Hắn xây một hơi 4 cái lò cao , vì số quặng không nhiều nên hắn định xử lí một lần cho xong .
Tiếp đến là chuẩn bị nguyên liệu gồm có quặng sắt , than đá và đá vôi .
Đá vôi chẳng phải là thứ hiếm có gì , những người dân ở đây thừa biết nơi nào có thứ đá màu trắng này , họ chỉ việc đến nơi có nhưng ngọn núi đá vôi trầm tích không xa rồi đưa về .
Số quặng được rửa sạch bằng nước để loại bỏ đất và tạp chất sau đấy đập ra tới mức nhỏ nhất có thể , đây đều là số quặng tốt mà hắn đã chọn ra từ trước .
Tiếp đấy là than đá , đầu tiên hắn cho người đem chưng than đá trong một cái lò kín với nhiệt độ chỉ khoảng 250-400 độ để biến chúng thành than cốc , hắn vừa dùng cái máy đo nhiệt độ cầm tay căn chỉnh vừa chỉ dạy lại cho mấy người Nguyễn Xừ.
Than đá mỡ khi được chung thành than cốc sẽ tỏa nhiệt tốt hơn ban đầu , hơi nước cùng tạp chất sẽ bay hơi đáng kể, đây là cách mà cộng nghiệp nặng hiện đại dùng để luyện kim, sau khi chưng than mỡ thành than cốc thì hắn cũng cho người đập nhỏ ra thành những viên to bằng ngón tay , cả đá vôi cũng bị hắn đập nhỏ ra như vậy .
Mục đích của việc này là để tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu , nâng cao quá trình khử oxit trong quặng sắt .
Sau khi nghiền nát cùng chẩn bị nguyên liệu xong thì đổ vào trong các lò rồi nổi lửa lên .
Trong lò cao lúc này đã tạo ra nhiệt độ cao tới 1800 độ C đủ để hòa tan triệt để quạng sắt cùng các tạp chất như phot-pho,lưu huỳnh ,...
Quá trình nung cháy sẽ tạo nên khí Co , chính khí này kết hợp với quạng sắt Fe3O4 trong nhiệt độ cao sẽ tạo nên phản ứng khử.
3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
Một số cacbon trong quá trình này sẽ hòa tan với sắt để tạo nên gang , phần sỉ quạng nhẹ hơn sẽ nổi lên phía trên của gang.
Nguyễn Ngọc Hải căn chỉnh đúng thời gian rồi lập tức cho bọn hắn mở của tháo sỉ ra , một hợp chất xám đỏ sền sệt lập tức chảy ra .
Trước đấy hắn đã cho người đào một cái mương nhỏ dẫn dòng xỉ chảy vào một cái ao chũng , khi tất cả xỉ từ 4 cái lò chảy đầy vào đây thì hắn lập tức dẫn nước sông chảy vào trong này , nhiệt độ cao khiến nước bị sôi trào rồi cạn đi tranh chóng , để lại đấy một đám sỉ bị biến thành những hạt vụn nhỏ, những hạt vụn này không cứng , chỉ cần miết mạnh một chút là vỡ ra .
Đây chính là một trong những phát minh tạo nên văn minh của con người , chỉ cần nghiền nhỏ rồi trộn chung với đá thạch cao nghiền nhỏ theo một tỉ lệ nhất định thì chúng sẽ biến thành xi măng có thể tạo nên những công trình khổng lồ một cách nhanh chóng .
Đá thạch cao thì dễ tìm vì chúng hình thành ngay chỗ mấy núi đá vôi , nhưng hắn hiện tại không có cát nên chỉ tiếc nuối cho người cất đám xi măng bán thành phẩm này vào nơi khổ ráo , hắn thậm chí còn tập hợp mọi người xây thêm một cái nhà sàn nữa để giữ thứ này một cách khô ráo nhất .
Lại nói đến lò luyện , sau khi tháo xỉ ra thì hắn đợi thêm một lát nữa cho áp suất bên tron ổn định lại rồi mới cho người mở cửa cuối cùng tháo gang ra , dòng gang nóng đỏ được hắn hứng vào những cái khay chịu nhiệt hình chữ nhật có cùng chất liệu với cái lò .
Đến đây thì trách nhiệm của mấy cái lò cao cũng kết thúc, do làm bằng chất liệu dỏm nên trên thân lò đã bắt đầu hư hao , hắn cũng không giám dùng cái lò này nữa , thứ này cơ bản chỉ có tuổi thọ một lần .
Nguyễn Xừ cùng mọi người trợn ngoác mồm , hắn chưa bao giờ thấy cách luyện sắt nào được nhiều như vậy , đúng là cách của thiên thần có khác .
_ Chúa công, thật nhanh , trước kia bọn tôi luyện đồng cũng không nhanh như vậy, mấy chục người luyện một này chỉ được có 1/10 nơi này , đây chính là sắt mà người Hán dùng đây ư ?!!
Nguyễn Ngọc Hải lắc đầu:_ Còn chưa xong !!
Người hiện đại có lẽ không coi sắt thép ra cái gì bởi vì nó đâu đâu cũng có , thậm chí vô tình nhìn thấy cũng tiện chân đá qua một bên nhưng làm sao biết được người cổ đại vì làm ra một miếng sắt mà vất vả thế nào .
Nói ví dụ như cách người Hán luyện thép, vì họ không biết nguyên lí của việc khử oxit trong quặng cùng tác dụng của than đá (phải đến triều Tống người Hán mới biết dùng than đá ), dẫn đến việc chưa biết cách nghiền nhỏ nguyên liệu và lọc sơ qua tạp chất đợt một trong quặng , việc luyện thép dùng chất đốt chủ yếu là than bùn cùng gỗ cộng thêm kết cấu lò luyện khiến cho nhiệt độ trong lò chỉ khoảng 1000 độ kém thiết kế lò cao gần 1800 độ nhiều , năng suất cũng chỉ được một cục sắt lẫn sỉ tầm 20-30kg mỗi lần đập lò .
Khiến thép chưa được hòa tan hoàn toàn ( ở nhiệt độ 1500 độ) và các tạp chất vẫn còn rất nhiều, loại này được gọi là sắt hoặc thép non, rất dễ gãy và mềm .
Chính vì vậy mà các thợ rèn phải đập đi đập lại rất nhiều lần cho tạp chất bên trong bị ép ra ngoài nhưng hiệu quả không được tốt lắm , việc đập đi đập lại nhiều lần còn vô tình khiến cho sắt mềm ra rất nhiều .
Nói bấy giờ một đống phốt vậy thôi chứ nó vẫn tốt hơn vũ khí bằng đồng chán , độ cứng cứ gọi là cháu chắt gặp cụ tổ , nếu hai người sức tương đương mà một người cầm kiếm đồng một người cầm kiếm sát chém nhau thì bảo đảm 100% chie vài phát là thanh kiếm đồng vỡ trước .
Trên chiến trường cũng vậy , cầm cái kiếm đồng nhảy lên chém mấy nhát vào xương người cũng đã gãy rồi, trên chiến trường mà gãy vũ khí thì hậu quả không cần nói cũng biết, bởi vậy nên cứ cầm kiếm đồng đánh nhau mấy trăm năm cũng không thể thắng được là do vậy.
Nói trở lại , thứ thép hắn chuẩn bị luyện ra là thứ cân bằng lại lực lượng của hai bên, nhưng chỉ luyện với lò cao là chưa đủ.
Thứ vừa nãy luyện ra được là sắt chưa hàm lượng cacbon cực cao , hay còn gọi là Gang , bây giờ hắn cần một công đoạn nữa để biến số gang này thành thép.
Đấy là xây thêm một cái lò nữa , lò này gọi là phương pháp Bet-xơ-me .
Phương pháp này lại một lần nữa nung chảy số gang này trong lò Bet-xơ-me , khác với lò cao thì phương pháp cần nung chảy lại số gang một lần nữa trong môi trường giàu o-xi , vì không có dây truyền công nghiệp nên hắn phải đợi số gang này nguội rồi nung lại thêm một lần nữa .
Trước đó hắn đã ra lệnh dùng những miếng da cá sấu để may lại thành những túi khí để bơm vào o-xi vào trong lò, thực ra nếu có thể thì dùng túi da trâu sẽ tốt hơn nhưng với năng lực hiện tại mà muốn săn trâu rừng thì rất khó khăn , nên hắn dùng đại túi Gucci thay vào .
Thời gian nung và bơm không khí vào được hắn tính toán nhờ vào sách vở , một bên đồng thời truyền dạy lại cho Nguyễn Xừ , bộ tộc của hắn từ bao đời nay vẫn luôn đúc đồng , đối với việc rèn đúc rất có kinh nghiệm , chi cần hắn chỉ dạy một lần là đã nhớ được .
Cuối cùng sau thời gian vất vả cùng khó nhọc thì thì hắn đã thu được tùng thỏi thép đã được đổ ra khuôn , số thép này không có cứng và giòn để dễ gãy như gang hoặc mềm và dễ uốn cong như sắt non .
Tỉ lệ hoàn hảo là lượng cacbon chiến từ 0,9 - 2% để tạo nên một chất lượng thép hoàn hảo .
Sau khi dùng hơn 1,2 tấn quặng+1 tấn than mỡ + 0,9 tấn đá vôi thì hắn thi lại được 900 kg thép.
Bây giờ hắn đã có được lượng thép ăn đứt công nghệ sắt non của người Hán .
Nhưng hắn vẫn cần thêm một công đoạn nữa để tăng thêm chất lượng của đống thép này .
Đấy chính là tôi thép .