2] Nghĩa là: ghi lại câu chuyện khách đến nhà họ Lưu.
Loại ma quỷ thứ hai cũng tương tự như “ma giúp đỡ” nhưng tính chất lại đối lập hoàn toàn. Việc thường làm nhất của loại ma quỷ này là nịnh bợ kẻ có quyền thế, không phiền thì có thể gọi là “ma bợ đỡ”. Cuốn thứ hai, Thiệu võ thí viện trong tập Di Kiên chi ất có đoạn kể lại “Mùa thu tháng Tám năm Thuần Hy thứ mười ba, Phúc Kiến thiệu võ đang thi đấu, có một vị Sứ có khả năng nhìn thấy ma, nhưng không nhìn rõ mà chỉ thấy có một vật đen từ trên không rơi xuống, dáng mạo giống như ma, mang theo “đương tam” (hơn hai mươi đồng tiền lớn), rồi để ngay ngắn ở trên bàn. Con ma này đi qua các bàn của thí sinh, thi thoảng nở một nụ cười vui sướng, để một đồng tiền ở đầu án rồi đi. Khi hơn hai mươi đồng tiền được đặt hết thì dùng trượng đánh đuổi những người không được nhận tiền, những sĩ tử và kẻ đầy tớ đứng hầu bên cạnh hoặc bị đánh, hoặc bút rơi mà bọn họ không hề có cảm giác gì. Rồi vị Sứ này nghĩ: “Những người được tiền thì sẽ được tiến cử, còn những kẻ bị đánh thì sẽ bị loại khỏi khoa thi. Rồi đi đến bảng niêm yết, quả nhiên đúng như dự đoán những người thi đậu đều là “người có tiền”, còn kẻ thi rớt là những người ngược lại.” Cũng có cốt truyện giống như câu chuyện vừa kể trên đây, vào thời nhà Minh, lại có loại ma vào trường thi “cắm cờ”, người trúng cử ờ trên đầu sẽ cắm cờ màu đỏ, người bị loại cắm cờ màu trắng, tuy đã tránh việc bị lầm tưởng là vật cản đường, nhưng lại làm cho người ta hoài nghi rằng đấy chính là ma bị cọp vồ vào trường thi[3]. Loại ma bợ đỡ này không thu phí, theo đánh giá thì chúng không phải do Thượng Đế phái xuống. Giữa chốn trần gian thường có một loại người tiểu nhân, gặp người có lợi thế hoặc sắp có lợi thế liền bỏ hết sĩ diện của bàn thân mà bám đuôi cầu cạnh người ta, thực ra thì chưa chắc đã có lợi lộc gì, nhưng chúng vẫn không từ bỏ cái hành vi hèn hạ đó. Ma bợ đỡ cũng giống loại người này, chỉ khác ở chỗ là nó có thể nhìn thấy khí âm dương thịnh suy trên người của các thí sinh, điều mà kẻ tiểu nhân ở chốn trần gian không thể nhìn thấy được.
[3] Vương Triệu Vân, người đời Minh, trong Huy lộc tân đàn, quyển thượng, Phốc bạo tự nhập trường có ghi lại, nhìn chung có sự không giống nhau, là cắm cờ đỏ kèm theo cờ vàng thì sẽ đăng khoa, nếu chỉ cắm cờ đỏ không có cờ vàng thì cuối cùng cũng có tên trong bảng thứ hai.
Trước khi các thí sinh bắt đầu làm bài thi, việc trúng cử hay không đã được sắp đặt trước, bất luận là nhân lực hay thiên lực, đều làm cho nhân khí của người bị suy yếu dần. Hồng Mại từng cảm khái và viết rằng; “Ở phương Tây có người đã khẳng khái viết một bài nói về quy chế thi cử ở Trung Quốc, người đó cho rằng việc lựa chọn nhân tài trong các trường thi ở Trung Quốc là một việc làm rất inh nhờ đó đã chọn ra được nhiều nhân tài lỗi lạc phục dịch đất nước.” Mấy câu khen ngợi này đã làm không ít học giả của chúng ta phấn khởi mà lựa chọn dùng làm dẫn chứng để tự hào lấy vài ngày. Nhưng đối với những bất cập trong trường thi như đã xảy ra ở thời Nam Tống khiến nhiều người tỏ ra thất vọng ghê gớm đối với việc lựa chọn nhân tài cho đất nước, thì tuyệt nhiên không thấy họ nhắc đến, và giả như có nhắc đến thì họ cũng khéo léo dẫn dắt và quy kết nguyên nhân tất cà là do ý trời, không liên quan đến các nhân tài. Trong truyện mặc dù có gây kích động một chút, nhưng huynh đệ, phụ tử nhà họ Hồng vẫn được coi là hiền thần. Vì thế, những điều vừa nói cũng không hẳn là đều xuất phát từ sự căm tức.
Ngoài ra còn có loại ma khác, giống như những phần tử “phản động”, hành động theo hướng lưu manh, vô lại, đã chết mà vẫn không chịu yên, không có bản lĩnh đi tìm oan gia để tính sổ, thì lại đem tà khí gieo rắc lên những sĩ tử vô tội. Kiểu này có thể gọi là “ma vô lại”. Thời nhà Tống, trong Nhàn song quát dị chí của Lỗ Ứng Long có ghi: “Trường thi Gia Hưng trước đó từng là kham viện, nơi thẩm vấn, điều tra phạm nhân, có nhiều người không chịu nổi cực hình mà chết ở đây. Sau khi chuyển thành trường thi, các oan hồn bắt đầu quấy phá. Mỗi lần thi có khoảng gần hai nghìn người, thường xuyên có thí sinh bị ma hại chết ở căn phòng thứ ba cạnh hành lang phía tây. Sau đó có một vị khảo quan nằm mộng thấy có người tự xưng là “tướng quân trường thi” nói: “Ta chết tại nơi đây, nay đã làm thần. Mỗi một thí sinh chết ở trường thi này đều là hậu bối của ta. Nếu lập miếu ở góc phía tây bắc, sẽ tránh được chuyện này.” Và thế là quan địa phương vì “ma vô lại” mà lập miếu thờ, các sĩ tử đến thi, đều không quên chuẩn bị kim tiền, cầu phúc âm bảo hộ. Thí sinh chết ở trường thi không những không giảm bớt mà còn xảy ra liên tiếp, không chỉ có một hai lần, mà nhiều không kể hết.” Trong văn học, những câu chuyện kiểu như thế này quả thực không phải hiếm gặp. Đem cái oan ức, tội lỗi xảy ra ở trường thi đổ hết lên đầu ma quỷ, sau đó yêu cầu thí sinh đến dự thi phải cầu bình an, nghĩ ra được chiêu trò lừa ma gạt quỷ như thế này, quan viên triều đình quả thực là thông minh hơn người. Thế là ác quỷ chuyên làm chuyện quấy phá người nay lại trở thành thần bảo hộ của trường thi, chính là nha dịch phụ trách việc trị an trong thành, chỉ cần nộp một hào phí bảo hộ thì sẽ không bị gây thêm phiền hà nữa.
Còn có một loại ma rất kỳ lạ. Sự xuất hiện của loại ma này không những có liên quan đến vận mệnh của các thí sinh, mà chủ yếu là dự báo điều hung đến với đám quan coi thi vô đạo trong thành. Thời nhà Thanh, mỗi cuộc thi lớn đều có loại ma quỷ kỳ dị này đến giở trò quấy phá. Trong Tam cương thức lược của Đổng Hàm, cuốn ba, Hương vi dị biến có đoạn viết: “Suốt mười bốn năm Thuận Trị, một ngày trước hôm diễn ra kỳ thi Hương ở Giang Nam, bỗng sương giá kéo đến dày ba tấc, phủ kín cả trường thi, ma quỷ khóc than không ngớt. Sau khi bảng danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố, chủ khảo tính mưu bày kế tìm cách ăn tiền hối lộ của thí sinh. Cảnh người nhà cùng sĩ tử khéo nhau đến nhà quan phủ đông như nêm, cuối cùng lựa chọn ra trong số đó mười tám người được coi là thi đỗ, cảnh tượng huyên náo như bán mua ngoài đường, ngoài chợ.” Cống Viên ở Bắc Kinh thời nhà Thanh còn lưu lại một truyền thuyết về “đại đầu quỷ” có quan hệ mật thiết với những vụ án trường thi như đã nói ở trên. Tiết Phúc Thành trong Dung am bút ký, cuốn ba, Mậu ngọ khoa trường chi án có đoạn viết: “Vào một buổi chiều tà của tám năm về trước, ở Hàm Phong bỗng nhiên vọng lại những âm thanh như tiếng khóc than thảm thương kỳ lạ, người ta đồn rằng âm thanh đó chính là dấu hiệu quỷ xuất hiện. Các đạo sĩ trong vùng đều khẳng định: “Đại đầu quỷ không dễ dàng vào được Cống Viên gấy náo loạn!”[4] Thế nhưng, kết quả lại cho thấy những phán đoán ban đầu của đạo sĩ là hoàn toàn sai lệch. Năm đó tại trường thi bất ngờ xảy ra biết bao chuyện lạ. Trong thi cử mà cảnh tượng mua quan bán tước diễn ra công khai như họp chợ giữa đường. Hình thức thì vẫn có các quan chủ quản đứng bên ngoài giám sát, trông coi, nhưng thực chất bên trong thì sĩ tử và quan chủ khảo vẫn miệt mài thương lượng. Sau một hồi lâu “thi cử” mệt nhoài, cuối cùng cũng chọn ra được hơn mười người “xúng đáng”. Trong chuyện này không ai có thể biết được liệu giữa tiếng khóc ma quái kia cùng với sự xuất hiện của đại đầu quỷ và bè cánh quan chủ khảo có quan hệ ràng buộc hay không? Thật không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Chỉ có điều, nếu đại đầu quỷ không xuất hiện thì làm sao quan chủ khảo có cơ hội phô diễn những chiêu trò bịp bợm, lừa gạt trắng trợn của mình. Để có câu trả lời thích đáng cho vấn đề nêu trên, thiết nghĩ ngoại trừ những người trong cuộc ra thì chắc hẳn không ai có bản lĩnh dám công khai mọi chuyện!
[4] Căn cứ theo Châu lô bút ký của Tôn Tuyên, nói đại đầu quỷ là “mắt đỏ mở ra, đầu to hơn đầu của người bình thường vài lần”, mà còn hiện hình ngay tại phòng của khảo quan.
Tuy nhiên, ma quỷ trong trường thi đương nhiên không chỉ có loại này. Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ điển hình khác, như trong tập một của cuốn Di kiên bính chí có đoạn viết về trường thi Lâm An: “Trong thời gian sĩ tử làm bài thi, có người trông thấy một người đàn ông và một người phụ nữ dắt tay nhau tự do, thoải mái bước vào khu vực thi, lại có người nhìn thấy một đàn ngỗng trắng, hay có khi là một phụ nữ búi tóc cao, ngồi trên lan can, không nhìn thấy chân, lúc ẩn, lúc hiện, kỳ lạ vô cùng…” Những câu chuyện ma quái kiểu này cũng chẳng khác cảnh tượng người nông dân đuổi nhầm lợn vào trường thi, câu chuyện chẳng liên quan đến thi cử học hành mà chủ yếu chỉ là muốn mang đến một sự sôi nổi, náo nhiệt cho trường thi vốn quá trầm lắng mà thôi.
2
Ở trên đã kể ra mấy loại ma tiêu biểu thường xuất hiện trong trường thi. Mặc dù từ đầu đến cuối chứng tôi chưa đưa ra lời bình phẩm khẳng định hay phủ định về sự thật của những câu chuyện kỳ lạ đó. Nhưng chuyện ma quỷ như thế này đến thời nhà Thanh đã loại bỏ dần những thứ được coi là không hợp pháp ở trường thi như thế. Loại ma như đại đầu quỷ thì không cần phải nói đến nữa, ngay như “ma giúp đỡ”, “ma bợ đỡ” được coi tương đương với tầng lớp thấp như nha sai là tay sai thân cận, giúp việc trực tiếp cho quan viên triều đình. Nếu đánh giá hành động, việc làm của những đối tượng này e rằng sẽ ảnh hưởng đến khoản “quỹ đen” của lũ quan chủ khảo. Còn việc được ví von với chuyện đuổi lợn vào trường thi chỉ là những hành động kỳ quái, để duy trì sự tôn nghiêm trong trường thi nên không thể không quản lý, mà việc quản lý những chuyện như thế này lại quá dễ dàng, không gây thêm phiền phức gì. Ví dụ như trong Tam phong thức lược có khẳng định, trong phòng thi “có thần binh bảo vệ, thế lực ma quái không dám đến gần”. Vậy chỉ có hai loại hồn ma là hồn ma của những người thân thích và những loại ma báo ân, báo oán là được quyền “đặc cách” tự do đi lại trong trường thi, những loại còn lại bị liệt vào “danh sách cấm”. Để duy trì trật tự và chủ trì công đạo, khảo quan có mời những vị minh thần thiên địa đến. Tuy nhiên, sự góp mặt của những vị minh thần này suy cho cùng cũng chỉ là hình thức mà thôi. Còn nguyên nhân chính nổ ra cuộc chiến đằng sau lại chính là mấy dạng hồn ma hợp pháp được “đặc cách” đi lại trong trường thi đó.
Nhân vật chính sẽ được nói tới ở đây đương nhiên là hai loại ma báo ân báo oán ấy. Nhưng cũng không thể bỏ qua vai trò mang tính xúc tác của loài ma gia quyến đó. Ma báo ân và ma báo oán một khi đã xuất hiện tại phòng thi, thí sinh chẳng may va vào sẽ giật mình, thậm chí còn bị kinh sợ đến suýt chết. Một khi đã chạm vào tà khí, đừng nói là vượt Long môn, đến tính mạng cũng khó mà bảo toàn được. Vì thế, ma gia quyến khi vào trường thi có nhiệm vụ bảo vệ con cháu của mình, tránh để con cháu họ gặp phải những tai họa không đáng có. Nhưng dường như những vị tổ tông này không phải ai cũng tuân thủ luật pháp. Trong số họ có không có không ít trường hợp vào trường thi để tìm cách “đi cổng sau”. Những vong hồn này vì lo cho con cháu mình đến ứng thi mà bắt tay thông đồng với quan lại. Những câu chuyện kiểu như thế này ở thời Nam Tống đã có rồi, hình thức lại vô cùng phong phú, từ khóc lóc than nghèo kể khổ đến cố ý khuếch đại, phô trương sự giàu có của gia đình… đều có cả. Một trong những câu chuyện đáng được nhắc đến nhất là tác phẩm Tử bất ngữ của Viên Tử Tài, trong đó có đoạn viết: “Huyện lệnh Dương Triều Quan được lệnh xuống huyện Hà Nam làm quan chủ khảo, đang đọc bài thi đột nhiên cảm thấy có phần hơi mệt mỏi, trong chốc lát đã chìm vào một giấc mộng lạ kỳ…”
Mơ thấy gặp một cô gái tầm khoảng ba mươi tuổi, trang điểm nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh tú, thân hình vừa vặn, trên người mặc váy đều màu xanh, thoạt trông dáng vẻ giống người vùng Giang Nam. Cô gái nhẹ nhàng bước đến, vén tấm mành lan, cất giọng nhẹ nhàng: “Sử quân làm ơn hãy để tâm đến bài thi của Quế Hoa Lý Hương, tôi xin nghìn lần cảm tạ!”
Quân Hương Tiêu Ngọc chết cách đây hơn một trăm năm bỗng dưng báo mộng về cho khảo quan nhờ giúp đỡ cháu của người bạn là Hầu Phương Vực (vị lão cống sinh cũng tầm khoảng trên năm mươi tuổi rồi), thông đồng với quan, thật là chuyện lạ lùng hiếm thấy. Theo như Viên Mai nói thì đây là chuyện mà chính Dương Triều Quan tự mình nói ra, hơn nữa còn “tự mình tưởng tượng thấy Hương Quân, giống như người thật đang hiện hình trước mặt”. Nhưng sau khi người viết mượn chuyện để nói lên sự thật, lúc ấy Dương Quan Triều có chết cũng không chịu nhận chuyện đó là nhằm ám chỉ mình. Chình vì việc này mà Viên Tử Tài phải viết thư nói rõ chủ ý thực sự trong câu chuyện của mình. Quả thực, Tùy Viên cũng không phải là người dễ dàng bỏ qua mọi chuyện, đang buồn giận vì sự chua ngoa, cay nghiệt bày ra trước mắt mà không hề có nơi để thi thố, giãi bày, bèn viết liền một lúc hai bức thư trả lời. Khổ thân cho vị Dương Triều Quan bảy, tám mươi tuổi này, không thể giả vờ làm chính nhân quân tử, cả bụng bực tức đều bị lôi ra ngoài hết. Thư trả lời của Viên thị có thể gọi là bài văn tuyệt diệu, được đăng ở “Tiểu thương sơn phòng xích độc”[5], các vị độc giả không phiền có thể tìm đọc và suy ngẫm xem.
[5] Nghĩa là: thư từ tại sơn phòng nhỏ.