Chương 6: Tần Nhượng Thư - Chương 6: Thủy Thượng Tróc Xà Vương - Hồ Biến Kiến Đại Cừu

Ba ngàn hào kiệt hớn hở rời Lã gia trang, hẹn sang xuân sẽ đến xem cuộc phó ước! Bọn Nhương Thư cũng quay về thành An Dương. Trong bữa cơm tối, Nhương Thư bàn rằng :

- Nay ta nhận lời phó ước với Lã Tập Hiền, phải về núi khổ luyện thêm để chuẩn bị. Ngọc Trâm là gái, không tiện ở trong chùa, hãy quay lại Tế Nam cho Điền trang chủ yên tâm. Chúng ta sẽ gặp nhau ở Nam Dương trước ngày đầu tháng hai, Tào Ưng và Thúy Sơn sẽ hộ tống nàng về nhà!

Ngọc Trâm phụng phịu giận hờn, nằng nặc đòi theo Nhương Thư, nhưng chàng kiên quyết không chịu. Thúy Sơn phục lăn trước bản lãnh đàn ông của Nhương Thư, vui vẻ nói :

- Đại tẩu nên nghe lời đại ca! Hai bên chưa có hôn ước, đại tẩu lấy tư cách gì để về ra mắt tăng lữ chùa Phật Quang?

Tào Ưng thì bảo Nhương Thư :

- Tại hạ đưa Điền tiểu thư về đến Tế Nam là đi Ngũ Đài sơn ngay!

Canh ba đêm hôm ấy, Hổ Hồng Nhan mò vào phòng Nhương Thư, nối lại cuộc ân ái chưa thành lúc chịu. Song lạ thay, chàng lại hiền như bụt, ôm mỹ nhân ngủ một mạch đến sáng. Ngọc Trâm tức tối, hậm hực chia tay, lòng thầm rủa tình lang là kẻ quái đản!

Ba người kia đi rồi, Nhương Thư cũng rời An Dương. Trên đường đi ra cửa Bắc thành, Nhương Thư gặp rất nhiều hảo hán phương Bắc. Họ xúm lại chào hỏi và tán dương chàng đến tận mây xanh. Nhương Thư nghe nhột nhạt khó chịu, vội mượn cớ để quên đồ, quay lại nhà người anh cô cậu của Ngọc Trâm. Hàn Xuân ngạc nhiên hỏi lý do, nghe chàng kể gã bật cười :

- Người khác muốn nổi danh mà không được, còn công tử thì sợ!

Nhương Thư hỏi mượn gương đồng, mang chiếc mặt nạ mà Dạ Quân Tử Quách Tàn Bôi đã tặng, chàng hài lòng khi thấy mình biến thành xa lạ, vơi gương mặt của một hán tử tam tuần, xấu xí, đầy nốt ruồi và mụn cóc! Nhương Thư khoác thêm áo lông cừu mỏng yên tâm lên đường, quả nhiên lần này không ai thèm nhìn đến!

Chàng hòa vào dòng người ngược Bắc, nghe bọn hào khách nói về Tần Nhương Thư, cả khen lẫn chê, lòng cũng vui vui.

Riết cũng chán, Nhương Thư chậm lại, đi một mình cho đỡ rát tai, và có dịp ngắm cảnh thu dọc đường.

Chàng chợt nóng mặt khi nhớ đến thân hình nõn nà, kỳ diệu của Hổ Hồng Nhan, và trận động tình dưới suối. Chàng biết rằng trong tâm mình ẩn chứa ác căn, phát lộ dưới hình thức những cơn thịnh nộ.

Không chỉ lòng hiếu sát mà cả dục tính cũng không buông lung!

Phải chăng đó là tác dụng của Quỷ Nấm, hoặc hậu quả của quãng đời thơ ấu bi thảm, hoặc do di truyền? Cả mẫu thân chàng cũng không biết rõ lắm về lai lịch của cha chàng! Bà chỉ biết quê chồng ở Trường An nhưng không rõ địa điểm!

Nhương Thư thở dài, cố xua đi những mặc cảm và nghi vấn, nghĩ về Lã Tập Hiền. Chàng còn kém Hạt Nhãn Thần Ma, tất không địch lại họ Lã! Vậy thì sao chàng dám đại ngôn trước mặt Vô Ưu Cái?

Việc này xuất phát từ ba chiêu cuối cùng trong Phật Đăng kiếm pháp! Với chúng, Nhương Thư có thể đổi mạng với những cao thủ có bản lĩnh cao hơn chàng vài bậc! Song đấy chỉ là chuyện bất khả kháng! Chàng hy vọng không phải dùng đến hạ sách ấy, vì thức ngộ rằng cứ sau mỗi lần chạm cường địch, kiếm thuật mình tinh xảo hơn trước!

Dòng suy tưởng bị cắt ngang bởi tiếng vó ngựa phía sau dồn dập. Kỵ sĩ kia đã bắt kịp Nhương Thư, nhìn mặt chàng, thấy không quen nên thất vọng bỏ đi.

Người ấy chính là Bạch Ngọc Tiên Tử Lâm Đại Ngọc, học trò của Địch Thánh.

Có lẽ nàng nhận ra vóc dáng Nhương Thư nên định đến chào hỏi, nào ngờ lại là một hán tử xa lạ! Nhương Thư hơi áy náy nhưng không dám lên tiếng gọi. Vướng vào bốn chị em nhà họ Điền là đã quá khổ sở rồi, chàng không muốn quen biết thêm một nữ nhân nào khác nữa!

Hai người đi cách nhau vài chục trượng, cùng đơn độc mà không hề có ý đồng hành! Nhưng trưa hôm ấy, kẻ trước người sau nghé vào phạn điếm duy nhất bên đường. Bạch Ngọc Tiên Tử không hề để ý rằng gã áo cừu kia đang ngắm mình qua vành nón tre lụp xụp, từ một bàn gần đấy. Nhương Thư sợ lộ đôi tai đặc biệt nên không bỏ nón ra. Người ngoài tưởng rằng chàng hổ thẹn vì gương mặt xấu xí.

Nữ nhân ăn nhỏ nhẹ như mèo nên Nhương Thư đã ăn xong bữa mà Lâm Đại Ngọc vẫn còn dang dở. Chẳng biết làm gì, chàng bèn nhìn quanh và bị thu hút bởi gương mặt trái xoan kiều diễm và đôi mắt nâu sâu thẳm ẩn chứa một nỗi buồn mênh mang vô tận.

Bạch Ngọc Tiên Tử có dung mạo trẻ hơn số tuổi ba mươi. Địch Thánh ẩn cư trên dãy Lã Lương sơn, thuộc vùng Tây bắc tỉnh Sơn Tây, nên Lâm Đại Ngọc cũng nổi danh ở đất ấy! Nghe nói, năm hai mươi bốn tuổi, Tiên tử định kết hôn với Thiểm Bắc Thần Long Lạc Nhất Lôi, do Địch Thánh từ trần nên việc cưới hỏi phải hoãn lại ba năm để cư tang. Nhưng chỉ một năm sau, Lạc Nhất Lôi đã mất kiên nhẫn, bỏ nàng lấy con gái của bá chủ vùng Tây Hạ! Có lẽ đấy chính là vết thương lòng, khiến Lâm Đại Ngọc luôn sầu muộn!

Trong phạn điếm lúc này có mặt cả toán người khách mà Nhương Thư đã tách ra. Họ đến trước, quen tật ăn nhậu cà kê dê ngỗng nên vẫn còn ngồi. Trong đám ấy có khá nhiều người trẻ tuổi, song họ chỉ dám lén nhìn say đắm chứ không dám bước đến tán tỉnh hay làm quen với Bạch Ngọc Tiên Tử.

Trước là vì võ nghệ nàng cao hơn họ, sau vì bối phận của Lâm Đại Ngọc. Võ lâm cũng có tôn ti trật tự, nghiêm ngặt hay không là do ý của người trên trước.

Nếu vui, Tiên tử có thể gọi một gã tam tứ tuần là đại huynh, khi buồn nàng có thể xem gã ấy như con cháu!

Đó là do Địch Thánh đã tám mươi sáu tuổi, nếu còn sống, ngang hàng với sư tổ của đám thanh niên trong võ lâm!

Nhương Thư cũng rơi vào cảnh ngộ ấy, nên thường xưng tại hạ với những kẻ hơn mình đến hai ba chục tuổi!

Mới cuối giờ ngọ mà mây đã kéo xám xịt cả trời, hứa hẹn một cơn mưa tầm tã.

Lữ khách vội lên đường cho kịp chuyến đò qua sông Phồn Thủy, cách đấy mười dặm! Khi mưa to, gió rất mạnh, đò ngang sẽ chẳng dám vượt sông! Nhương Thư cũng biết thế nên bám theo đoàn nhân mã phía trước mà phi nước đại, chạy song song với Bạch Ngọc Tiên Tử.

Được một vài dặm, đoàn người ngựa đến một ngã ba, nghĩa là quan đạo có thêm nhánh nhỏ bên hữu, trổ xéo vào rừng tùng. Đấy chỉ là một con đường mòn lớn dành cho những cỗ xe trâu kéo gỗ ra.

Cây lớn đã bị chặt trụi nên việc khai thác gỗ đình chỉ hơn năm nay, cỏ lại có dịp mọc đầy, chiếm lại đất đai của mình.

Đương nhiên, chẳng có kỵ sĩ nào có ý định rẽ vào hướng ấy, song trên đoạn quan đạo trước mặt họ lại xuất hiện một đoàn trâu đông độ bốn, năm chục con. Và điều đáng nói là chúng đột nhiên nổi điên lên, phóng rầm rập về phía ngã ba, sừng chĩa ra đe doạ!

Chẳng lẽ thúc ngựa nhảy xuống thửa ruộng trừng, đầy nước mưa ở hai bên đường, mấy gã đi tiên phong rẽ vào đường mòn, những người đi sau cũng phải nối gót. Khổ thay, đàn trâu điên lại không chạy chẳng mà rẽ trái, tiếp tục truy đuổi đám khách giang hồ. Nhương Thư và Lâm Đại Ngọc giờ đây trở thành mục tiêu gần nhất của những cặp sừng trâu!

Bọn hào khách vừa quất ngựa túi bụi vừa chửi thề ỏm tỏi, lôi tổ tông mười tám đời của chủ đàn trâu ra mà nguyền rủa, song chẳng có ai nghe vì lũ trâu kia không có người chăn dắt! Các kỵ sĩ có đủ sức phi thân lên những cành cây cạnh đường mòn, nhưng lại chẳng nỡ bỏ mặc ngựa của mình. Tuấn mã luôn là người bạn đường thân thiết của khách giang hồ, nhiều con thông minh hiểu được từng dấu hiệu nhỏ của chủ nhân.

Ngựa vốn chạy nhanh hơn trâu, nhưng trên con đường mòn gập ghềnh đầy bụi rậm này thì tốc độ của chúng giảm sút rất nhiều Người kỵ sĩ không thể liều mạng chạy càn, vì biết đâu sau lớp cỏ kia là một tảng đá hay một ổ gà sâu hoắm!

Đoàn người đã chạy được hơn hai dặm mà đàn trâu vẫn chưa chịu buông tha, và khổ thay, tuấn mã Lâm Đại Ngọc bất ngờ trật khớp vó trước, bên tả, và khụy xuống.

Tình huống bất ngờ này đã khiến một cao thủ như Lâm Đại Ngọc cũng phải lúng túng. Theo quán tính, nàng cũng chúi theo, đè lên đầu ngựa và sắp sửa cắm xuống đất. May thay, Nhương Thư đã nghiêng người, vươn hữu thủ, nắm lấy bắp tay nàng nhấc bổng lên, đặt vào lòng.

Ngựa của chàng vẫn tiếp tục phóng đi, còn tuấn mã của Lâm Đại Ngọc bị đàn trâu hất tung và dầy xéo, hí lên những tiếng não nùng!

Bạch Ngọc Tiên Tử đã hoàn hồn, thẹn thùng cựa quậy, định rời vòng tay vững chắc của ân nhân, ra đứng sau mông ngựa, tài khinh công của nàng thừa sức để làm điều ấy. Nhưng ánh mắt Tiên tử chợt pháp hiện một đường ngấn dưới cằm hán tử áo cừu, hiểu ngay rằng gã mang mặt nạ! Và vành tai luân cách phân minh, thùy châu đầy đặn, có chấm son đỏ kia chính là của Nhương Thư!

Hồi sáng, Lâm Đại Ngọc đã nhận ra tấm lưng quen thuộc, giờ thì hoàn toàn có thể khẳng định đối phương là Tần Nhương Thư hóa trang. Sáu năm trôi qua, hình bóng của người tình phụ bạc, Thiểm Bắc Thần Long đã phai mờ từ lâu, song Tiên tử vẫn chưa yêu ai khác, vì không tìm được nam nhân xứng đáng!

Sau khi được Nhương Thư cứu mạng, trái tim của Lâm Đại Ngọc đã rộn rã nhịp hân hoan. Phần vì ân nghĩa, phần vì tài mạo, nhân phẩm của họ Tần, chàng không anh tuấn như Thiểm Bắc Thần Long, song bản lãnh và tâm địa thì hơn hắn. Tiên tử hiểu rằng mình đã gặp được nam nhân lý tưởng, đáng để nàng trao thân gởi phận. tình yêu đã đâm chồi nảy lộc chẳng cần thời gian, bất chấp tuổi tác, nhưng lại gặp sự cản trở của Hổ Hồng Nhan!

Giờ đây, tình cờ gặp lại nhau, chịu thêm ơn cứu tử lần nữa, Lâm Đại Ngọc càng thêm bội phần luyến ái Nhương Thư. Nàng lặng người trong cảm giác hạnh phúc, úp mặt vào bờ vai rắn chắc của người trong mộng, hít lấy mùi da thịt nồng nàn, tay hữu quàng chặt lưng Nhương Thư.

Do tư thế này, gò ngọc phong trinh nguyên, đầy đặn của Lâm Đại Ngọc áp sát ngực trái Nhương Thư. Nhịp rung động của vó câu đã khiến nàng nhận thấy rõ sự cọ xát giữa hai cơ thể, thẹn thùng vì cảm giác nhột nhạt nơi đầu vú làm thịt da rạo rực!

Năm xưa, khi quen biết với Thiểm Bắc Thần Long, nàng và gã chỉ dám nắm tay nhau chứ chưa hề ôm ấp, gần gũi thế này!

Tiên tử lén liếc Nhương Thư thấy mắt chàng vẫn trong veo, chẳng hề có chút xuân tình, lòng cũng đỡ ngượng. Chẳng lẽ im lặng mãi, Lâm Đại Ngọc liền thỏ thẻ :

- Tiện thiếp hai lần chịu ơn cứu mạng, biết lấy gì đền đáp đại ân của Tần công tử đây!

Nhương Thư cười gượng :

- Nhãn lực của Tiên tử quả là sắc bén! Thế mà tại hạ tưởng cô nương không nhận ra!

Và chàng nói thêm :

- Tiên tử hãy dùng ám khí hạ sát những con trâu đầu đàn để cản chân cả đàn! Nếu không chúng sẽ rượt chúng ta đến tối mất!

Lâm Đại Ngọc dạ rất ngoan, luồn ra phía sau lưng Nhương Thư, ngồi quay ngược lại, mở tay nải nhỏ vẫn khoác trên vai, lấy ra những thỏi bạc năm lượng.

Nàng vận công, liên tiếp ném mạnh những ám khí đắt tiền ấy vào đầu của bốn con trâu. Chúng không chết nhưng choáng váng, lăn kềnh ra ngay, cản đường lũ phía sau. Cả đàn dồn lại, té ngã, nghé ọ vang trời và thôi không chạy nữa!

Toán kỵ sĩ phóng thêm nửa dặm mới dừng lại. Họ nhìn nhau phá lên cười vì cảnh ngộ khôi hài lúc nãy. Mang danh là võ sĩ mà bị trâu rượt chạy có cờ thì quả là nực cười. Một gã trung niên hậm hực thóa mạ :

- Tồ bà đứa nào nuôi trâu mà không biết dạy, để bọn lão gia phải chạy đến tháo mồ hôi hột!

Giọng gã oang oang làm chấn động cả cùng rừng tĩnh mịch. Cảng vật nơi đây khá xinh đẹp vì hai bên là rừng thông non thoai thoải, rì rào tiếng gió thổi qua kẽ lá.

Nhưng khi hai chục kỵ sĩ quay đầu ngựa chuẩn bị trở ra đường quan đạo Bắc Nam thì từ trong rừng ùa ra hàng trăm kiếm thủ áo xanh bịt mặt. Chúng bịt chặt hai đầu đường và tràn ngập đồi thông, vây kín đám hào khách.

Nhương Thư hiểu ngay đối phương là người của Huyết Tâm giáo. Lã Tập Hiền quyết lấy mạng chàng nên đã bố trí mai phục ở đây, dùng đàn trâu dồn chàng vào bẫy. Người của lão luôn bám sát chàng nên phát hiện việc chàng quay trở lại Hàn gia trang và trở ra với mặt giả. Bọn hào khách đồng hành vô tình đã bị vạ lây mà không biết!

Nhương Thư phẫn nộ gầm vang, rời lưng ngựa lao vào hàng ngũ bọn lục y, mở đường máu. Bạch Ngọc Tiên Tử thấy thế cũng rút Huyền Thiết địch chạy theo chàng. Hướng Nam của đường mòn được trấn giữ bởi hơn ba chục gã áo xanh.

Chúng đón tiếp Nhương Thư và Lâm Đại Ngọc bằng những ngọn phi tiêu tẩm độc, nhưng đã bị hai người đánh bật ra.

Nhương Thư động sát cơ, thi triển ngay phép ngự kiếm, thân hình rời mặt đất, nương theo kiếm quang bay vút đi. Bọn lục y hung hãn vung kiếm liên thủ đỡ đòn, song không sao cản nổi trái cầu thép lấp loáng như gương kia. Vũ khí của chúng văng khỏi tay và có đến bốn tên kêu rên đau đớn.

Nhương Thư lọt vào giữa hàng ngũ đối phương, gieo rắc cái chết bằng những đường kiếm tàn nhẫn và nhanh như thiểm điện. Bạch Ngọc Tiên Tử cũng đã giết được hai tên, vào với Nhương Thư sát cánh tiến lên. Ma âm không làm gì được Nhương Thư nhưng vẫn có tác dụng đối với Bạch Ngọc Tiên Tử. Nàng vội thò tay vào thắt lưng lấy ra một chiếc lục lạc lớn cỡ quả chanh, bằng ngọc trắng, có núm nhỏ để xỏ tơ qua. Lâm Đại Ngọc đeo lục lạc nơi cổ tay hữu rung lên, tạo ra những âm thanh trong vắt hóa giải Ma âm của bọn Huyết Tâm giáo. Thì ra, Địch Thánh tinh thông âm luật nên đã tạo ra vật khắc chế tà pháp của Huyết Tâm Đế Quân, để lại cho học trò.

Nhờ vậy, giờ đây Bạch Ngọc Tiên Tử ung dung chiến đấu, thi thố hết sở học, biểu diễn cho Nhương Thư thưởng lãm.

Nàng thuận tay trái nên có thể đi song song với chàng mà không sợ vũ khí của họ vướng nhau. Thỉnh thoảng hai người lại bị đối phương dồn ép, vai lưng kề cận truyền cho nhau chút hơi ấm của tình đồng đội.

Nhương Thư giết hai tên thì Lâm Đại Ngọc cũng làm thịt được một, tiến lên rất nhanh. Những tiếng ngựa hí, tiếng quát tháo phía sau đã im lặng, vì mười tám gã hảo hán yểu mệnh kia đã gục ngã. Phe đối phương rảnh tay kéo cả đến để bao vây hai con mồi cuối cùng.

Chúng tập trung nhiều ở hướng Nam đường mòn vì sợ bọn Nhương Thư thoát ra quan đạo. Những tên đứng ngoài vòng liên tiếp phóng những mũi phi tiêu tẩm độc khiến đôi nam nữ kia phải phân tâm đối phó, bước tiến chậm dần. Lâm Đại Ngọc giàu kinh nghiệm hơn Nhương Thư, nhận ra hiểm cảnh liền đề nghị :

- Công tử! Chúng ta chạy vào rừng thôi!

Quả đúng như vậy, cây cối sẽ chắn cho họ trước những ngọn phi tiêu, và với khinh công của hai người, việc thoát đi sẽ dễ dàng hơn. Nhương Thư gật đầu, cùng nàng đổi hướng, đánh thốc về phía đồi thông hướng Tây, chàng múa tít bảo kiếm mở đường, còn Lâm Đại Ngọc thì đoạn hậu.

Nhương Thư trợn mắt đánh những đòn hiểm ác nhất, giết liền mười hai gã lục y, phá thủng vòng vây, tiến lên đồi cây. Phe đối phương cuống cuồng đuổi theo sát nút, quyết không tha. Dường như chúng được lệnh phải giết được chàng bằng bất cứ giá nào.

Tiếng chân người thình thịch và tiếng chửi rủa cứ bám theo nên đôi nam thanh nữ tú vẫn phải cắm đầu mà chạy. Phía sau đồi thông là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, ngoài tùng bách còn có cả những loài cây phương Bắc khác, thảm thực vật phía dưới phong phú và rậm rạp.

Nhương Thư và Lâm Đại Ngọc không còn cách nào khác là chui vào đấy. Chàng vung kiếm chặt những cành ngang để mở đường, cùng Lâm Đại Ngọc vào sâu vài dặm thì không còn nghe tiếng đối phương nữa. Hai người dừng bước thở hổn hển, nhìn nhau cười, mừng vì thoát nạn.

Họ ngồi xuống hai tảng đá, nghỉ ngơi và quán sát nơi mình đến. Khu vực này cây cối khá thưa thớt, mặt đất bằng phẳng, ít bụi rậm, lại có cả một hồ nước trong xanh, đường kính rộng độ bốn năm trượng. Trời đã xế chiều, ánh tà dương không xuyên qua nổi rừng cây rậm rạp chung quanh, khiến quang cảnh có phần âm u. Tuy nhiên, bầu trời phía trên đầu hai người đã trong sáng lại chứ không đe dọa đổ mưa như lúc trưa nữa.

Nhìn gương mặt lem luốc và y phục rách nát đẫm mồ hôi của Lâm Đại Ngọc, Nhương Thư cười bảo :

- Tiên tử hãy xuống ao tắm rửa, tại hạ quay lại xem phe địch đã rút hết chưa?

Lâm Đại Ngọc thẹn thùng gật đầu, yểu điệu đi về phía hồ nước. Tay nải vẫn còn trên vai nên giờ đây nàng mới có quần áo sạch mà thay! Nhương Thư đi khuất, Lâm Đại Ngọc nhanh tay thoát y, nhảy xống hồ, khẽ run lên vì nước lạnh toát. Đáy hồ rất sâu nên chân nàng không chạm đáy, đứng lửng lơ mà kỳ cọ, tắm gội. Nàng vuốt ve đôi gò nhũ phong săn chắc, tròn trịa và tự nhủ rằng mình vẫn còn trẻ trung, dù tuổi đã ba mươi. Điều này giúp nàng thêm can đảm để dám mơ mộng đến Nhương Thư.

Thực ra, Bạch Ngọc Tiên Tử xinh đẹp chẳng kém Hổ Hồng Nhan. Nhan sắc của nữ nhân vốn là cái khó thẩm định, so sánh nhất trên đời! Mỹ nhân là vật sống chứ chẳng phải là tượng đá, nụ cười, ánh mắt, nét mặt, ngôn từ của họ là một phần trong nhan sắc Ngọc Trâm tươi tắn, hoạt bát như hoa Xuân, còn Đại Ngọc u sầu, đằm thắm như Cúc thu, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Bạch Ngọc Tiên Tử thích thú vẫy vùng. Bơi quanh hồ, thân hình trắng phau, thon dài cứ thấp thoáng dưới làn nước bạc, trông quyến rũ lạ lùng. Nhưng khi đến giữa hồ, nàng chợt phát hiện mình đã rơi vào vùng xoáy nước rất mạnh, hung hãn lôi nàng xuống đáy. Lâm Đại Ngọc kinh hoàng rú thất thanh, chân tay quạt nước cố bơi ra khỏi vũng xáy chết người.

Nhương Thư đã nghe thấy, vội quay lại, lướt nhanh như tên bắn, và tung mình vượt khoảng cách hai trượng rưởi, tả thủ nắm tay nàng lôi đi. Công lực của Nhương Thư rất thâm hậu, bàn tay như mái chèo quay tít, nên đã thắng được sức hút của guồng xoáy, đưa Đại Ngọc thoát ra.

Tiên tử ngợp nước nên đã ngất xỉu, Nhương Thư vội đưa nàng lên bờ, đặt tạm xuống bãi cỏ, trải nhanh áo choàng rồi bồng nàng để lên. Sau những động tác cần thết, Lâm Đại Ngọc hồi tỉnh, hổ thẹn nằm xấp xuống mà khóc rưng rức!

Nhương Thư lấy y phục sạch trải lên người nàng rồi xuống hồ tắm gội. Dĩ nhiên chàng không dám ra giữa hồ, chỉ nhìn về phía ấy mà thắc mắc, vì nước ao tù làm gì có xoáy?

Quay lại vẫn thấy Lâm Đại Ngọc nằm im thút thít, Nhương Thư thở dài, lên bờ lau khô người, thay y phục rồi nằm xuống cạnh nàng. Áo choàng của khách giang hồ thường rộng đến gần sải tay, đủ chỗ cho hai người. Chàng nằm nghiêng, vuốt ve thân hình mượt mà của Đại Ngọc.

Nàng thôi khóc trở mình ôm lấy chàng, lát sau mạnh dạn lần cởi áo Nhương Thư.

Cuộc ái ân khởi đầu lặng lẽ, đầu chàng rộn rã những âm thanh hoan lạc. Mãi đến sẫm tối, Nhương Thư mới chịu rời tấm thân nồng nàn, khêu gợi của Bạch Ngọc Tiên Tử, đi tìm củi nhóm lửa.

Đêm ấy, tuy bụng đói nhưng hai người vẫn đủ sức mây mưa, sau khi nuốt vài viên linh đan dỡ dạ. Sáng ra, Nhương Thư bị đánh thức bởi tiếng chim rừng ríu rít, tỉnh dậy trước, nhẹ nhàng gỡ vòng tay người ngọc mà ngồi lên. Sương thu ướt đẫm tấm chăn, là chiếc áo choàng thứ hai, nhưng không làm lạnh giá nổi da thịt của những kể có nội công thâm hậu như Nhương Thư và Đại Ngọc!

Nhương Thư bước xuống ngâm mình và rửa mặt, nghe tâm hồn sảng khoái, thư thái, minh mẫn phi thường! Phải chăng những trận ái ân đêm qua đã như ánh dương xua bớt mây mù trong tiềm thức u ám của chàng? Hoặc đấy chính là diệu dụng của việc quân bình âm dương?

Nhương Thư không rõ, chỉ biết giờ đây lòng mình thanh thản, bao dung hơn trước bội phần. Dường như, kỷ niệm đầy máu và nước mắt của một quãng đời thơ ấu đày đọa đã nhạt mờ đi, không còn ám ảnh tâm hồn chàng nữa!

Sau khi cha chàng Tần Tử Chính chết giữa rừng vắng. Nhương Thư thư đã lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, ăn xin để sống qua ngày, chịu vô vàn tủi nhục. Trời cao có mắt nên một đứa bé năm tuổi mới tồn tại được ba năm, sống sót đến lúc được Phật Đăng Thượng Nhân cứu vớt.

Mặc xong y phục, Nhương Thư phát hiện Bạch Ngọc Tiên Tử khẽ rên lên vì lạnh. Cái đói đã làm giảm sút khả năng đề kháng của cơ thể nàng. Nhương Thư thì khác, chàng luyện thần công Phật môn, thường phải tịnh cốc sáu bảy ngày nên đã quen. Nhương Thư mỉm cười khi thấy mặt hoa nhăn nhó trông rất đáng yêu, liền nằm xuống chui vào áo choàng, ôm nàng để sưởi ấm cho cơ thể mỹ nhân yếu đuối. Đại Ngọc ngái ngủ nép sát vào người tình lang rồi ngủ thiếp đi.

Hai khắc sau, bình minh đã le lói xuyên qua tàn cây, rọi đến chỗ họ. Nhương Thư đánh thức người đẹp lười biếng bằng cách kéo mép áo choàng xuống, để gió thu ve vuốt đồi ngực mịn màng, ngồn ngộn kia!

Nhương Thư ngắm không chán mắt, lòng nổi sóng tình, đưa tay mơn man đôi tạo vật diệu kỳ. Bạch Ngọc Tiên Tử rùng mình mở mắt, tình tứ trách móc :

- Tướng công không đói sao? Thiếp đã rã ruột, sức đâu mà hầu hạ chàng nữa?

Nhương Thư ngượng ngùng ngồi lên, gượng cười chữa thẹn :

- Mỗi lần đến giai đoạn luyện công quan trọng, ta thường phải nhịn đói vài ngày nên quen!

Bạch Ngọc Tiên Tử vệ sinh, thay y phục rất nhanh. Hai người nắm tay nhau rời khỏi khu rừng, nhưng lạ thay, họ đi một hồi lâu lại trở về bên hồ nước!

Nhương Thư cười khổ :

- Té ra chiều qua chúng ta vô tình đâm vào một trận kỳ môn vây quanh hồ nước! Không ra được thì chắc là chết đói mất!

Đại Ngọc đang đắm chìm trong hạnh phúc nên rất lạc quan, bật cười khúc khích nói đùa :

- Thiếp sẽ ăn thịt tướng công như loài Đường Lang vậy?

Đường Lang chính là bọ ngựa, con mái thường ăn thịt con trống sau khi giao hợp! Nhương Thư trung hậu, ít lời, chỉ cười thôi! Chàng dựa vào hướng mặt trời, kéo Đại Ngọc tìm cách phá trận lần nữa, song chỉ hoài công!

Hai người đều đói ruột, nghĩ đến chuyện kiếm thực phẩm trước đã. Bụng rỗng thì chẳng thể là được gì! Khổ thay, trong phạm vi trận pháp chẳng hề có thú rừng, và dưới hồ cũng vắng bóng cá tôm!

Nhương Thư đã lặn xuống tìm kiếm mà không thấy một sinh vật nào, dù là một con tép nhỏ!

Đôi uyên ương lại phải nuối những viên thuốc trị thương cuối cùng để chống đói. Ngoài tam thất, trong ấy có cả những dược vị bổ dưỡng như sâm nhung, hà thủ nên khá nhiều năng lượng.

Nhương Thư đã trèo lên ngọn cây cao nhất, nhìn ra ngoài, song chỉ thấy khói sương mù mịt, cả vầng dương cũng biết mất, dù lúc chàng ở dưới đất nó vẫn còn rực rỡ. Tuy chán nản nhưng chàng cũng phải khâm phục tài trí của kẻ bày ra trận pháp này! Nhương Thư chợt nhớ lời sư phụ kể về một bậc kỳ nhân là Trại Tôn Tấn Vệ Hồng.

Họ Vệ là người giỏi trận đồ nhất thiên hạ, biệt tích chục năm, nếu còn sống thì tuổi đã bảy mươi sáu. Nhương Thư xúc động linh cơ, vận công nói lớn :

- Vệ tiền bối! Kẻ hậu sinh bị truy đuổi nên mới lạc vào cấm địa! Mong tiền bối nể mặt gia sư là Phật Đăng Thượng Nhân mà tha thứ cho!

Chàng chỉ hành động cầu may, nào ngờ lại có tác dụng. Một giọng già nua vọng đến :

- Té ra tiểu tử ngươi là đệ tử của lão Đinh Doãn đấy ư?

Đinh Doãn chính là thực danh của Thượng nhân, chỉ những người rất thân mới biết được! Bạch Ngọc Tiên Tử chết điếng vì hổ thẹn, tự hỏi lão già chết toi kia có rình xem cảnh mây mưa của nàng và Nhương Thư hay không?

Trên kia, Nhương Thư phấn khởi đáp :

- Vãn bối là Tần Nhương Thư và thuyết thê Lâm Đại Ngọc xin bái kiến Vệ tiền bối!

Trại Tôn Tân lặng im một lúc lâu mới hỏi :

- Sư phụ ngươi còn tráng kiện hay đã ngỏm rồi?

Nhương Thư nghiêm trang đáp :

- Bẩm tiền bối! Gia sư đã nhập Niết Bàn hồi cuối năm ngoái!

Vệ Hồng thở dài thương tiếc, âm thanh rất rõ, cứ như lão đang đối diện với Nhương Thư. Vài con ong vo ve quanh đầu đe dọa, khiến chàng họ Tần sợ hãi, chuồn mau xuống đất. Đại Ngọc ân cần phủi bụi, gỡ mạnh nhện trên tóc và y phục của tình quân, âu yếm nói :

- May quá! Không ngờ lại gặp người quen! Thiếp ăn ít nhưng không thể nhịn đói được!

Vẻ hí hửng của nàng có chút ngây thơ của trẻ con, khiến Nhương Thư bật cười :

- Ta mới là kẻ gặp may vì không bị nàng ăn thịt!

Đại Ngọc thẹn thùng định trả đũa thì Trại Tôn Tẩn lên tiếng :

- Này Tần hiền diệt! Nể mặt Thượng nhân, lão phu sẽ phá lệ tha cho hai ngươi. Nhưng hiền diệt phải là giúp ta một việc!

Nhương Thư vội đáp :

- Xin tiền bối cứ dạy!

Vệ Hồng chậm rãi nói :

- Mười năm trước lão phu luyện công sai đường, Nhâm Mạch bị tổn thương, thị lực giảm dần. Lão phu tinh thông y thuật nên biết rằng mật của loài Bạch Thủy Xà Vương có thể chữa lành, liền ra sức truy tầm. Khi đến đây lão phu phát hiện có một con dưới hồ nước, nhưng mắt đã quá kém nên không sao bắt được. Đúng giờ Ngọ, phiền Tần hiền diệt hãy xuống hồ mang Bạch Thủy Xà Vương lên giùm, sống hay chết gì cũng được!

Bạch Ngọc Tiên Tử cướp lời Nhương Thư :

- Bọn vãn bối đang đói đến bủn rủn tứ chi, mong Vệ tiền bối ban cho ít thực phẩm! Có no bụng mới đủ sức thu phục Bạch Thủy Xà Vương!

Trại Tôn Tấn đáp :

- Lão phu sẽ sai thần ưng mang đến cho các ngươi ít thịt!

Chỉ lát sau, một con chim ưng lông vàng to lớn, sải rộng đến hơn trượng bay đến, thả xuống một đùi dê hun khói, nguội và cứng ngắc. Nhương Thư rạng rỡ nhặt thêm cành khô bỏ vào đống than đêm qua còn sót, thổi bùng lên rồi nướng lại đùi dê ấy!

Đại Ngọc chứng tỏ sự đảm đang chu đáo của mình bằng cách mở tay nải lấy ra một lọ muối trắng! Dĩ nhiên nàng được Nhương Thư khen ngợi. Nàng còn giành thanh trường kiếm, cắt từng miếng thịt trao cho tình lang, dù chẳng ngon lành gì nhưng đang đói nên họ ăn sạch chiếc đùi dê, chỉ trừ xương!

Còn mấy khắc nữa mới đến chính ngọ, Nhương Thư và Đại Ngọc ngồi nghỉ dưới bóng cây. Bạch Ngọc Tiên Tử bỗng cau mày nghĩ ngợi, lát sau chủ động xà vào người Nhương Thư, lả lơi hôn cổ chàng, song lại thì thầm với giọng là lạ :

- Tướng công! Tiên sư đã từng kể về loài Bạch Thủy Xà Vương này! Nó có tuổi thọ rất cao, khi sống đủ ba trăm năm sẽ có lớp da trắng như tuyết, vảy óng ánh bạc, thân dài đến hai trượng và to bằng bắp tay người lớn! Lúc ấy, trên đầu Bạch Thủy Xà Vương mọc ra một nhánh sừng đỏ, giống như nhung lươn vậy! Trong sừng chứa tinh huyết mấy trăm năm của Xà vương nên rất thần diệu, quý hơn cả mật, giúp cho người luyện võ tăng tiến chân nguyên! Nay Vệ lão chỉ cần mật, tướng công hãy hút lấy giác huyết của Bạch Thủy Xà Vương, coi như tự thưởng công vậy! Và đấy là cách giết nó nhanh chóng nhất!

Nhương Thư vốn chẳng có lòng tham nên phân vân, vì dẫu sao con vật kia cũng thuộc về Trại Tôn Tấn. Đại Ngọc hiểu ý xuống giọng buồn rầu :

- Nếu chàng không thèm công lực thì làm sao thoát chết dưới tay Lã Tập Hiền? Chẳng lẽ tướng công không thương thiếp và con của chúng ta hay sao?

Nhương Thư rợn tóc gáy, ngơ ngác hỏi :

- Mới gần gũi có một đêm, sao lại mang thai nhanh thế?

Biết Nhương Thư khờ khạo trong việc trai gái, Đại Ngọc giả đò bẽn lẽn :

- Tướng công biết gì mà nói! Việc thụ thai nào có khó khăn! Khi hôm qua chàng liên tục phá thành đoạt lũy khiến thiếp nhiều phen bay bổng? Thiếp linh cảm việc có con là chắc chắn đến chín phần!

Nhương Thư tưởng thật, tư lự nói :

- Nếu vậy thì ta không thể thí mạng được nữa! Con thơ nào có tội tình gì mà phải sớm chịu cảnh mồ côi?

Đại Ngọc giấu nụ cười đắc ý bằng cách hôn lên má chàng thắm thiết, rồi dặn luôn :

- Chóp sừng rất mềm, chàng chỉ cần cắn mạnh là đứt ngay. Trại Tôn Tấn có nhìn bên ngoài cũng chẳng phát hiện được!

Nhương Thư gật đầu, bất giác đặt tay lên bụng Đại Ngọc như nghe ngóng thai nhi. Nàng bật cười ngặt nghẽo :

- Phải bốn năm tháng nữa con chúng ta mới cựa quậy! Tướng công thực là ngốc!

Nhương Thư cũng tự cười mình, hôn nàng tới tấp. Hai người âu yếm nhau đến lúc vầng thái dương chiếu thẳng xuống mặt hồ. Và Trại Tôn Tấn cũng lên tiếng nhắc nhở :

- Nhương Thư! Đã đến lúc rồi đấy! Bạch Thủy Xà Vương sẽ rời hang lên tắm nắng!

Nhương Thư liền cởi áo và giày vải, chỉ mặc quần dài, cầm kiếm trầm mình xuống nước, nhổ bụi cỏ ven hồ che đầu, bơi ra giữa. Lúc này, vùng trung tâm hồ bỗng xao động xoáy tít, bọt nước bắn tung tóe chứ không lặng lẽ như hôm qua.

Sau đó, một con rắn to lớn, dài ngoằng, vẩy trắng bạc, nổi lên, bơi thành vòng tròn. Thì ra chính nó đã tạo nên xoáy nước bằng lối đùa giỡn kỳ lạ kia.

Nhương Thư lặn sâu xuống, lao đến nhanh như cá kình, trồi lên ngay phía dưới quái vật, thọc kiếm đâm vào bụng nó. Nào ngờ, da Bạch Thủy Xà Vương cực kỳ bền chắc, cứ như lớp vẩy hóa sừng, đẩy mũi kiếm trượt đi. Bạch Thủy Xà Vương lập tức quấn lấy thân hình gã hỗn láo kia, và há rộng cái miệng gớm ghiếc táp vào đầu con mồi.

Trên bờ Bạch Ngọc Tiên Tử sợ hãi thét vang trước cảnh ngộ hiểm nghèo của Nhương Thư, nàng đâu ngờ con vật ấy lại lợi hại đến thế! Song Nhương Thư đã kịp vung kiếm thọc xuống họng quái xà, nó đau đớn ngậm miệng lại, rút đầu về, giật mất vũ khí của chàng.

Bạch Thủy Xà Vương lắc đầu mấy cái, cố nhả thanh thép kia ra, rồi há họng tiếp tục đớp Nhương Thư. Lâm nguy bất loạn, chàng trai họ Tần nghiêng đầu né tránh, dùng hai tay chụp lấy cổ Bạch Thủy Xà Vương bóp mạnh và kéo ghì xuống. Nhờ dày công luyện tập cả nội ngoại công bàn tay Nhương Thư cứng như thép, lực đạo mạnh đến mấy trăm cân, khiến con vật vô cùng đau đớn. Thân nó hơi lỏng ra, Nhương Thư liền trườn lên, cố cắn vào mũi nhọn của chiếc sừng đỏ rực. Nếu Bạch Ngọc Tiên Tử không dặn trước thì lúc này chàng đã chẳng biết làm thế nào để giết Bạch Thủy Xà Vương. Nó mà kịp lặn xuống đáy là chàng tiêu đời!

Giờ thì chẳng phải vì tham lam mà vì tính mạng của mình, Nhương Thư hút lấy hút để chất dịch tanh hôi trong chiếc sừng rắn. Dường như dòng tinh huyết ấy thông với não rắn, nên khi mất đi, rắn nước khổng lồ liền mê man, không cựa quậy được nữa!

Nhương Thư mừng rỡ lôi nó vào bờ.

Đại Ngọc cười mà nước mắt nhạt nhòa :

- Tướng công làm thiếp sợ muốn chết được!

Nhương Thư cười đáp :

- Không ngờ da nó cứng rắn đến nỗi kiếm đâm không thủng!

Đại Ngọc lộ vẻ ăn năn :

- Tiên sư không hề nói đến việc ấy nên thiếp chẳng thể cảnh báo tướng công!

Và nàng chợt biến sắc lẩm bẩm :

- Lạ thực! Vì sao Trại Tôn Tân đã nhiều phen bắt hụt Bạch Thủy Xà Vương lại chẳng nói cho tướng công biết rằng da nó không sợ gươm đao?

Nhương Thư biện minh dùm họ Vệ :

- Có lẽ Vệ tiền bối chưa lần nào đâm trúng quái xà cho nên không biết!

Chàng vận công cao giọng :

- Vệ tiền bối! Tiểu diệt đã giết được Bạch Thủy Xà Vương!

Giọng nói già nua của Trại Tôn Tân chẳng có chút vui mừng :

- Tốt lắm! Ngươi hãy mang nó đi về hướng Đông, khi đến gốc cây bách lớn nhất thì đi theo thứ tự sau: tả ba bước, tiến năm bước, rồi sang hữu hai bước, sau đó lại tiến năm bước!

Nhương Thư vác phần đầu, Đại Ngọc nắm chóp đuôi Bạch Thủy Xà Vương, đi về hướng Đông, theo đúng chỉ dẫn của Vệ Hồng mà vượt trận. Gần khắc sau, trước mặt họ xuất hiện một tòa nhà lục giác xây bằng đá núi, mái ngói đầy lá mục và những loại cây ký sinh! Trên tường cũng chi chít dây leo, như màn treo cửa.

Tòa thạch ốc quái dị kia nằm dưới một vòm cây rậm rạp, đến nỗi ánh dương quang không xuyên qua nổi. Do vậy, không gian trong nhà cực kỳ tăm tối dù cửa chính rộng mở. Nhương Thư ngỡ ngàng dừng bước, lên tiếng gọi :

- Vệ tiền bối!

Lão ta đáp ngay :

- Ta đây! Hai ngươi cứ đi thẳng vào nhà!

Hai kẻ hậu sinh vội tuân mệnh tiến vào Và một mùi hương hăng hắc xông vào mũi họ, khiến Nhương Thư và Đại Ngọc ngã lăn ra bất tỉnh. Lát sau, Nhương Thư mở mắt, bàng hoàng nhận ra mình bị trói chặt chân tay, treo lơ lửng cách mặt đất vài gang. Cách chàng không xa là Bạch Ngọc Tiên Tử, cũng lâm vào tình trạng như thế, nhưng thân thể lõa lồ, chẳng còn một mảnh vải.

Không gian trước thạch thất đã sáng sủa hơn vì năm khung cửa sổ đều đã được mở toang. Nhờ vậy, Nhương Thư nhìn thấy gương mặt của lão già áo xanh đang ngồi uống rượu, ngắm nghía thân hình nõn nà của Đại Ngọc, chàng chết điếng người, thét lên lạc giọng :

- Trác Thiên Lộc!

Bao ngày tìm kiếm kẻ thù, nào ngờ hôm nay lại rơi vào tay lão! Nhương Thư điên cuồng vùng vẫy nhưng huyệt đạo đã bị phong tỏa, chân khí bế tắc và tứ chi mềm rũ!

Trác Thiên Lộc cười khanh khách, bước đến vuốt ve những đường cong trên cơ thể Đại Ngọc, mắt lóe lên những tia dâm đãng và khoái trá. May mà Đại Ngọc công lực yếu kém nên vẫn chưa tỉnh lại mà cảm nhận được nỗi nhục nhã thống khổ. Nhương Thư đau lòng vô hạn khi thấy họ Trác mạnh tay dày vò da thịt người yêu, chàng phẫn nộ mắng :

- Trác Thiên Lộc! Vì sao một bậc cao tăng như lão mà lại trở nên đốn mạt đến mức ấy? Mẹ con ta nào có thù oán già với lão?

Họ Trác cười ghê rợn :

- Mẹ con ngươi không có tội nhưng cha ngươi thì đáng bị lão phu băm vằm muôn mảnh! Nay Tần Tử Chính đã chết, lão phu đành phải trút hận lên đầu vợ con của hắn!

Nhương Thư kinh ngạc hỏi :

- Nói láo! Lão và phụ thân ta nào có quen biết nhau? Ta về Ngũ Đài sơn học nghệ khi gia phụ qua đời đã ba bốn năm!

Trác Thiên Lộc lắc đầu, đưa tay sờ vết thẹo trên mặt, mắt chói lọi hận thù, nói bằng giọng oán hờn :

- Ba mươi năm trước, lão phu và tên khốn khiếp Tần Tử Chính có chân trong một tổ chức giết mướn có tên gọi Báo Ứng hội. Ngày ấy, ta và hắn được cử đến Hán Trung hạ sát Tứ Xuyên Thần Kích Mao Tâm Ương, để chiếm tấm họa đồ dẫn đến lăng mộ của Thần Quang chân nhân. Lão phu định mang về dâng lên Hội chủ, nào ngờ giữa đường bị Tần Tử Chính ám toán rồi cướp lấy! May mà sư phụ đi ngang qua, cứu mạng lão phu. Ta biết mình không thể quay lại với Báo Ứng hội nên giấu nhem sự việc, chỉ nói rằng mình bị kẻ cướp, rồi khẩn cầu Thượng nhân thu nạp. Thù xưa tưởng chừng đã bị xóa nhòa bởi kệ kinh, nào ngờ mẹ con ngươi lại dẫn xác đến Ngũ Đài sơn. Cách nay ba mươi năm, lão phu tình cờ được nghe sư phụ tiết lộ tên cha ngươi là Tần Tử Chính, cộng với đôi vành tai của ngươi, ta biết chẳng thể lầm! Thế là lửa hờn bùng cháy. Trác mỗ liền dâm sát con mụ ni cô hơ hớ là mẹ mi!

Nhương Thư cố dằn cơn giận điên cuồng vì nhận ra Lâm Đại Ngọc đã tỉnh lại và nháy mắt ra hiệu. Hình như nàng đang toan tính việc thoát thân? Như đã nói ở đoạn trên, sau khi ân ái với Tiên tử, tâm hồn Nhương Thư bớt cuồng nộ hơn xưa, nên giờ đây mới nhẫn nhục được. Chàng run rẩy nói :

- Nhưng vì sao lão lại có mặt nơi này?

Trác Thiên Lộc đắc ý đáp :

- Trại Tôn Tẩn đã từng gởi thư cầu viện sư phụ, đúng lúc ta đang định giết mẹ ngươi rồi bỏ trốn! Vì thế, ta bóc thư xem rồi hủy đi. Sau khi rời Ngũ Đài sơn, ta đến thẳng đây, giả vờ nói rằng được sư phụ cử đi. Nhân lúc Vệ Hồng sơ ý. Ta giết lão, đoạt lấy chỗ này!

Nhương Thư lại nhận thêm cái nháy mắt của Đại Ngọc nên tìm cách kéo dài thời gian :

- Vậy sao trong ba năm qua lão không hề xuống hồ bắt Bạch Thủy Xà Vương thu lấy mật?

Trác Thiên Lộc cười hăng hắc nói :

- Ngươi không nhớ rằng lão phu suốt đời sợ rắn hay sao? Vả lại lão phu đâu có kém mắt mà cần đến mật của Bạch Thủy Xà Vương? Khi ngươi lên tiếng, ta mới nghĩ ra độc kế, vừa có mật rắn vừa diệt được mầm họa!

Chợt lão cau mày :

- Nhương Thư! Ta đã lục soát khắp ni am mà không thấy tấm bản đồ! Mẹ ngươi không giữ thì chẳng lẽ là ngươi?

Nhương Thư cười nhạt :

- Lúc ta về chùa Phật Quang nào có mang theo vật gì đâu?

Tuy nói thế nhưng lòng chàng lại nhớ đến mảnh đồng tiền khắc đầy những nét kỳ lạ mà mình đeo nơi cổ hồi nhỏ để lấy phước, kỷ vật được chàng giữ gìn suốt ba năm lưu lạc, đến tuổi mười lăm mới tháo ra, hiện cất trong tăng xá ở chùa Phật Quang! Phải chăng cha chàng đã thu nhỏ họa đồ lại, khắc lại trên một mặt của đồng tiền?

Bạch Ngọc Tiên Tử đã giải được huyệt đạo, cong người lên đạp vào Trác Thiên Lộc. Nếu trúng chiêu này thì lão không chết cũng trọng thương! Đáng tiếc thay họ Trác võ nghệ cao cường, vừa nghe tiếng dây chão kẽo kẹt là quay lại đỡ đòn ngay. Song thủ của lão đánh bạt đôi chân, rồi điểm nhanh những huyệt trên đùi và sườn đối phương.

Đại Ngọc tức tối và tiếc nuối cơ hội ngàn vàng này, bật khóc nức nở. Nhưng Nhương Thư thì lại thở dài thườn thượt.

Trác Thiên Lộc cười đanh ác :

- Nhương Thư! Lão phu sẽ cho ngươi được chứng kiến cảnh phong lưu hoan lạc lần cuối cùng! Ngươi càng đau khổ thì lão phu càng thấy khoái!

Nói xong, lão vươn tay khóa hàm Bạch Ngọc Tiên Tử, đề phòng nàng cắn lưỡi tự sát. Lão tháo dây trói, đặt thân hình mềm rũ của Đại Ngọc xuống sàn nhà, rồi cởi y phục, chuẩn bị cưỡng bức nàng!

Dòng lệ tuyệt vọng, đau đớn tràn ra khỏi đôi mắt bi thương của nữ nhân.

Cảnh tượng này đã gợi lại cái chết thảm của mẹ hiền, khiến cơn giận sôi sục trong lòng Nhương Thư, song không có cách phát tiết, uất khí công tâm làm chàng thét lên một tiếng rồi hộc máu thành vòi.

Tình cờ, dòng máu nóng kia bay vào mặt Trác Thiên Lộc, chạm trúng mắt phải. Lão giận dữ, nhặt áo lau mặt, và kinh hãi vì cảm giác đau rát nơi tròng mắt, cứ như bị sát muối.

Đồng thời, sau khi hộc máu, Nhương Thư phát hiện một luồng chân khí nóng hổi từ Đan điền cuồn cuộc lưu chuyển khắp người, giải tỏa những huyệt đạo bị phong bế. Công lực phục hồi, chàng mừng rỡ uốn người, phóng song cước vào ngực lão họ Trác. Lão đang khổ sở vì con mắt mờ đi và đau nhức khôn tả nên không tránh kịp chỉ đưa tay đỡ. Thân thể Trác Thiên Lộc văng vào vách tường. Lão hộc máu, nhưng vẫn còn đủ sức khập khiễng bỏ chạy.

Nhương Thư giật đứt dây trói tay, hạ xuống đất, lao ra ngoài để truy đuổi kẻ đại thù, nhưng lão ác ôn đã biệt tăm trong rừng cây rậm rạp. Lo cho Đại Ngọc, Nhương Thư bỏ cuộc quay lại dược thất.

Được giải huyệt xong, nàng ôm chàng khóc ngất. Nữ nhân dẫu thùy mị cũng có lúc nổi tam bành, Đại Ngọc vừa khóc vừa chửi :

- Tồ bà lão chết tiệt họ Trác! Thiếp mà bắt được lão thì sẽ móc mắt, chặt tay rồi mới giết!

Nhương Thư phì cười :

- Sao lại dã man thế?

Đại Ngọc hậm hực :

- Lão quỷ ấy làm gì thiếp bộ chàng không thấy sao?

Biết chắc Trác Thiên Lộc thọ trọng thương, không dám quay lại. Hai người quyết định ở lại đây thêm một đêm.

Giường chiếu đầy đủ, thực phẩm dồi dào.

Thạch ốc quả là một tổ ấm lý tưởng.

Mặc xong y phục, Lâm Đại Ngọc tò mò hỏi :

- Chẳng lẽ tướng công giỏi đến mức có thể phun máu mà đánh mù mắt Trác lão quỷ?

Nhương Thư đã suy nghĩ nhiều về điều này nên cười khổ :

- Không phải đâu! Hình như trong máu của ta có độc nên mắt lão Trác mới bị đau đớn như vậy!

Đại Ngọc kinh hãi lẩm bẩm :

- Hay là tinh huyết của Bạch Thủy Xà Vương mang độc tính?

Nàng vội bước đến kệ sách trên vách lục lọi, tìm được quyển Sơn Hải kinh, lật ra xem. Đến trang nói về Bạch Thủy Xà vương nàng thấy có đoạn viết rằng “Tinh huyết lỏng chứa trong sừng Bạch Thủy Xà Vương ba trăm tuổi có lẽ là dược vị rất trân quý, song nó lại tuyệt độc nên dược tính chưa được nghiên cứu chu đáo!”

Bạch Ngọc Tiên Tử rụng rời tay chân, mếu máo nói :

- Thiếp đã hại tướng công rồi!

Nhương Thư cũng đứng bên cùng đọc liền vỗ về :

- Ta thấy cơ thể vẫn khoẻ mạnh chứ đâu có hiện tượng gì khác! Có lẽ Quỷ Nấm ăn được năm xưa đã giúp ta kháng cự lại chất độc của máu sừng rắn!

Và chàng tươi cười :

- Hơn nữa, nến không nhờ máu chứa độc thì giờ đây ta cùng nàng đã sống dở chết dở dưới tay Trác Thiên Lộc rồi!

Đại Ngọc đỏ mặt, bắt Nhương Thư phải tĩnh tọa kiểm tra kinh mạch, trong lúc này nàng lôi xác Bạch Thủy Xà Vương ra phía sau mổ bụng. Nhương Thư tọa công thấy công lực tăng chút ít, kinh mạch thông suốt, có điều da thịt chàng dường như hơi bị căng cứng hơn bình thường! Nhương Thư biết là chuyện lạ nhưng không nói cho Đại Ngọc nghe làm gì Nữ nhân vốn hay lo lắng vu vơ, nhỏ xé ra to!

Mùi xào nấu từ căn bếp nhỏ phía động thạch ốc bay vào mũi Nhương Thư khiến con tỳ vị của chàng sôi sục. Lát sau, Đại Ngọc bưng mâm cơm lên đến, ríu rít nói :

- Tướng công! Nơi đây có cả loại gạo ngon của phương Nam, gia vị, thịt khô đầy đủ, chúng ta ở lại đây cả tháng cũng không lo đói!

Nhương Thư ngỡ ngàng :

- Sao lại thế!? Sáng mai chúng ta sẽ rời đây rồi mà?

Bạch Ngọc Tiên Tử xụ mặt :

- Luyện võ ở đây cũng được, thiếp còn có điều kiện hầu hạ tướng công! Về chùa rồi gần nhau sao tiện?

Nhương Thư thực thà đáp :

- Nhưng máu của ta rất độc, đâu thể ân ái với nàng được?

Đại Ngọc hổ thẹn nguýt chàng :

- Tướng công kỳ cục quá! Thiếp nào phải vì chuyện ấy?

Rồi nàng đánh trống lảng, bới cơm, gắp thịt rắn cho Nhương Thư, rồi thúc giục :

- Tướng công ăn nhiều vào! Tim gan của Bạch Thủy Xà Vương chắc là rất bổ dưỡng!

Chợt nhớ đến túi mật, nàng tất tả chạy xuống bếp lấy lên, thuận tay sách luôn vò rượu. Đại Ngọc cười bảo :

- Thiếp quả là đãng trí! Suýt nữa thì quên mất vật báu này! Tướng công hãy nuốt nó đi!

Biết nàng hối hận nên tìm đủ mọi cách để đền bù, Nhương Thư đành phải chiều ý, không hề phản bác, dù chẳng rõ hậu quả ra sao?

Ăn xong, Đại Ngọc lo quét dọn tổ ấm, Nhương Thư thì đi một vòng quan sát địa thế, rồi quay lại xem tủ sách của Trại Tôn Tẩn. Chàng vốn là kẻ ham đọc nên thường mặc áo thư sinh. Nay nhìn thấy hàng trăm cuốn sách vở, liền háo hức lật xem.

Ngoài binh thư và sách kỳ môn trận pháp còn hiện diện vài chục quyển kinh Phật. Trong đó có một quyển Đại Bát Nhã, bản in đời Tống. Nhương Thư tò mò muốn biết nó có khác bản in đầu tiên hay không, nên lục tay nải, lấy hộp gỗ đựng kinh mà Tất Cung Bảo đã tặng chàng ra so sánh!

Nhờ vậy chàng phát hiện một tờ rời kẹp trong quyển kinh đời Đường chi chít mấy trăm nét chữ rất nhỏ. Vẻ mặt kinh ngạc của Nhương Thư đã khiến Đại Ngọc chạy đến. Nghe chàng giải thích xong, Đại Ngọc căng mắt đọc thử. Nhận ra toàn là tên huyệt đạo và kinh lạc, nàng cau mày bảo :

- Tướng công! Có lẽ đây là một loại thần công thất truyền mà Tất trang chủ muốn tặng chàng để đền ơn cứu mạng.

Giấy này không được tốt, ố vàng và sắp mủn ra, chàng hãy cố học thuộc, sau này sẽ nghiên cứu!

Nhương Thư nghe lời nàng, cầm lấy lẩm nhẩm ghi vào óc. Thơ văn có câu cú mạch lạc nên dễ dàng nhớ, nhưng khẩu quyết võ công thì lủng củng, trúc trắc, chỉ nhớ sai thứ tự một huyệt là đủ vong mạng! Nửa canh giờ sau, Nhương Thư mới tự tin đã thuộc lòng, và mảnh giấy trên tay cũng rách nát. Chàng cẩn thận nâng niu, định ghép nó lại, bỏ vào quyển kinh thì Đại Ngọc hỏi :

- Tướng công thuộc chưa, đọc thử cho thiếp kiểm tra?

Nhương Thư liền đưa mảnh giấy cho nàng, đọc lại chẳng sai một chữ, Đại Ngọc mỉm cười, xoa tay biến tờ giấy kia thành bột và nói :

- Nó là của riêng tướng công đấy!

Nhương Thư bật cười :

- Đúng là đàn bà! Lúc nào cũng chỉ muốn trượng phu của mình hơn thiên hạ!

Bạch Ngọc Tiên Tử tủm tỉm đáp :

- Trung hậu như tướng công thì làm sao hiểu rõ lòng dạ nữ nhân?

Vũ khí đã rơi xuống đáy hồ. Nhương Thư bèn lấy thanh kiếm cũ treo trên vách xuống dùng. Có lẽ đây là di vật của Trại Tôn Tẩn? Chàng luyện kiếm đến khi hoàng hôn tím lịm mới thôi.

Cơm nước đã sẵn sàng, ngoài thịt Bạch Thủy Xà Vương kho còn có tô canh rau dại. Cảnh ấm cúng và hạnh phúc này đã khiến Nhương Thư thêm yêu mến Bạch Ngọc Tiên Tử. Tình cảm càng nồng thắm, sâu đậm hơn những gì chàng dành cho chị em nhà họ Điền. Tình yêu vốn là điều kỳ diệu nhất thế gian, không có quy luật và vượt ngoài yếu tố thời gian.

Tối hôm ấy, trò chuyện mãi mà chẳng thấy tướng công phất cờ khởi nghĩa, Đại Ngọc tấm tức bật khóc :

- Phải chăng tướng công chê thân thể thiếp đã uế dưới tay họ Trác nên không thèm đụng đến nữa?

Nhương Thư thở dài :

- Nào phải vậy! Ta chi sợ di hại đến nàng đấy thôi!

Đại Ngọc phụng phịu nói :

- Thiếp có cắn chàng chảy máu đâu mà ngộ độc?

Rồi nàng chủ động thoát y dâng hiến thân hình rũ mềm, gợi cảm cho Nhương Thư. Nàng nồng nhiệt gấp bội đêm qua, như muốn xóa tan nỗi ám ảnh của cuộc cưỡng bức lúc trưa? Lòng dạ Nhương Thư trong sáng, quảng đại nên không tỳ vết bởi tai nạn ấy, hào hứng đáp ứng, làm nguôi ngoại nỗi hổ thẹn và mặc cảm thất tiết của ái thê!

Lễ giáo thời xưa rất nghiêm khắc, khi nữ nhân có chồng mà bị gã đàn ông khác lột xiêm y, sờ mó cơ thể, thì cũng xem như bị hiếp. Nhiều người tự vẫn vì nhục nhã, dù trượng phu không hề bắt lỗi! Có lẽ Nhương Thư hiểu điều ấy nên nâng niu mãi người ngọc, mây mưa đến tận nửa đêm.

Đại Ngọc liên tiếp chơi vơi trên đỉnh sóng tình, hiểu rằng Nhương Thư vẫn yêu mình như trước, mãn nguyện thiếp đi!

Nhương Thư không hề thấy mệt mỏi, biết ngay đấy là tác dụng của tinh huyết Bạch Thủy Xà Vương.

Cuối tháng mười đôi tình nhân mới rời tổ ấm, đi về Ngũ Đài sơn, có mặt ở chân núi lúc trưa hôm mười bốn tháng mười một. Theo kế hoạch đã bàn, hai người chia tay nhau ở chốn này, Bạch Ngọc Tiên Tử về Lã Lương sơn ăn tết với cha già, sang xuân sẽ đến chùa Phật Quang cùng Nhương Thư đi Nam Dương phó hội!