Chương 442: Ngỗng tửu lâu.

Trưởng Tôn Vô Kỵ vội vàng xuống ngựa, đi tới bên cạnh chiếc xe.

- Mẫu thân đã đến độ khẩu Quan Âm tỳ mau đỡ mẫu thân nghỉ ngơi vào tửu quán chúng ta ăn uống rồi qua sông.

Màn xe được vén lên, Cao phu nhân được một thiếu nữ mắt ngọc mày ngài đỡ xuống xe từ từ đi ra.

Thiếu nữ kia tuổi tác ước chừng mười bốn mười lăm, khuôn mặt trái xoan, lông mi lá liễu, đôi mắt đen to, trên khuôn mặt còn có một má lúm đồng tiền, hiện lên vài phần mềm mại đáng yêu, da thịt của nàng tinh tế tỉ mỉ, như là bạch ngọc.

Trên khuôn mặt của nàng lộ ra vài phần ngây thơ, cẩn thận đỡ Cao phu nhân xuống xe xong, thiếu nữ hiếu kỳ dò xét bốn phía.

- Ca ca, đây chính là Hắc Thạch độ sao? Còn cách Củng huyện xa không?

Trưởng Tôn Vô Kỵ lộ ra một nụ cười thân thiện:

- Không xa, buổi trưa chúng ta qua sông đoán chừng một hai canh giờ sau là có thể tới.

- Tốt rồi không biết ca ca kia của muội biết Quan Âm tỳ tới sẽ giật mình cỡ nào.

Thiếu nữ nghe được má hồng liền đỏ bừng.

Cao phu nhân bất mãn nói:

- Vô Kỵ, sao con lại trêu chọc muội muội con?

Trưởng Tôn Vô Kỵ liền lập tức xin lỗi.

Lúc này Đậu Phụng Tiết cũng tiến tới, mời Cao phu nhân vào trong tửu lâu nghỉ ngơi.

Trước cửa của tửu lâu này treo một tấm vải, trên đó có viết chữ Ngỗng rất lớn.

Đậu Phụng Tiết hiện tại đã cao lớn, thân gần tám thước, mày kiếm mắt sáng.

Ba thục khiến cho hắn thêm vài phần thanh tú, tuy lưng dài vai rộng nhưng không khiến cho người khác có cảm giác thô bỉ.

- Phụng Tiết ca ca, tửu quán này có phải là chuyên nấu thịt ngỗng không?

Sau khi ngồi xuống, Trưởng Tôn Vô Cấu hiếu kỳ hỏi thăm

Chỉ thấy Đậu Phụng Tiết đang uống một ngụm trà, thiếu chút nữa thì phun ra mà Trưởng Tôn Vô Kỵ thì ho khan liên tục.

- Có thể... nó không chừng ngày sau Quan Âm tỳ muội tự mình nẫu thịt ngỗng ở đây.

Cao phu nhân tú mục trừng lên:

- Vô Kỵ, con chớ hồ ngôn loạn ngữ, Quan Âm tỳ đừng nghe ca ca con nói bậy, tấm vải thêu chữ Ngỗng này là...

Đúng lúc này một tiểu nhị tiến tới tiếp lời:

- Vị tiểu nương tử này, chữ Ngỗng trên lá cờ chính là dấu hiệu công tử nhà ta, nương tử không nên nói bậy gây chuyện không tốt sẽ sinh hiểu lầm.

- Công tử nhà ngươi rất bá đạo sao?

Tiểu nhị hơi mất hứng.

- Nương tử công tử nhà ta chính là người lương thiện nổi danh ở Huỳnh Dương, hiền hòa vô cùng, hai chữ bá đạo không được nói tới. Quả thật các vị đối với công tử nhà ta có chỗ bất kính nên ta mới hảo tâm nhắc nhở nếu ở Củng huyện chỉ sợ sẽ lập tức đuổi mọi người ra ngoài.

Trưởng Tôn Vô Cấu hiếu kỳ hỏi:

- Chuyện này là sao?

Tiểu nhị nở nụ cười, hơi tự hào nói:

- Ba năm trước đây Dương Huyền Cảm làm loạn ở Huỳnh Dương, khiến cho rất nhiều địa phương trở thành phế tích.

- Là công tử nhà ta sau khi ngăn chặn phản tặc đã nghĩ tới dân chúng trôi dạt khắp nơi, hiệu triệu mọi người lập nên ba trăm quán cứu tế, mỗi ngày bố thí không chỉ ở Huỳnh Dương quận mà còn có Dĩnh thủy, Đông Quận, còn có Hà Nam quận nữa, dân chúng khắp nơi chịu ân huệ.

Hai năm qua, Củng huyện dần dần trở nên thái bình.

Quán cứu tế không cần nữa, tuy nhiên công tử lo lắng thiên tai sau này cho nên đem ba trăm quán cứu tế chuyển thành tửu quán, cho người đi đường thuận tiện ghé vào, trên mỗi tấm vải treo trước quán đều thêu một chữ Ngỗng, chính là dấu hiệu quán trà của công tử nhà ta.

- Điều này khiến cho rất nhiều người qua đường không có ruộng đất cũng được an trí.

Trong mắt của Cao phu nhân hiện ra vẻ tán thưởng.

- Đa tạ đại ca, con gái của ta không hiểu chuyện mong đại ca thông cảm.

Đậu Phụng Tiết nhịn không được nói một câu:

- Không ngờ Ngôn Khánh ca ca hôm nay lại có tên tuổi như vậy.

Mà Trưởng Tôn Vô Kỵ thì không lên tiếng.

Hắn quan sát tửu lâu một phen thì thấy ở đây diện tích không lớn nhưng có tới năm người một quản sự và bốn tiểu nhị, mà cả bốn người đều rất tháo vát.

Tửu quán này cho dù lời nhiều thì cũng không nên có nhiều người như vậy.

Tên kia ở trong một tửu quán sắp xếp tới năm người rốt cuộc là có dụng ý gì?

Nhìn miếng vải treo trước tửu quán Trưởng Tôn Vô Kỵ như có điều suy nghĩ.

Dùng cơm xong, Trưởng Tôn Vô Kỵ nghỉ ngơi ở trong tửu quán rồi tính tiền rời đi.

Mọi người lên một chiếc đò ngang rồi nhanh chóng rời khỏi Lạc thủy, qua độ khẩu Hắc Thạch rồi lên xe ngựa tiếp tục đi tới Củng huyện, thỉnh thoảng lại thấy quân mã đi ngang qua.

- Tại sao lại có nhiều quân mã đi qua đây vậy?

Đậu Phụng Tiết thấp giọng nói:

- Nghe nói bệ hạ du hành Giang Đô nên điều động nhiều quân mã như vậy.

- Bệ hạ muốn đi dung hành Giang Đô sao?

- Đúng thế nghe nói bệ hạ gần đây thường gặp ác mộng, thấy có thảm họa chiến tranh, đêm không say giấc, nếu không có mấy phu nhân trong nội cung trấn an thì thức trắng đêm không ngủ được.

Trưởng Tôn Vô Kỵ vội vàng khoát tay:

- Phụng Tiết ngươi chớ nói bậy.

- Ta nói bậy khi nào, ở trên phố Lạc Dương mọi người đều truyền lưu như vậy.

Trưởng Tôn Vô Kỵ cười lạnh một tiếng:

- Những người Lạc Dương hẳn là đều trèo vào Tây Uyển nhìn chằm chằm xem bệ hạ ngủ hay sao? Bọn họ làm sao biết chuyện này? Chúng ta đừng nói chuyện này nữa, gây chuyện không tốt sẽ chọc phải tai họa.

Đậu Phụng Tiết gã gãi đầu thấp giọng đồng ý.

Một đội kỵ mã như gió bay điện chớp xẹt qua.

Một gã thanh niên nhìn thấy con ngựa Thất Ngân Tông của Trưởng Tôn Vô Kỵ thì hai mắt sáng ngời.

- Dừng ngựa.

Hắn nghiêm nghị gọi sau đó khoát tay chỉ huy đội kỵ mã xông lên phía trước bao quanh chiếc xe của đám người Trưởng Tôn Vô Kỵ.

Trưởng Tôn Vô Kỵ khẽ giật mình, lập tức thúc ngựa lên phái trước mà hỏi:

- Mọi người là người phương nào, muốn ở trên đường lớn, làm chuyện đạo phỉ sao?

Thanh niên kia cười lạnh một tiếng:

- Chuyện đạo phỉ? Theo ta thấy các ngươi mới là làm chuyện đạo phỉ, con ngựa kia rõ ràng là của pháp tào Củng huyện Doãn Tông Đạo, ngươi lấy cắp nó, mau tới huyện nha thẩm vấn.

- Người đâu bắt toàn bộ đám người này cho ta.

Dưới trướng của hắn có mấy chục người lập tức xuống ngựa xông lên phía trước.

Đám nô bộc không biết là xảy ra chuyện gì tất cả đều kinh hãi.

Trưởng Tôn Vô Kỵ liền biết được ẩn tình của câu chuyện, hóa ra người này nhìn thấy mã bảo lương câu của mình nên muốn ăn cướp, nếu là con ngựa khác, Trưởng Tôn Vô Kỵ nói không chừng sẽ tặng cho đối phương nhưng con Thất Ngân Tông mã này lại chính là con ngựa mà Trưởng Tôn Thịnh để lại cho hắn.