Chương 11: Chương 11 : Một đồng tiền cũng không có

Chương 11 : Một đồng tiền cũng không có

"Nương, người tỉnh rồi, có đói bụng không? Buổi trưa hôm nay, thím Hoa đưa tới hai cái trứng gà, bảo con dâu nấu cho người bồi bổ."

Đỗ thị vừa nói vừa mở bát ra, bên trong là canh trứng gà vàng óng, chắc là được rưới mỡ heo thơm nức mũi. Bạch Vân Khê nhúc nhích cái mũi, buổi trưa mới ăn một bát cháo, đã đói bụng rồi

"Được, lão nhị và mấy người khác đã trở về chưa?"

"Nương, nhị đệ mang tứ đệ ngũ đệ đi đầu thôn tu sửa túp lều, lúc thưởng buổi tứ đệ có trở về một chuyến, nói là túp lều lâu năm không có người ở không ai tu sửa, có cái đã sập, cũng có cái bị dột, sửa chữa rất khó khăn.”

Đỗ thị vừa nói vừa nhìn sắc mặt của mẹ chồng, đáng tiếc mẹ chồng sắc mặt đờ đẫn, không nhìn ra được gì.

"Cũng không biết mẹ chồng còn tiền riêng hay không, nếu như có thể lấy ra một ít thuê một phòng ở bên trong thôn thì thật tốt, còn hơn là một cái lán bốn phía lọt gió.”

Bạch Vân Khê ăn từng miếng nhỏ canh trứng gà , nghe tiếng lòng của Đỗ thị, khóe miệng giật giật.

Nguyên chủ thật sự không có một xu trong tay, tất cả số tiền có được đều dùng để chữa bệnh cho lão cử nhân, lúc làm tang sự đã không còn tiền, vẫn là nhờ lý chính ra mặt ra tay giúp thu hồi một phần nợ đọng và đổi lấy tiền đồng, nàng mới bất đắc dĩ xoay sở được.

Các trường tư thục thời nhà Tống tuân theo sáu lễ nghi là cần tây, hạt sen, đậu đỏ, quả táo, long nhãn và thịt khô, mỗi nghi lễ đều có ý nghĩa riêng.

Cần tây có nghĩa là siêng năng và tố chất của bản thân.

Hạt sen ngụ ý cho sự quan trọng của giáo dục.

Đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Quả táo ngụ ý sớm ngày thành đạt.

Long nhãn ngụ ý công đức viên mãn.

Thịt khô tượng trưng cho tâm ý của đệ tử.

Trừ sáu lễ, học phí mỗi học kì là hai đấu gạo, còn lại không có.

So với học phí của các trường tư thục trong huyện, lão cử nhân thực sự là một người có lương tâm, dù vậy, vẫn có một số người không có tiền nộp học phí.

Đối với những gia đình không có tiền mà vẫn muốn cho con đi học, lão cử nhân không bao giờ làm khó, ông sẽ cho ký sổ trước rồi khi nào có điều kiện thì trả sau Có một số người khất nợ liền là một hai năm, chuyện này cũng thường xảy ra.

Lão cử nhân không thúc giục, luôn tuân thủ lời dạy của thánh nhân, học vấn không phân biệt, không có tiền thì nợ trước, có thì trả sau.

Vì lý do này mà nguyên chủ đã không ít lần phàn nàn, nói rằng có một số người lươn lẹo, cố ý khất nợ, lão cử nhân mỗi lần đều cười cười dặn dò nàng đừng lấy lòng dạ tiểu nhân của mình mà phán xét người khác.

Lão cử nhân ở thôn Liễu Thụ, vì có thân phận cử nhân nên theo luật pháp của nhà Tống, gia đình ông không những được miễn lao dịch khổ sai mà còn được miễn thuế đất hai trăm mẫu ruộng. Phần lớn ruộng đất của nhà họ Bạch đều được ghi dưới danh nghĩa của lão cử nhân.

Bây giờ người đã mất, danh hiệu cử nhân cũng không còn, tộc nhân của Bạch thị ngoại trừ đáng tiếc phải nộp thêm thuế đất đai và thuế lao dịch thì Bạch gia rất ít người thực sự đau buồn.

Thấy mẹ chồng không nói lời nào, Đỗ thị cảm thấy bất an.

"Đi làm việc của mình đi, gọi Nha Nha tới là được." Tiểu nha đầu vừa rồi chạy ra ngoài, sau khi Đỗ thị đi vào cũng không thấy bé vào theo.

"Vâng ~,"

Đỗ thị sửng sốt một chút rồi quay người đi ra ngoài, tuy không biết tại sao mẹ chồng gọi con gái vào nhưng nàng ta cũng không hỏi thêm gì nữa.

Một lát sau, một đứa trẻ gầy gò có chút do dự đi tới, ngẩng đầu nhìn nàng một cái rồi lập tức cúi đầu nắm lấy vạt áo của mình.

Bạch Vân Khê nhìn bộ dáng rụt rè của tiểu nha đầu, bất đắc dĩ lắc đầu,

" Nha Nha, đến ăn canh trứng gà đi." Nàng cố ý để lại một nửa cho nha đầu này.

Vừa nghe thấy là canh trứng gà, Nha Nha lập tức ngẩng đầu lên, nhìn canh trứng gà vàng óng trong bát, liếm môi rồi rụt rè lắc đầu.

“Nha Nha không đói, nãi nãi chảy máu đầu, bà cần phải bồi bổ." Thời điểm Hoa nãi nãi mang trứng gà tới có nói như vật.