Chương 13: Chế tạo lần đầu

Cây Kỹ năng có số lượng kỹ năng gần như là vô tận. Với đủ điểm Thiết kế, Ves có thể trở thành nhà thiết kế chiến cơ vĩ đại nhất thế giới, với khả năng phác thảo một mẫu thiết kế hoàn chỉnh chỉ trong vài phút bằng tay trái của mình trong khi tay phải thì chỉ ra sai sót trong thiết kế của người khác. Đương nhiên, Ves sống trong một thế giới nơi thời gian và nguyên liệu chỉ là hữu hạn, nên cậu không tự huyễn hoặc bản thân mình rằng mình sẽ đạt đến cấp độ đó trong cuộc đời cậu.

Với những phúc lợi mà nó đưa ra, Hệ thống Thiết kế Chiến cơ tiêu biểu cho một loại công nghệ cực kì khó hiểu. Đôi lúc Ves cảm thấy như rằng chính thực tế cũng bị bẻ cong theo ý thích của nó. Cậu không rõ chương trình này khôn ngoan đến mức nào hoặc liệu nó có thể xác định được giới hạn của nó hay không. Nếu một ngày hệ thống AI (trí thông minh nhân tạo) của nó mà phát điên thì toàn bộ hệ tinh tú có thể bị lôi vào chiến tranh cũng nên.

Trên thực tế, Hệ thông luôn coi cậu là người dùng chứ không phải chủ sở hữu. Nó làm như rằng Ves chỉ là một người qua người thuận tiện nhặt nó lên trên đường vậy. Nếu cha của Ves không đưa cho cậu con chip dữ liệu này, thì Hệ thống chắc hẳn đã tìm cách khác để vận chuyển con chip của nó cho một người khác với phẩm chất mà nó ưa thích. Sự bất an này khiến Ves tự hỏi liệu Hệ thống đang lợi dụng cậu chứ không phải là ngược lại.

Chắc chắn Hệ thông không hoạt động miễn phí như vậy. Một vài thực thể đầy quyền năng nào đó đã phải vượt qua bao khó khăn để lập trình một phần mềm bẻ cong thực tế hoạt động trên các nguyên tắc nằm ngoài tầm hiểu biết của nhân loại ít nhất một ngàn năm, và rồi bằng cách nào đó lại rơi vào tay một người bình thường như Ves. Và sau đó còn phải tự hỏi rằng liệu Hệ thống sẽ nằm trong tay người đó mãi mãi hay không nữa.

Theo những gì mà Ves biết được, Hệ thống chỉ coi cậu như một chuyến tàu mà thôi. Một khi nó đến đích cuối cùng, nó sẽ ra đi không một một lời luyến tiếc.

Vì vậy, Ves cần phải khai thác Hệ thống khi vẫn còn có thể. Cho nên bất chấp mọi nghi ngờ và thắc mắc của mình, cậu vẫn lướt qua Cây Kỹ năng và lập danh sách mua sắm các kỹ năng cần thiết để tiến hành việc tái thiết kế chiếc Caesar Augustus.

Đây là những yêu cầu tối thiểu để để sản xuất hoặc tái thiết kế chiếc Caesar Augustus. Ves cần phải làm quen với nhiều công cụ trong khu xưởng của mình nhiều hơn nữa để có thể chế tạo và lắp ráp các bộ phận nổi tiếng tinh vi của chiếc CA-1. Và nếu cậu muốn tái thiết kế chiến cơ này để có thể giảm độ khó cho việc sản xuất nó, thì cậu cần phải thông thạo kĩ thuật điện tử gấp.

Do Ves đang cố gắng chế tạo một chiếc CA-1 nguyên gốc trong Iron Spirit, cậu cảm thấy mình nên bắt đầu mua sắm là vừa. Cậu chọn thứ rẻ nhất trong danh sách và mua nó ngay lập tức.

[Cậu đã dùng 200 DP để nhận kỹ năng Thành thạo Lắp ráp I. Vui lòng kiểm tra trạng thái của cậu để xác nhận kỹ năng này.]

[Trạng thái]

Tên: Ves Larkinson

Nghề nghiệp: Chiến cơ Thiết kế gia cấp Học việc.

Chuyên môn: Không có

Điểm Thiết kế: 98

Thuộc tính

Sức mạnh: 0.7

Độ khéo léo: 0.7

Sức bền: 0.6

Trí tuệ: 1.2

Óc sáng tạo: 1

Độ tập trung: 1

Năng khiếu Thần kinh: F

Kĩ năng:

Đánh giá: Được nửa đường bước ra khỏi cái hang của sự ngu ngốc.

Trạng thái của cậu chẳng thay đổi gì mấy ngoài trừ việc mất nhiều DP đến đau lòng.

Giờ thì cậu đã có đủ điều kiện để sản xuất một phiên bản ảo của chiếc Caesar Augustus, Ves đã sẵn sàng. Cậu đăng nhập vào trò chơi và bước vào xưởng của mình. Cũng hay là máy móc trong công xưởng đều có kích thước phù hợp với cỗ máy mà cậu sắp chế tạo. Iron Spirit vẫn là một trò chơi dù cho rằng nó quảng cáo bản thân là một phần mềm giả lập, nên nó không muốn dọa khách hàng đi mất nếu nó quá tham lam.

Tuy nhiên, nhiều người lan truyền tin đồn rằng trò chơi này sẽ giới thiệu một bản cập nhật trong tương lai để ‘nâng cao’ trải nghiệm trò chơi cho các nhà thiết kế bằng cách ép buộc họ phải trả tiền để nâng cấp thiết bị của mình. Hiện tại, trò chơi đã đơn giản hóa nhiều quy trình mà Ves cảm thấy biết ơn không xuể. Cậu chỉ cần trả 40,000 hiện kim để mua nguyên liệu thô cho chiếc CA-1, và được chuyển đến xưởng ảo của cậu.

Trong thực tế, chi phí nguyên liệu thô không thực sự đại diện cho giá trị của hàng hóa kỹ thuật số mà Ves nhận được. Các dải kim loại, nhựa, gốm sứ và các vật liệu khác mà cậu nhận được chỉ là một loạt dữ liệu có thể sao chép đến vô hạn.

Khoản thanh toán này giống như một khoản thuế dưới một tên gọi khác mà thôi. Một trong số đó sẽ vào tay bộ phận thu thuế, ở trường hợp của Ves là Cộng hòa Bright. Một phần khác được gửi đến chủ sở hữu tài sản trí tuệ của nhiều chiến cơ và linh kiện mà Ves sử dụng trong thiết kế của mình. Chỉ một khoản tương đối nhỏ của khoản hiện kim này là doanh thu của Tập đoàn BSBH điều hành Iron Spirit.

“Chà, giờ thì đã đến lúc biến những nguyên liệu này thành bộ phận và linh kiện rồi đây.” Ves xoa xoa bàn tay kỹ thuật số của mình trong khi tiến đến chiếc máy in 3D ảo ở phía trước.

Cái cỗ máy to bằng cả căn nhà này là một phiên bản cải tiến của chiếc máy mà cậu có trong vũ trụ thực của mình. Phần lớn các tính năng và chức năng khác nhau đã được chuyển vào đây. Với độ thành thạo của mình, Ves bắt đầu tải bản thiết kế bộ khung, phần cơ bản nhất của chiến cơ, đại diện cho khung xương neo giữ các bộ phận khác.

Vì nó chủ yếu bao gồm các mảnh liền khối, thi thoảng cũng có các bản lề và khớp nối khác nhau, quy trình sản xuất vẫn diễn ra suôn sẻ. Rõ ràng là chàng trai Jason Kozlowski trẻ tuổi đã không táy máy gì đến nó. Tuy nhiên, do các hợp kim chất lượng cao hơn được sử dụng trong bộ phận này, việc chế tạo bộ khung cũng phải tốn đến nửa ngày.

Tiếp đến là lò phản ứng điện, là bộ phận sản sinh ra năng lượng từ các pin năng lượng hoặc nhiên liệu đã qua xử lí. Nói chung là, lò phản ứng điện đã là một loại công nghệ trưởng thành. Các nhà phát triển chỉ sửa đổi nó đây đó một chút chỉ để cung cấp thêm một vài phần trăm hiệu suất hoặc công suất tối đa. Nó có thể dễ dàng thay đổi quy mô để phù hợp với hạng cân của chiến cơ, và chiếc CA-1 có lò phản ứng hạng trung được thiết kế khá công phu đấy.

Là một nhà sản xuất ô tô bay và tàu vũ trụ, Công ty Động Học Hàng Không Quốc Gia đã sản xuất các dây chuyền lắp ráp lò phản ứng của riêng họ. Jason đã mượn một lò phản ứng cao cấp có sẵn từ bộ phận Nghiên cứu và Phát triển rồi nhét nó vào thiết kế của anh ta.

Lò phản ứng này yêu cầu nhiều bộ phận cỡ nhỏ phải được chế tạo với độ chính xác và tỉ mỉ hơn bình thường. Ves đã từng in nhiều động cơ mà cậu tự thiết kế trước đây với máy in 3D, nhưng đây là lần đầu cậu lao vào thử thách in từng bộ phận một có kích thước chỉ vài milimet, và lắp ráp chúng lại với nhau một cách thủ công. Cậu mất cả ngày với công việc đầy sự tỉ mỉ này. Ves cảm thấy mình cũng thành công phần nào, với lò phản ứng cũng đã hoàn thành và hoạt động trơn tru như mong đợi. Còn việc nó có hoạt động tốt hay không sau này thì chuyện đó để sau.

Sau khi đã xong với trải nghiệm mới mẻ này, phần động cơ của cậu có phần dễ dàng hơn một chút. Khác với lò phản ứng, động cơ có thể chuyển đổi năng lượng để tạo ra động năng. Nó cho phép chiến cơ cử động tứ chi của mình và chạy như một vận động viên marathon. Và cũng như lò phản ứng, Jason cũng đã mượn nó từ công ty của cha anh, cho nên nó cũng có nhiều bộ phận tiên tiến khá là khó khăn trong việc sản xuất. Ves ngày càng đánh giá cao tay nghề thủ công của công ty NA sau khi cậu hoàn thành việc lắp ráp động cơ này.

Sau đó là những khớp nối và cơ bắp sử dụng động năng để di chuyển các chi của chiến cơ. Những chiến cơ rẻ tiền như các loại sử dụng trong nông nghiệp thường lắp đặt các động cơ điện và thủy lực hoặc một loạt các lựa chọn rẻ tiền khác. Còn với các loại chiến cơ tác chiến như thế này luôn yêu cầu những bộ phận khác tinh vi hơn để có thể mô phỏng khả năng phản ứng của con người khi phi công kết nối thần kinh với cỗ máy. May mắn thay, thứ công nghệ đứng sau cơ bắp nhân tạo vẫn giữ nguyên trong suốt hơn một thế kỉ, cho nên việc sản xuất nó diễn ra khá nhanh chóng.

Tiếp đến là quy trình khó nhất trong công đoạn sản xuất, là những vi mạch máy tính và hệ thống dây cáp cung cấp chỉ dẫn và năng lực xử lí dữ liệu cho cỗ máy. Nó đại diện cho bộ não và hệ thống thần kinh của chiến cơ.

Các con chip này đòi hỏi nhiều quy trình nhất từ máy in 3D, nhưng nó cũng không khó sản xuất lắm vì hiện tại nó đã là công nghệ thế hệ trước rồi. Số lượng các bộ phận thu nhỏ và đủ loại công nghệ bắt mắt khác giờ đây đã có thể chế tạo một cách dễ dàng bằng cách kích hoạt một chương trình sản xuất tự động. Ves chỉ cần kiểm tra bụi bẩn và lỗi thông thường trong máy in 3D trước khi chế tạo mấy con chip nhỏ bé này.

Trớ trêu thay, dây cáp lại đòi hỏi độ khéo léo nhiều hơn. Như thể biết rằng cỗ máy của mình sẽ cần vô số dây cáp trong người, Jason chọn một hỗn hợp đặc biệt gồm nhiều kim loại và chất cách điện theo các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của dây cáp. Một chuỗi dây cáp có thể dày hơn hoặc mỏng hơn ở một vài bộ phận nhất định tùy thuộc vào vị trí của nó. Nó sẽ tạo ra một mớ hỗn độn khi thêm vào một lượng lớn dây cáp khác, và cuối cùng Ves phải phát điên lên vì nó.

Sau một thời gian dài nghỉ ngơi và một đêm ngon giấc, Ves tiếp tục chế tạo các bộ phận chuyên dụng của chiếc Caesar Augustus. Những bộ phận này khác nhau và phức tạp cực kì, do Jason đã thêm chúng vào danh sách mua sắm tất cả các bộ phận tốt nhất hiện có trên thị trường lúc lâm thời.

Hệ thống ECM, radar, bộ phận đẩy, con quay hồi chuyển, buồng lái, cảm biến và tất cả các thành phần khác đều phổ biến từ các nhà sản xuất khác nhau. Điều này có nghĩa là Ves cần phải đề phòng một số vấn đề nhất định trong một bộ phận này, nhưng cũng phải cần để ý đến nơi lắp đặt của một bộ phận khác. Ves chăm chỉ đọc qua các tài liệu hướng dẫn trong khi cậu học hỏi từng bộ phận một, cho nên cậu vẫn chưa gặp phải sai sót gì nghiêm trọng cho lắm.

Tuy nhiên, nhiều bộ phận đi ra khỏi máy in 3D chỉ tạm chấp nhận được mà thôi. Ves thiếu nguồn nguyên liệu thô để chế tạo bộ phận dự trữ, trừ những bộ phận cấp thiết nhất. Cậu chẳng có thể làm gì khác được. Cậu chỉ có thể trách Jason đã mù quáng chọn những đồ chơi bóng bẩy nhất và nhờ cậy vào khu xưởng quy mô công nghiệp siêu đắt tiền để chế tạo chúng một cách hoàn hảo.

Với phần lớn nội thất của chiến cơ đã hoàn thành, Ves chuyển sang phần đắt tiền nhất của chiến cơ, chính là bộ giáp độc quyền của nó. Ba mươi năm trước, một nhà sản xuất đã yêu cầu một cỗ máy chuyên dụng từ công ty Động học Hàng không Quốc gia để kết hợp một loạt kim loại vào lớp mạ giáp có độ nén cao.

Công nghệ chế tạo đã phát triển từ thời điểm đó, và bây giờ công thức chế tạo áo giáp đã trở thành kiến thức bán công khai với sự phát hành các lựa chọn cấp phép của chiến CA-1, mà tất cả các máy in 3D hiện đại đều có thể tái tạo nó miễn là chúng không quá rẻ tiền.

Chiếc Caesar Augustus yêu cầu một lượng lớn lớp mạ giáp cho chiến chiến cơ hạng trung này. Thanh kiếm to bự và tấm khiên cồng kềnh cũng tăng thêm tổng trọng lượng của nó, gần như đã đẩy chiếc chiến cơ vào hạng mục chiến cơ hạng nặng rồi.

Việc sản xuất tấm giáp đi kèm với những thách thức riêng của nó. Vì Ves chưa hề có kinh nghiệm trong việc này, một số tấm giáp đi ra khỏi máy in 3D có ứng suất cao hơn bình thường hoặc gặp các vấn đề khác. Nếu máy in 3D ảo này mà không có chất lượng cao đến vậy, Ves hẳn đã gặp khó khăn với một số tấm giáp bị hỏng đến phân nửa.

“Chết tiệt.” Ves thở dài sau khi cậu đã chế tạo tất cả các bộ phận của chiến cơ CA-1. “Việc này tốn sức hơn mình nghĩ. Đúng là cả một bầu trời khác biệt giữa chiến cơ 1-sao và chiến cơ 5-sao. Hàng trăm năm phát triển công nghệ chỉ tổ làm chúng khó sản xuất hơn thôi. Công nhận mình nhớ cái đơn giản của chiếc Fantasia thật.”

Chỉ riêng những thách thức mà cậu phải đối mặt với công đoạn này đã giúp mở rộng tầm nhìn của cậu về khả năng của các chiến cơ. Làm việc với một cỗ máy cận hiện đại dành cho giới thượng lưu này đã dạy cho Ves một bài học về những chất lượng mà khách hàng mục tiêu tìm kiếm trong những chiến cơ này.

“Một chiến cơ ưu tú luôn phải đáp ứng các yêu cầu xa xỉ hơn là chiến cơ tiền tuyến thông thường. Chúng bao gồm lớp giáp dày và khả năng công kích cao nhất có thể đáp ứng được với độ cơ động hợp lý. Hiệu quả năng lượng không nhất thiết là một vấn đề khi người ta có thể hoán đổi pin năng lượng hoặc nhiên liệu từ các nhóm hỗ trợ trên chiến trường.”

Jason cũng không hoàn toàn sai lầm khi thiết kế chiếc CA-1 theo đường lối đó. Anh ta chỉ là đi hơi quá xa mà thôi. Các chiến cơ cạnh tranh khác cũng có thể làm được tất cả những gì mà chiếc Caesar Augustus có thể làm được, nhưng có thể chịu đựng cao hơn một chút trên chiến trường. Đôi lúc sự khác biệt về thời gian hoạt động rất quan trọng, cho nên khách hàng luôn muốn an toàn hơn là nuối tiếc bằng cách lựa chọn sản phẩm ít cường điệu hơn. Chiếc Caesar Augustus cũng khá là khốn nạn để bảo trì trên chiến trường đầy hỗn loạn, nên nói chung chỉ có những phi công tài giỏi và giàu có mới quan tâm đến hiệu suất tối đa mà bỏ tiền mua những mẫu chiến cơ này.

“Tiếp đến là lắp ráp.”

Để lắp ráp chiến cơ từ đầu, Ves đầu tiên phải lắp ráp bộ khung trước đã. Những bộ phận cấu thành khung xương của chiến cơ được sản xuất rất lớn và chắc chắn, cho nên Ves dễ dàng thực hành kỹ năng phụ đã được nâng cấp của mình để lắp ráp mà không gặp nhiều rủi ro gì mấy. Kỹ năng này đã cải thiện khả năng điều khiển bộ nâng và các cánh tay bằng máy cấu thành hệ thống lắp ráp của nó. Những bộ phận mà cậu muốn nó đóng băng vẫn giữ nguyên, trong khi những bộ phận khác mà cậu muốn di chuyển được dịch chuyển xung quanh vừa đủ nhưng không đi xa hơn nữa.

Do Ves đã lắp ráp lò phản ứng điện và động cơ bằng tay trước đó, giờ cậu chỉ cần đặt chúng vào những khe rãnh của bộ khung một cách tỉ mỉ là được.

Sau đó, Ves thêm vào các bộ phận và hệ thống điện tử khác nhau cấu thành các chức năng của chiến cơ. Bộ phận lớn nhất là buồng lái, tiếp đến là bộ lưu trữ năng lượng dự trữ các bộ pin năng lượng có thể dễ dàng thay thế bất kì lúc nào. Rồi sau đó nữa là những hệ thống nhỏ hơn như là cảm biến và bộ đẩy chẳng hạn.

Cuối cùng thì Ves cũng đến giai đoạn rắc rối nhất. Tất cả các bộ phận đã được lắp đặt trên chiến cơ này, nhưng chúng vẫn bị cô lập với nhau. Ves cần phải kết nối từng cái lại với nhau trong một mớ dây cáp và đường ống hỗn độn. Giữa những bộ phận tương đối tinh vi như thế này, Ves cần phải chèn khá nhiều cơ bắp nhân tạo. Đôi lúc việc này dẫn đến việc chúng chỉ đủ vừa vặn với nhau.

Công việc này thử thách Ves nhiều nhất. Cậu thất bại khá nhiều lần, khiến cậu phải tháo rời đường dây cáp và phải thử lại từ đầu. Đôi lúc cậu phải dùng sức nhét một bó dây cáp qua khe hẹp giữa các đường ống lại với nhau. Sự căng thẳng và bức bối khiến Ves đôi lúc trượt tay và gây ra những sai lầm không thể tha thứ trong khâu lắp ráp.

Sau một ngày căng thẳng đến điên đầu đóng vai một thợ sửa ống nước, Ves cuối cùng cũng đã đến giai đoạn lắp ráp cuối cùng. Cậu dành thời gian nhàn nhã hơn nhiều để lắp các tấm giáp lại với nhau. Đôi lúc có nhiều đường dây cáp nhô ra khiến cho các tấm giáp không đứng đúng vị trí của nó. Ves đôi lúc còn phải dùng búa để đập nhẹ vào những khu vực có vấn đề để khiến cho lớp giáp vào đúng vị trí. Nó chỉ chứng minh rằng các bộ phận mà cậu chế tạo không hề đạt tiêu chuẩn cao chút nào.

“Cuối cùng cũng xong.” Ves vừa thốt lên ngao ngán vừa nằm dài trên mặt đất vì kiệt sức. Chương trình chẩn đoán và sửa lỗi vẫn chạy ở chế độ nền, nhưng Iron Spirit đã xử lý hầu hết các sự cố xuất hiện ở giai đoạn này.

“Mi nghĩ sao hả Hệ thống? Ta có làm tốt không? Sao mi chưa đưa ra đánh giá thế?”

[Hệ thống Thiết kế Chiến cơ chỉ đánh giá thiết kế, không phải sao chép. Do cậu không phải là nhà thiết kế cho chiếc Caesar Augustus CA-1, cậu sẽ không được nhận bất kì Điểm Thiết Kế nào cho dù cậu chế tạo nó cả ngàn lần đi chăng nữa. Hãy làm việc chăm chỉ và tạo ra thiết kế của riêng mình.]

Cũng hợp lý. Hệ thống đâu có muốn tạo ra một kỹ thuật viên và giám sát viên nhà máy hay gì đâu chứ. Công việc chính của một nhà thiết kế chiến cơ là tạo ra thiết kế chiến cơ. Công việc chế tạo chiến cơ thủ công chỉ thực hiện để hiểu rõ hơn về cỗ máy đó hoặc để đảm bảo chất lượng của nó mà thôi.

Ves chỉ có thể dựa vào con số đo của Iron Spirit đưa ra để đánh giá xem cậu đã chế tạo chiếc Caesar Augustus đầu tiên của mình tốt như thế nào. Và từ những gì cậu đọc được trước mắt, trông có vẻ không tốt chút nào.