Chương 975: Phụ tá.

.

Được Dương Phàm khuyên giải an ủi, những uất ức tích tụ trong lòng Thái Bình dần dần vơi đi, nhưng nàng thật không ngờ, Hoàng đế bởi vì nghi kỵ, nhanh như vậy đã áp dụng thủ đoạn rồi.

Thủ đoạn trước đó Lý Hiển áp dụng là hỏi kế cho Võ Tam Tư đấy, mà Võ Tam Tư thì hỏi kế cho Thôi Thực và Trịnh Âm, từ khi được hai đại mưu trí này, tiêu chuẩn dụng kế của Võ Tam Tư đột nhiên tăng mạnh, đã không còn là Ngô Hạ A Mông như trước nữa rồi

Kế hoạch lần này nhằm vào Tương Vương, có thể nói là thần diệu, ngay từ bắt đầu đã không làm cho Thái Bình công và Tương Vương cảnh giác.

Toàn bộ sự kiện này là từ lúc quốc triều lập Thái tử đấy.

Hoàng đế đã đăng cơ rồi, Hoàng hậu đã sắc lập rồi, nhưng ba bộ xe ngựa của Hoàng thất còn có một bộ chưa hề được xác lập, chính là vị trí Thái Tử. Vì thế, Võ Tam Tư thông qua Thôi Thực bày mưu đặt kế đầu nhập một vị Ngự sử Thượng thư của môn đình Võ thị, gián xin Thiên tử sớm lập Thái tử.

Vốn Lý Hiển có bốn con trai, trong đó có con trai trưởng là Lý Trọng Nhuận, cho nên y là đương nhiên là người được chọn cho vị trí Thái Tử. Chỉ tiếc Lý Trọng Nhuận nguyên nhân sau lưng nghị luận về Nhị Trương vài câu, liền bị tổ mẫu của y là Võ Tắc Thiên hành hình bằng gậy đánh tới chết.

Sau khi Lý Trọng Nhuận chết, Lý Hiển chỉ còn lại ba con trai, theo thứ tự là Lý Trọng Phúc, Lý Trọng Tuấn và Lý Trọng Mậu. Ba con trai này của ông đều là do Tần Phi sinh ra, mà không phải là cốt nhục của Hoàng hậu Vi thị, Thái tử tương lai sẽ do một trong ba người con trai này kế vị.

Ba Hoàng tử này không phải là con ruột của Vi hậu, thật ra Vi hậu cũng chưa ý định tuyển lập ai cả, nhưng trong ba Hoàng tử này, nàng không ưa nhất là Lý Trọng Phúc. Lý Trọng Phúc nhìn bề ngoài còn lớn tuổi hơn cả Lý Trọng Nhuận, là con thứ, lúc trước Lý Hiển bị giành ngôi vị Hoàng đế giảm lỏng tại Phòng Châu, Lý Trọng Phúc lúc đó đã được mấy tuổi rồi, nên vẫn còn ký ức về mẫu thân, bởi vậy không thể nào thân cận với Vi thị được.

Hiện giờ phải lập Thái tử rồi, Vi hậu đương nhiên không muốn để Lý Trọng Phúc làm hoàng Thái Tử. Nhưng mà, ba Hoàng tử đều là con vợ kế, không thể phân chia đích, thứ chi, theo lý nên dựa theo trình tự từ lớn đến nhỏ để xác lập Thái tử, nếu nói như vậy, hoàng Thái Tử nhất định là Lý Trọng Phúc đấy, vì thế Vi hậu ra mặt can thiệp rồi.

Vi hậu lúc này đã có đảng của mình rồi, tuy rằng bởi vì thế lực của nàng vừa mới tổ chức và thành lập, chưa lớn mạnh bằng Lương Vương đảng, Tương Vương đảng và Thái Bình đảng, nhưng trong tay nàng cũng có một nhóm nhân thủ có thể sử dụng.

]Vi hậu sai khiến một người trong đó buộc tội Lý Trọng Phúc, nói lúc trước Hoàng thái tôn Lý Trọng Phúc sở dĩ bị giết, là vì Trọng Phúc mơ ước địa vị Hoàng thái tôn, nên cố ý tiết lộ về màn đối thoại của Lý Trọng Nhuận nói cho Tắc Thiên hoàng đế biết, bởi vậy mới khiến Lý Trọng Nhuận bị hành hình bằng gậy đánh tới chết.

Chuyện này đương sự chỉ có Lý Trọng Nhuận, Lý Tiên Huệ, Võ Diên Cơ và Trương Xương Tông, mấy người này đều chết sạch, căn bản là chết không đối chứng, kêu Lý Trọng Phúc biện giải thế nào? Y không thể biện giải, biện đi biện lại cũng không thể minh bạch cho mình được.

Lúc này lại có đại thần thượng tấu, cho rằng Lý Trọng Phúc nếu làm hoàng Thái Tử, tương lai một khi ngự cực đăng cơ, rất có thể sẽ sẽ lật lại bản án Nhị Trương, gây họa cho xã tắc, bởi vì Vương phi của Lý Trọng Phúc là cháu ngoại của Trương Dịch Chi.

Lý Trọng Phúc nghe những lời ấy vô cùng giận giữ, y chưa có tư cách tuyển phi cho mình, lúc trước y nạp cháu gái của Trương Dịch Chi vợ là ý tứ của Vi hậu. Đó là Vi hậu muốn tạo quan hệ thân cận hơn với Nhị Trương, củng cố quyền vị của trượng phu nàng, hiện giờ thì hay rồi, điều này cũng trở thành tội danh để Lý Trọng Phúc không được làm Thái Tử.

Lý Trọng Phúc biết đây hết thảy đều là Vi hậu giở trò quỷ, nhưng y không dám lộ ra. Trong triều đình, bách quan vì thế vài lần tranh luận, cuối cùng Lý Hiển càn cương độc đoán, phán định Lý Trọng Phúc cần phải gánh trách nhiệm về cái chết của Lý Trọng Nhuận, bởi vậy giáng chức y đến Quân Châu (Hồ Bắc hiện nay, gần Phòng Châu), đảm nhiệm Thứ sử, khiến y hoàn toàn đánh mất quyền kế thừa ngôi vị Hoàng đế.

Lý Trọng Phúc ôm nỗi hận từ cung, đi Quân Châu nhậm chức. Quyền kế thừa của y bị tước đoạt, đến lúc này cũng chỉ còn lại hai vị Hoàng tử Lý Trọng Tuấn và Lý Trọng Mậu rồi. Chiếu theo trình tự lớn nhỏ, hẳn là sắc lập Lý Trọng Tuấn làm hoàng Thái Tử. Lý Trọng Tuấn thượng võ giỏi dũng, tính tình thô lỗ, thiếu kế đoản mưu, Vi hậu cho là gã rất dễ bị khống chế, cho nên rất ủng hộ gã.

Nhưng nhóm triều thần đã bị phát động lại có ý kiến bất đồng rồi, có người cho rằng Lý Trọng Tuấn giỏi dũng ít mưu, không xứng để kế thừa quyền vị Hoàng đế, đề nghị lập tứ Hoàng tử Trọng Mậu làm Thái tử. Lý Trọng Mậu từ nhỏ đã thông minh, tính tình ôn hòa, đối đãi sư trưởng khiêm tốn biết lễ, trong suy nghĩ của đại thần thì đó là người đủ tư cách để chọn làm quân chủ.

Vì thế, một phái kiên trì lập lớn, một phái thì liên trì lập hiền, tranh cãi túi bụi ở trên triều đình. Nhưng họ lại không biết, tình thế phát triển tới bước hôm nay, căn bản chính là Hoàng đế Lý Hiển cố ý dẫn đường. Mục đích căn bản của Hoàng đế không phải là lập Thái tử, mà là muốn đối phó Tương Vương, hiện giờ đã đến bước cuối cùng của kế hoạch rồi.

Ngay lúc song phương đại thần đang tranh luận đấu lý căng thẳng, lực chú ý của toàn triều đều tập trung vào chuyện lập Thái tử, Lý Hiển đột ngột đưa ra kết luận: Ông cho rằng hai đứa con trai đều không có tài cán xưng để làm quân vương một nước, cho nên ông cho phải Lập Tương Vương làm Hoàng thái đệ.

Lý Đán đã làm Thái Tử, cũng đã làm Hoàng đế, từ sau Thần Long chính biến, ông đã khống chế Nam nha mười sáu vệ cấm quân, ở trong quân và trên triều đình đều có được thế lực lớn và uy vọng cực lớn. Lý Hiển bỗng nhiên công bố muốn lập Tương Vương làm Hoàng thái đệ, trong lúc nhất thời không ngờ đã đạt được sự ủng hộ của nhiều đại thần.

Lý Đán là "Đóng cửa ngồi trong nhà, họa từ trên trời rơi xuống". Có đại thần đề nghị lập Thái tử, Hoàng hậu phản đối lập Trọng Phúc làm Thái tử. Khi bách quan lại tranh giành lập Trọng Tuấn và Trọng Mậu làm Thái tử, ông lại không hề phát giác được dụng tâm chân chính của Hoàng đế, ngay cả đến lúc này ông vẫn không rõ sát khí nằm phục của Hoàng đế.

Nếu hôm nay ông dám đáp ứng trở thành Hoàng thái đệ, giao ra binh quyền, dựa theo quy củ “Thái tử không được can triều chính” sẽ phải chuyển dời nhà Đông cung nhậm chức Thái tử, không chừng ngày nào đó phải chết bất đắc kỳ tử, cùng với như thế, còn không bằng sớm giao ra binh quyền để Hoàng đế yên tâm.

Vì thế, Lý Đán ngay cả triều phục cũng chưa kịp thay, liền đi một mạch vào Kim Loan điện, bất kể như thế nào cũng không chịu làm Hoàng thái đệ. Hai huynh đệ đùn đẩy nhau, khiến một vài đại thần trên điện không hiểu chuyện rất là cảm động.

Cuối cùng Tương Vương bị Hoàng đế ca ca ép, đành phải giao ấn soái binh mã khống chế Nam nha và mười sáu vệ cấm quân ra:

- Không phải là ngươi muốn ép ta làm Hoàng thái đệ sao? Được, giờ ta không làm gì cả, ta trở về làm Tiêu Diêu Vương, như thế là chu toàn cả hai rồi.

Lý Đán giao ra ấn soái binh quyền, trở lại phủ Tương Vương đóng cửa không ra, bày tỏ quyết tâm. Lý Hiển cũng diễn trò, liên tiếp ba lần bảy lượt hạ chỉ tuyên Tương Vương vào triều nghị luận việc lập Thái Tử. Tương Vương kiên quyết không đi, Lý Hiển lúc này mới liền mượn cớ xuống thang, lập Lý Trọng Tuấn làm hoàng Thái Tử.

Tận đến lúc này, rất nhiều đại thần vì vị trí Hoàng Thái tử mà ở trên Kim Điện tốn rất nhiều nước miếng, tranh cãi nhau đến mặt đỏ tai hồng lúc này mới thật sự phát hiện ra chân tướng sự việc, họ đều bị Hoàng đế “lừa” rồi, Hoàng đế chính là lấy tiến làm lui.

Lý Hiển đại khái cũng nhìn ra ánh mắt khó chịu của bách quan cũng có chút xấu hổ. Để che giấu, ông ta cùng với Võ Tam Tư nghị luận bí mật, sau khi được Võ Tam Tư đồng ý, bắt đầu hạ chiếu giáng tước vị của Chư Võ: Lương Vương Võ Tam Tư xuống làm Đức Tĩnh Quận Vương, Định Vương Võ Du Kỵ xuống làm Nhạc Thọ quận Vương. Hà Nội Vương Võ Ý Tông và mười hai vị Võ vương đều xuống hàng Quốc công. Dùng cách này để cố ý che giấu ý đồ của ông ta nhằm vào Tương Vương.

Thái Bình công chúa thờ ơ lạnh nhạt, hết thảy phát sinh trên triều đình nàng đều nhìn thấy hết cả. Mắt thấy Hoàng đế trăm phương ngàn kế đối phó với huynh đệ ruột thịt của mình, trong lòng nàng như hầm băng lạnh thấu xương rồi.

Mạc Đại tiên sinh không để lỡ cơ hội lại góp lời:

- Công chúa, khi Thần Long chính biến, nếu không phải Tương Vương điện hạ khống chế nam nha cấm quân, dùng cường quân này trấn nhiếp bắc nha, Hoàng đế có thể thong dong mà được lên ngôi vị không? Tương Vương điện hạ chính là lập được công lao hãn mã đó!

Tương Vương làm chuyện này, phiêu lưu mạo hiểm bao nhiêu chứ? Một khi thất bại, chinh là hủy gia diệt môn, nhưng Tương Vương lại suất lĩnh năm con trai của mình làm việc nghĩa không chùn bước xông đến Chu Tước môn. Thử hỏi, nếu Tương Vương không tham dự, thì sẽ như thế nào?

Chính biến thành công, ông ta là Tương Vương! Chính biến thất bại, ông ta vẫn là Tương Vương! Không! Lão hủ nói sai rồi, nếu đương kim Hoàng thượng ngày đó chính biến thất bại, vậy hoàng Thái Tử sẽ đổi thành Tương Vương rồi, Tương Vương điện hạ vì sao phải mạo kỳ hiểm chứ? Ông ta làm như vậy là vì ai?

- Đủ rồi, đừng nói nữa!

Thái Bình công chúa giận không kềm được, hung hăng vỗ mạnh vào bàn.

Vẻ mặt Mạc Đại tiên sinh không hề bận tâm, tiếp tục nói:

- Chỉ có như vậy, Hoàng đế không ngờ nghi kỵ Tương Vương. Công chúa điện hạ, Hoàng đế đã hạ thủ đối với Tương Vương, ngài nói xem kế tiếp y sẽ đối phó ai? Lão hủ thật sự là không nghĩ ra, Hoàng đế sẽ làm gì tiếp?

Là ai mạo hiểm hủy gia diệt môn phiêu lưu đưa y lên ngai vàng? Vì sao Hoàng đế lại đề phòng người thân không ngại sinh tử gia đình mà ủng hộ y lên ngôi, mà đối với Vi gia không hề có công tích, đối với Võ gia đã từng là đại địch sinh tử thì lại tín nhiệm? Công chúa, ngài cảm thấy ngài làm hết thảy, đáng giá không?

- Đi ra ngoài!

Hai mắt Thái Bình công chúa phun lửa giận, hét lớn với Mạc tiên sinh. Mạc Đại tiên sinh không chút hoang mang đứng lên, vái chào thật sâu với nàng, lui ra sau ba bước, hất ống tay áo, hiên ngang đi ra.

Thái Bình công chúa suy sụp lui bước ngồi vào sau án, buồn bã một lúc lâu, ngây ngốc tự hỏi:

- Có đáng giá không? Một câu nói xong, lệ rơi lã chã.


- Ha ha ha, nào nào, chúng khanh gia, mời uống đầy chén.

Lý Trọng Tuấn giơ cốc uống rượu lớn bằng Thanh Đông hình dáng cổ xưa lên, hướng về thứ tử bên phải và bên trái, tân khách thái tử và một đám nhân viên Đông cung. Lý Trọng Tuấn vai rộng, cánh tay vượn, khí chất cực kỳ oai hùng, khuôn mặt chữ Quốc, vẻ bề ngoài cực kỳ đẹp.

Khi trên gã còn một trưởng tử, một thứ tử, gã chưa bao giờ nghĩ một ngày kia ngai vàng Hoàng Thái tử sẽ đưa đến dưới mông gã, nhưng thật bất ngờ gã giờ đây đã trở thành Hoàng thái tử dưới một người trên vạn người, tận đến hiện tại gã vẫn cảm giác như đang nằm mơ.

- Thái Tử mời!

Chúng quan lại nâng chén cùng mời, Lý Trọng Tuấn ngửa cổ, uống một hơi cạn sạch. Lý Trọng Tuấn tửu lượng giỏi, ngại chén rượu quá nhỏ, cố ý đổi thành cốc rượu lớn Thanh Đồng, như vậy mới uống sảng khoái.

Một vị thanh niên mặc nhung trang đi lên trước, cười dài nói với Lý Trọng Tuấn:

- Thừa Huống kính Thái tử một ly!

Lý Trọng Tuấn vừa thấy y đến, lập tức dịch ra,vỗ vỗ bên cạnh mình, nói với người kia:

- Nào, ngồi đây, Thừa Huống, ngươi và Cô ngồi chung, huynh đệ chúng ta phải uống hai cốc.

Người nọ khẽ mỉm cười, cũng không chối từ, nói:

- Tạ ơn Thái Tử!

Rồi đi qua sau bàn rượu, ngồi xuống ghế cùng Lý Trọng Tuấn.

Người này tên là Lý Thừa Huống, cũng là con cháu Lý Đường. Ông cố là Lý Trì Vân con trai thứ năm của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Khi Võ Tắc Thiên cầm quyền, y đã là một chi rất xa rồi, cho nên không bị hãm hại, chỉ có điều từ Vương tước hạ xuống công tước, hiện giờ y là Võ Lâm tướng quân.

Đừng thấy Lý Trọng Tuấn và Lý Thừa Huống thân mật khăng khít giống như bạn tốt nhiều năm, thật ra hai người mới quen biết nhau tổng cộng hơn một tháng.

Lý Trọng Tuấn thượng võ, thích du săn, đầu mùa xuân gã đến vùng ngoại ô du săn, đúng lúc gặp Lý Thừa Huống cũng đi săn bắn, hai người thưởng thức kỹ thuật cưỡi ngựa và tài bắn cung của đối phương, sau khi xưng tên báo họ hoá ra vẫn là người một nhà, lập tức kết giao.

Lý Thừa Huống ngồi xuống bên cạnh Lý Trọng Tuấn. Lý Trọng Tuấn thân thiết ôm vai y, cười nói với nhóm nhân viên:

- Thừa Huống là Phúc tướng của Cô. Từ lúc quen biết với Thừa Huống, vận khí của Cô lập tức trở nên thần kỳ, trước đó không lâu được phong Vương, nháy mắt đã thành Thái tử. Ha ha, nào nào, Thừa Huống, chúng ta uống đầy một chén.

Lý Thừa Huống cười dài nâng chén, thì thầm bên tai Lý Trọng Tuấn:

- Thái Tử, ngài uống ít một chút.

- Hài!

Lý Trọng Tuấn oán trách trừng mắt với y, nói:

- Nam nhi đại trượng phu, sao có thể lề mề như nữ nhi thường tình được, hôm nay chúng ta không say không về.

Lý Thừa Huống bất đắc nghiêng thân mình, nhỏ giọng nói:

- Thái Tử không thể uống rượu, ngài đã quên, Thừa Huống hôm nay mời vài vị tướng lĩnh trong quân tới để cho ngài biết, họ nhiều người, không tiện đến Đông Cung, kính xin Thái Tử xuất cung dự tiệc, Thái Tử muốn củng cố ngôi vị Thái tử, những hào kiệt này nên kết giao nhiều hơn.

Lý Trọng Tuấn bừng tỉnh đại ngộ, gật gật đầu.