Chương 11: Cơ bản về luyện khí

Sau khi rèn xong cây Thương cho Phong Vũ thì Phong Lữ liền lấy nguyên liệu ra và rèn cho Phong Hoa một cây Kích, công đoạn rèn cũng giống như lúc Phong Lữ rèn cây Thương. 1 tiếng trôi qua lúc này Phong Lữ đang ngồi nghỉ ngơi, cơ thể của Phong Lữ đẫm mồ hôi nếu như để ý kỹ thì có thể thấy cơ thể này rắn chắc và những vết thương đã cũ. Khi thấy hai người con của mình đang vui vẻ khua thương múa kích thì trong lòng Phong Lữ cảm thấy rất là vui vẻ, nghỉ ngơi được một lúc thì đứng dậy và đi về phía hai anh em rồi nói.

Phong Lữ: Bây giờ thì vừa lòng các con chưa vũ khí đều có hết rồi, giờ thì chúng ta cùng lên tầng 6 để các con có thể luyện tập điều khiển linh lực. Tiểu Mão!! đưa chúng ta lên tầng 6 đi.

Phong Lữ vừa nói xong thì có một vầng sáng bao bọc xung quanh, rồi dịch chuyển lên tầng 6, vừa lên đến được tầng 6 thì cả hai anh em đều cảm nhận được linh lực ở đây cực kỳ khủng bố còn tinh khiết và nồng nặc hơn ở tầng 1 đến tầng 5, lúc này Phong Lữ nói với hai anh em.

Phong Lữ: Đây là tầng cuối cùng mà ta có thể đi cùng các con, ở tầng này ta sẽ dạy cho các con cách để kiểm soát linh lực và luyện hóa đan điền còn có cả luyện thể. Bây giờ ta sẽ bắt đầu từ bước cơ bản nhất đến cao nhất.

Phong Lữ:

Linh lực căn bản cũng giống như là Khí, khi mà các con luyện thì các con phải hấp thụ khí và chuyển sang dạng linh lực. Vậy khí là gì?

Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu khắp cơ thể qua các đường kinh mạch, vào lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện qua hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được.

Đừng nhầm lẫn khí và không khí. Khí là năng lượng (energy), còn không khí là khí trời (air), là nguồn oxygen cho ta thở hít.

Mỗi người sinh ra đều có sẵn một lượng khí nhất định, nhiều ít tùy theo từng người. Đó là khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là khí Tiên Thiên. Khi sinh ra rồi thì con người tiếp thụ khí từ bên ngoài vào qua sự hô hấp khí trời, đồ ăn thức uống, ánh sáng, môi trường v.v... Đó là khí Hậu Thiên. Khí Tiên Thiên và Hậu Thiên hợp lại làm thành sinh khí, là năng lượng sống của con người. Khí là nguồn sống của chúng ta, có khí thì sống, không có khí thì chết.

Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn tỏa ra ngoài cơ thể, tạo một dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà người ta thường gọi là "hào quang".

Tiếp đến là kinh mạch và huyệt.

Kinh mạch là những con đường dẫn khí luân chuyển vận hành trong cơ thể. Huyệt là những điểm đặc biệt trong cơ thể ở đó khí có thể tích tụ và phát tán đi. Kinh mạch và huyệt không thể thấy được, nhưng có thể cảm nhận được qua sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh.

Các điểm trên cơ thể mà ở đó khí ở trong và khí ở ngoài cơ thể có thể lưu thông được với nhau gọi là "huyệt". Vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu.

Tiếp theo là đan điền.

Đan Điền là nơi tập trung khí lực nhiều nhất trong cơ thể. Có 3 loại đan điền:

- Thượng đan điền: ở nơi huyệt ấn đường, giữa hai lông mày trên trán, còn gọi là "đan điềnThần".

- Trung đan điền: ở nơi huyệt đản trung, ở trung điểm của đường thẳng ngang ngực, còn gọi là "đan điền Khí".

- Hạ đan điền: nơi huyệt khí hải trên đường chính trung dưới rốn khoảng 3cm, nằm ở giữa và phía trên bụng dưới, còn được gọi là "đan điền Tinh".

Tinh, Khí Thần là căn bản, là cỗi rễ sự sống của con người, và còn được gọi là "Tam Bảo" của con người.

Tinh được chia làm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là thể chất cốt lõi ta thừa hưởng từ cha mẹ, mang nhiều tính di truyền như gene. Tinh hậu thiên là những gì ta hấp thụ từ Trời Đất như đồ ăn, thức uống v.v.. và được tinh lọc, điều chế thành những kích thích tố trong cơ thể như hormones, các loại enzymes, chất truyền thần kinh, v.v.. để duy trì và bồi đắp cho sự tiêu hao của Tinh tiên thiên. Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên giao hòa, gọi là Tinh Khí. Tinh khí được coi như tích tụ tại Thận.

Khí, như trên đã nói ở trên, là năng lượng tràn ngập trong cơ thể, ở khắp các tế bào, các mạch máu, kích thích sự hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng của chúng ta. Khí tiên thiên được chuyển biến từ tinh khí trong tuyến thượng thận, làm thành Chân Khí, hay nguyên khí. Chân khí được coi như tích tụ nhiều nhất tại huyệt Đan Điền ở bụng (khí hải).

Thần là phần tinh anh, hay tâm linh của con người. Thần cũng được chia làm hai loại: thần tiên thiên và thần hậu thiên. Thần tiên thiên còn được gọi là nguyên thần, là nguồn ánh sáng nguyên thủy làm nền tảng cho sự hiện hữu của chúng ta, có sẵn nơi con người nhưng không sinh diệt theo sự sinh diệt của con người. Theo một số nơi, đó gọi là linh hồn bất tử - đạo Phật gọi là Phật tánh. Thần tiên thiên không thể thấy được, mà chỉ được cảm nhận khi đạt đến một trình độ nào đó. Thần hậu thiên được biểu hiện qua những tư tưởng, cảm giác, cá tính, cũng như các trạng thái tâm thức của con người. Thần hậu thiên được coi như tích tụ nhiều nhất ở não.

Bây giờ ta sẽ hướng dẫn cho các con cách để hấp thụ Khí vào Đan điền. Cách hấp thụ này vừa dễ cũng vừa khó, vì sao lại vậy thì để ta giải thích cho các con.

Khi hấp thụ chúng ta cũng hít thở vậy vì sao lại khó. Thở đan điền là hít thở sâu, cho có cảm tưởng là hơi thở xuống dưới bụng và từ đó tống thán khí đi lên theo nhịp lên xuống (phình lên, xẹp xuống) của bụng.

Khi hít thở sâu, không khí được đưa xuống phần dưới sâu của hai lá phổi, tạo một sức ép trên hoành cách mô, tức là màng bắp thịt chia cách lồng ngực và bụng, khiến cho hoành cách mô hạ xuống, tạo một khoảng trống giữa hoành cách mô và phần dưới của hai lá phổi. Lúc đó những túi nhỏ khí bào ở vùng dưới hai lá phổi phải dãn nở tối đa để tồn trữ được một số lượng dưỡng khí lớn thay vào chỗ thán khí bị loại bỏ ra ngoài. Đồng thời, áp suất của hoành cách mô trên bụng dưới khiến các máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng và màng ruột được ép dồn vào các tĩnh mạch, và kích thích thần kinh thái dương, khiến tâm trí trở nên yên tĩnh.

Khi thở ra, hai lá phổi co thắt lại dần dần, làm sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời, tạo nên một sức đẩy hướng thượng tác động vào phần đáy của hai lá phổi, tạo sức ép tống khứ không khi nhơ bẩn ứ đọng từ dưới đáy phổi ra ngoài.

Hít thở sâu là cách thở tự nhiên, không cần phải cố công tạo ra, chỉ cần tập trung ý thức hơi thở nơi bụng thì hơi thở sẽ nhẹ dần đi, khí lực được dồn về gốc.

Còn tiếp....