Chương 16: Trương Trọng Kiên

Thời gian qua xuân, tiết trời thoáng mát, lúc này ở một số cánh đồng vẫn còn đọng lại tuyết, nhưng đã có những nông dân bận rộn ở đó rồi.

Trịnh Ngôn Khánh biết rõ đây không phải là lúc trồng trọt.

Sau Kinh Trập(5 hoặc 6-3) đó mới là lúc thời tiết tốt nhất để trồng trọt, bất quá Trịnh Ngôn Khánh lại nhìn thấy một số người nông dân đi lại trên đồng ruộng, tựa hồ như đo đạc cái gì, khi thì ngừng chân ở dưới đồng, cầm một nắm đất lên mà khẽ ngửi.

- Gia gia, bọn họ đang làm gì vậy?

Trịnh Thế An ở ngoài xe khẽ nói:

- Họ đang phân điền.

- Phân điền?

Trịnh Thế An giải thích:

- Hàng năm trước khi nông canh, tất cả mọi người đều phải tiến hành phân chia ruộng đồng, theo theo mức dinh dưỡng mà quyết định trồng trọt, nếu như là vùng đất đó cằn cỗi, không thích hợp trồng trọt thì để nhàn rỗi, tiến hành tĩnh dưỡng cho nó, đợi năm sau đủ chất dinh dưỡng sẽ tiến hành gieo hạt, năm nào cũng vậy, cũng phải lưu lại một phần ruộng đồng để tĩnh dưỡng.

- A?

Trịnh Ngôn Khánh nghe vậy thì khẽ gật đầu.

Kiếp trước hắn làm việc liên quan tới nông nghiệp nên đối với nông nghiệp cũng hơi hiểu rõ.

Chỉ là khi đó mọi người không có quan niệm bảo dưỡng như vậy.

Nhớ có một lần, Trịnh Ngôn Khánh xuống nông thôn khảo sát, một lão nông dân nói một câu rất có triết lý:

- Cày bừa vụ xuân thu hoạch vụ thu, đây là do ông trời quy định, hiện tại thì ngược lại, một năm thu hoạch mấy lần, dốc sức liều mạng bón phân hóa học, nhìn thì có vẻ thu hoạch được nhiều, nhưng thực tế càng ngày khiến cho đất đai càng trở nên nhợt nhạt, lão tổ tông để lại đất cho chúng ta mấy nghìn năm, chỉ sợ mấy năm nữa lại không dùng được.

Khoa học làm ruộng?

Trịnh Ngôn Khánh nhìn cuộc khảo sát ruộng đồng của nông dân kia trong lòng sinh ra một suy nghĩ cổ quái.

Cũng không biết, đến tột cùng ai mới là phản khoa học.

Ngôn Khánh lắc đầu, lại ngồi trong xe mà dưỡng thần.

Vì đêm qua là giao thừa, cho nên cả Trịnh Thế An và Trịnh Ngôn Khánh đều ngủ không được ngon giấc.

Chiếc xe ngựa chạy băng băng, trong xe Ngôn Khánh đã ngủ, lúc hắn tỉnh lại thì trăng sáng đã chiếu cao trên trời, mọi người đã tìm nơi nghỉ ngơi dừng lại, Hơn mười chiếc xe quây tròn lại, tạo thành một nơi nghỉ ngơi, phía trước có mấy đống lửa hừng hực, mọi người tốp năm tốp ba vây quanh đó, nghểnh cổ hát nghênh ngang hoặc la lối om sòm, vô cùng náo nhiệt.

Trịnh Thế An ngồi bên cạnh đống lửa đang nói chuyện với một gã võ sĩ.

Gã võ sĩ này trên là Trịnh Vi Thiện. hắn cũng không phải là tộc nhân của Trịnh Đại Sĩ, hắn xuất thân từ Trịnh thị thất phòng, con của vợ lẽ, địa vị cũng không cao, mặc dù đã qua ba mươi, nhưng thân phận thấp hơn Trịnh Nhân Cơ rất nhiều.

Trịnh Vi Thiện tên là Vi Thiện nhưng lại là một nhân vật rất tâm ngoan thủ lạt.

Rất nhiều chuyện, Trịnh Đại Sĩ không muốn ra mặt đều được Trịnh Vi Thiện âm thầm làm thay, hơn nữa đều làm rất êm đẹp gọn gàng. Cho nên Trịnh Đại Sĩ đối với Trịnh Vi Thiện vô cùng tin tưởng, lần này Trịnh Nhân Cơ tới Lạc Dương nhậm chức, Trịnh Đại Sĩ phái hai người Trịnh Thế An và Trịnh Vi Thiện, có thể nói là vô cùng coi trọng. Dù sao Lạc Dương không thể so với Huỳnh Châu, đó là nơi địa phương quan lại quý tộc tập trung nhiều, nếu như không có người phụ tá thỏa đáng thì Trịnh Nhân Cơ khó mà đứng vững ở đó được.

Trịnh Thế An là một trong ngũ đại phụ tá của Trịnh gia, trung thành tận tâm và khéo léo.

Trịnh Vi Thiện võ công không tầm thường lại ngoan tâm thủ lạt, trầm lạnh ổn trọng, một văn một võ có thể giúp đỡ Trịnh Nhân Cơ rất nhiều.

Thêm một đám phụ tá của Trịnh Nhân Cơ từ Trường An tới, chắc chắn sẽ không thành vấn đề.

Trịnh Ngôn Khánh đi tới, không nói một tiếng rồi ngồi bên cạnh Trịnh Thế An.

- Tỉnh ngủ rồi sao?

- Vâng.

Trịnh Ngôn Khánh nhẹ giọng hỏi:

- Gia gia, đây là nơi nào?

- Phía trước là Dương sơn.

Trịnh Vi Thiện trầm giọng nói, đừng nhìn Trịnh Ngôn Khánh chỉ là con của Trịnh Thế An, với địa vị của Trịnh Thế An tại Trịnh gia, tất cả mọi người đều không dám khinh thường Trịnh Ngôn Khánh, hơn nữa Trịnh Vi Thiện cũng biết, Trịnh Đại Sĩ vô cùng coi trọng Trịnh Ngôn Khánh, lần này để Ngôn Khánh đi Lạc Dương chính là để làm bạn với Trịnh Hoành Nghị. Nói cách khác, tương lai khi Trịnh Hoành Nghị chấp chưởng An Viễn đường, địa vị của Trịnh Ngôn Khánh nhất định sẽ không hề chênh lệch so với Trịnh Thế An, không thể đắc tội.

Trải qua biết bao nhiêu năm ở An Viễn đường, kinh nghiệm của Trịnh Vi Thiện không hề ít.

Từ nhỏ hắn là con của vợ lẽ, đều bị mọi người khinh thường, mãi sau khi vào An Viễn đường, hắn mới được hãnh diện.

Trịnh Vi Thiện nói:

- Vượt qua Dương núi là Yển Sư, lão quản gia, chúng ta có nên ở Yển Sư nghỉ ngơi một ngày hay là tiếp tục tiến về Lạc Dương?

Trịnh Ngôn Khánh nghe xong thì nhịn không được nhìn về phía Trịnh Thế An.

Trịnh Thế An nghĩ nghĩ rồi nói với Trịnh Vi Thiện:

- Đại công lúc trước gửi thư của nó hắn có một hảo hữu ở Yển Sư là Từ Cái, hắn vốn là người hồ, trong nhà vô cùng giàu có vàng đông đúc, người này thích làm việc thiện, tính tình bẩm sinh vô cùng hào sảng, đại công muốn ta khi đi qua Yển Sư thì bái phỏng một cái thuận tiện mang một người đi Lạc Dương... Như vậy đi, hừng đông tới Yển Sư chúng ta ở lại nửa ngày, đoàn xe cũng không cần vào thàn Vi Thiện liệt kê một số đồ vật phái người tới đó mua là được. Yển Sư cách Lạc Dương không xa, nhất định không thể gây chuyện.

Trịnh Vi Thiện gật đầu:

- Vậy thì cứ xử lý theo lời của lão quản gia.

Từ Cái?

Trịnh Ngôn Khánh nghe tên này thì cảm thấy quen tai, tựa hồ như đã từng nghe qua nhưng không nhớ được lai lịch.

- Gia gia, Từ Cái này cũng là vọng tộc sao?

- À, không phải.

Trịnh Thế An nói:

- Hắn là một thương gia giàu có, có một số sinh ý lui tới chỗ chúng ta, người này kinh doanh gỗ, nhưng nói lý ra cũng làm một số sinh ý bị cấm cho nên quan hệ với đại công vô cùng mật thiết.

Buôn bán đồ cấm?

Đầu năm nay đồ cấm buôn bán rất nhiều, trong đó chủ yếu là sắt và muối.

Trịnh gia trong tay chế tạo sắt, dĩ nhiên là phải vãng lai với người này, chỉ là Trịnh Ngôn Khánh vẫn không nhớ nổi Từ Cái là nhân vật nào, Trịnh Thế An không nói hắn cũng không hỏi, hắn cầm một chiếc bánh chưng mà nuốt xuống bụng.

Đúng lúc này từ phía xa xa truyền tới một hồi vó ngựa.

Trịnh Vi Thiện lập tức đứng dậy thuận tay cầm lấy một cây hoành đao dài hơn một thước.

Hắn đứng trước đám võ sĩ mà nghiêm nghị quát:

- Phía trước là ai, nếu không xưng tên họ thì đừng trách chúng ta vô lễ.

- Chớ bắn tên, chớ bắn tên.

Trong bóng tối truyền tới một thanh âm thanh nhã:

- Chúng ta chỉ là người đi đường, muốn đi qua đây thôi.

Mấy chục người từ trong bóng tối đi tới.

Đi đầu là một trang hán khôi ngô tuấn tú, chỉ là vô cùng cổ quái, mắt xanh râu quai nón, xương gò má cao ngất, sắc mặt trắng bệch.

Ở phía dưới của hắn là một con hắc mã, bên sườn có dắt một thanh hoành đao.

Cách đoàn xe còn bốn năm mươi thước hắn xoay người xuống ngựa, đem hoành đao giao cho người bên cạnh.

- Tại hạ là Trương Trọng Kiên, người Dương Châu, bán hàng qua đây, nếu như quấy rầy thì xin tha lỗi.

Trịnh Thế An nghe thấy thì giật mình, đứng tới bên cạnh Trịnh Vi Thiện mà hỏi:

- Trương Quý Linh Dương Châu phú là gì của các hạ?

- À, đó là gia phụ.

Trương Trọng Kiên cũng sững sờ, sắc mặt cung kính nói:

-Xin hỏi tiền bối là ai?

- À, hóa ra là tiểu nhi của Trương Quý Linh, nghe nói trước kia ngươi đi xa, tại sao lại ở đây?

- Năm trước vãn bối về nhà, lúc đó Việt Quốc Công có đưa một ít tơ lụa về, vừa vặn trong nhà không có người nêu vãn bối được mệnh áp giải hàng hóa về Trường An.

- Thì ra là vậy.

Trịnh Thế An quay đầu nói với Trịnh Vi Thiện:

- Để cho bọn họ cắm trại, nếu bọn họ cần gì thì cho họ là được.

Sau đó ông nói với Trương Trọng Kiên:

- Chúng ta là người của Huỳnh Châu An Viễn đường, ta tên là Trịnh Thế An, từng có quan hệ với lệnh tôn của các ngươi, các ngươi có thể cắm trại, nếu như các ngươi làm bậy bạ, lão phu sẽ không khách sáo.

Có câu nói, ý muốn hại người không thể có nhưng phải có tâm phòng bị người.

Mặc dù Trịnh Thế An biết lai lịch của đối phương nhưng cũng không thể không coi chừng.

Báo đường hiệu bản thân chính là uy hiếp đối phương.

Bất quá dù vậy, Trương Trọng Kiên cũng vô cùng cảm kích.