Chương 615: Lý Ngọc

Chuyện mà nàng đã nhận định đừng nói là Sài Thiệu cho dù là Lý Uyên cũng không thể nào thay đổi, trước kia Đậu phu nhân còn sống, Lý gia cao thấp hòa thuận nhưng từ khi bà mất đi, Lý gia giống như mất đi người tâm phúc, Lý Vân Tú cũng thế, Lý Thế Dân cũng thế, ngay cả Lý Kiến Thành quan hệ cũng trở nên đạm bạc đi rất nhiều.

Ở Ngạc huyện có một biệt trang của Lý gia, hơn nữa còn dưới danh nghĩa của Lý Ngọc.

Lý Ngọc là ai?

Không ai biết, cũng không có ai từng gặp.

Tuy nhiên lúc trước khi Lý Hiếu Cơ quy về trong Lũng Tây Lý thị, Lý gia rất hoan nghênh, Lý Hành chi còn tặng rất nhiều điền trang, điền trang phân cho Lý Hiếu Cơ có khi dùng danh tự của Lý Uyên, có khi thì dùng danh tự Lý Ngọc, kỳ thật Lý Hiếu Cơ là vì nhũ danh của Lý Ngôn Khánh là Ngọc oa nhi cho nên dứt khoát đặt danh nghĩa chủ nhân sản nghiệp điền trang này là Lý Ngọc, quan hệ giữa Ngôn Khánh và Lý Hiếu Cơ cực kỳ ít người biết, Lý Vân Tú không biết được.

Nhưng Lý Vân Tú biết rõ đó là sản nghiệp điền trang của Lý gia.

Cho nên sau khi tách ra khỏi Sài Thiệu, Lý Vân Tú đã giả danh làm Lý Ngọc, mang theo Mao Tiểu Tám và đám tùy tùng tâm phúc trốn tới điền trang ở Ngạc huyện.

Huyện lệnh Ngạc huyện cũng chưa bao giờ gặp Lý Ngọc.

Cho nên đối với Lý Vân Tú giả nam trang cũng không để ý nhiều cho lắm.

Thế nhưng Lý Vân Tú sau khi đững vững chân ở Ngạc huyện đã thông qua đủ loại con đường đem sản nghiệp bên trong điền trang bán thành tiền bạc, mời chào mấy trăm tráng sĩ, nhưng bằng vào mấy trăm người này mà muốn cướp lấy Ngạc huyện thì là chuyện hão huyền, cho nên Lý Vân Tú cần phải tăng cường lực lượng, để đối kháng với quân Tùy.

Đúng vào lúc này, Vũ Công Hồ Thương Tây Vực Hà Phan Nhân khởi binh tạo phản.

Người này dưới trướng tụ tập tới vạn người, hơn nữa còn có qua lại với Quan Trung tam tặc Lý Trọng Văn, Hướng Thiện Chí, Khâu Sư Lợi, nếu như có thể thu phục được hắn thì trong tay của Lý Vân Tú sẽ có đầy đủ vốn liếng, bằng vào địa thế của Quan Trung mà giao phong với Tùy quân.

Cho dù là Hà Phan Nhân hay Tam tặc cũng thế, há có thể đơn giản quy thuận.

Mà lần này Mao Tiểu Tám động thân đã chiêu hàng được hắn.

Vốn Lý Vân Tú đối với chuyện này cũng không có hi vọng bao nhiêu, dù sao bên nàng cũng không có người trọng yếu, không có địa bàn, không nhiều tiền bạc, chỉ có một thứ lớn nhất là xuất thân mà thôi.

Không ngờ Mao Tiểu Tám lại hành động thành công.

Hơn nữa lại còn làm rất tốt.

Bất kể là may mắn hay là nguyên nhân nào khác, Hà Phan Nhân cũng đã nguyện ý quy thuận, hơn nữa nguyện ý vì nàng dẫn giới cho Quan Trung tam tặc.

Lúc trước thu nhận Mao Tiểu Tám chỉ là nhất thời cao hứng.

Lại không ngờ Mao Tiểu Tám này lại làm tốt như vậy.

Chỉ cần Hà Phan Nhân đồng ý quy thuận thì sự tình tiếp theo cũng trở nên dễ dàng hơn rồi.

Lý Vân Tú nhịn không được thở dài một hơi, nở ra một nụ cười tươi trước gương đồng.

- Vân Tú, lần này nhất định phải làm cho thật tốt.

Vào lúc giữa trưa, huyện nha phái người đến đây báo huyện lệnh Ngạc huyện cho mời Lý công tử tới thương nghị đối sách, ứng đối với việc Hà Phan Nhân công kích.

Lý Vân Tú vén búi tóc thanh tú của mình lên.

- Mong chuyển cáo tới huyện lệnh, nói Lý Ngọc sẽ lập tức qua phủ thương nghị.

Nàng rút từ bàn trang điểm ra một thanh trường kiếm, choang, kiếm ra khỏi vỏ, nhưng chỉ thấy mũi kiếm rét lạnh, như một con rắn chết vậy.

Lý Vân Tú rung kiếm lên, thân kiếm thẳng tắp.

Nàng thu kiếm vào trong vỏ, quấn ở ngang hông sau đó nâng trường đao ở bàn trang điểm lên rồi cất bước đi ra.

Tây Hà quận không thuần phục, Lý Uyên dùng Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân phá tan, đem Sơn Tây khống chế trong tay.

Từ đó về sau, Lý Uyên mở đại hội, tự lĩnh chức đại tướng quân, dùng Bùi Tịch làm trưởng sử, Lưu Văn Tĩnh làm tư mã, Đường Kiệm cùng với Ôn Đại Nhã làm Thiết Hộ tào, tư công tham quân. Phong cho Lý Ngôn Khánh làm Lũng Tây công, tả lĩnh quân đại đô đốc, Lý Thế Dân làm Đôn Hoàng cộng, hữu lĩnh quân đại đô đốc, Lý Huyền Phách làm Cô Thịnh công, thống lĩnh trung quân, Lý Nguyên Cát làm Linh Vũ công, tọa trấn Thái Nguyên.

Bởi vây dã tâm của Lý Uyên đã hiển lộ rõ ràng ra.

Đồng thời Lý Uyên binh tới Tấn Dương, tiến công uy hiếp Quan Trung.

Hắn tự mình dẫn theo ba đứa con, lĩnh binh một vạn, phân biệt ba đường xuất kích sau đó mệnh cho Lưu Văn Tĩnh thỉnh binh Đột Quyết Thủy Tất Khả Hãn, dùng thanh thế cường tráng uy hiếp. Lưu thủ Trường An là Đại Vương Dương Thúc lập tức phái Tống Lão Sinh đóng quân ở Hoắc Ấp, tả vũ hầu đại tướng quân Khuất Đột Thông thì suất lĩnh mấy vạn kiêu quân đóng quân ở Hà Đông, kháng cự Lý Uyên. Cùng lúc đó Quan Trung Lý công tử cấu kết với tây vực hồ thương Hà Phan Nhân khởi binh ở Ngạc huyện, trong tháng đó, đã chiếm lấy Ngạc huyện, đánh bại Khuất Đột Thông ở Lũng Hữu.

Tháng bảy, Tư Mã Ưng Dương quận phủ Lý Quỹ cấu kết với hào kiệt dân gian khởi binh, trục đi quan lại Tùy thất, tự xưng là Đại Lương vương.

Cùng tháng, Đậu Kiến Đức cũng tiến công Cấp quận, cùng với Tùy quân đại chiến ba ngày, Nguỵ Đức Thâm hạ lệnh cho Tư Mã Đô Úy Từ Thế Tích lãnh binh xuất kích, đánh bại Đậu Kiến Đức ở sau Bác Vọng sơn, thừa cơ đoạt lại Hoàng huyện, đem Đậu Kiến Đức đuổi ra khỏi Cấp quận sau đó thu binh đóng ở Lê Dương.

Vào tháng tám, Lý Uyên tiến về phía Tây.

Lúc đến Cổ Hồ Bảo trời mưa to, đại quân khó có thể tiến lên, Lý Uyên có quay về Thái Nguyên lại bị Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân phản đối, vì vậy quyết ý cướp lấy Hoắc Ấp,Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân suất lĩnh mấy chục kỵ quân tiến tới dưới thành Hoắc Ấp, khiêu khích Tống Lão Sinh xuất chiến, Tống Lão Sinh hạ lệnh cho ba vạn đạo binh ra nghênh tiếp, Lý Kiến Thành thuận thế mà trốn đi, Lý Uyên chỉ huy Lý Huyền Phách đón đầu công kích, Lý Kiến Thành suất bộ trở về, cùng với Tùy quân kịch chiến, Lý Thế Dân thì suất lĩnh kỵ quân ở sau lưng đánh lại, Tùy quân thế trận đại loạn, Tống Lão Sinh lúc phá vòng vây bị Lý Huyền Phách ngăn trở, song phương giao phong, Lý Huyền Phách bắt Tống Lão Sinh làm tù binh, chiếm lấy Hoắc Ấp.

Đại Nghiệp năm thứ mười ba, thế cục trở nên hỗn loạn.

Trung Nguyên đại địa, ba ngày một trận chiến, năm ngày một đại chiến, tứ bề báo hiệu bất ổn, chiến hỏa không ngừng.

Đúng lúc Lý Uyên một đường cao ca, tiến thẳng tới Quan Trung thì ở sông Lạc cũng loạn lạc không dứt. Vương Thế Sung tái chiến Dương thành, giằng co không thôi, Lý Ngôn Khánh thì ở Huỳnh Dương chỉnh binh, khí thế ngất trời, Lý Mật thì thừa cơ thâu nạp các lộ phản vương, thực lực không ngừng lớn mạnh.

Mà ở Đông Đô, Độc Cô Vũ sau khi tiến tới Lạc Dương, Dương Đồng đối với chiến tích của Vương Thế Sung càng ngày càng bất mãn.