Chương 870: Cãi nhau

Chuyển ngữ: Wanhoo

Ninh Thư bình tĩnh: “Anh định chia đều đó à. Anh đòi thế khác gì ăn cướp.”

Cậy giẫm lên nhân sâm thì nhân sâm là của chú em chắc.

Mẹ kiếp, nam chính số hưởng thật. Cô chạy quanh núi không gặp nhân sâm, người ta giẫm bừa cũng giẫm lên đống tiền.

Phương Dũng nói: “Bảy phần nhiều quá.”

Ninh Thư mất hứng. Cô tìm thấy trước lại bị Phương Dũng giẫm lên, và chỉ vương vịn vào lý do đó để đòi chia tiền.

Nhà có cây nhân sâm, cô kiêng kỵ nhà giàu gặp cướp, nhất là trong tình hình đất nước rối ren này. Ngày mai đủ thể loại người bâu đến, ai mà biết có giữ được cái mạng không?

Không vì lẽ trên, Ninh Thư sẽ không chia cho Phương Dũng. Cho ba phần để chặn miệng hắn.

Thế mà Phương Dũng còn chê ít.

Ha ha ha…

Ninh Thư sụ mặt: “Bốn phần, không thể nhiều hơn. Nếu không tôi mang nhân sâm đi biếu quan phụ mẫu ở thị trấn.”

Quan phụ mẫu chính là huyện lệnh.

Phương Dũng nghĩ ngợi, nếu không có Trần Nhị Muội thì nhân sâm vô duyên với hắn, bốn phần chấp nhận được.

Phương Dũng nói: “Được, tôi bốn phần.”

“Chốt rồi đấy, lát nữa chúng ta bán ngay.” Ninh Thư nói: “Tôi và anh tôi đi trước, chúng tôi đi xa thì anh đi.”

Phương Dũng gật đầu.

Ninh Thư bọc nhân sâm trong mảnh vải, đặt vào sọt vùi thảo dược lên trên, nói với Trần Lực: “Về thôi.”

Trần Lực đeo sọt đi đứng rất cẩn thận.

Về đến nhà, Ninh Thư cầm nhân sâm nói với ông Trần chuyện chia nhân sâm cùng nhà họ Phương.

Ông Trần nhìn thấy nhân sâm liền giật bắn người.

Có vài người chết vì phát tài.

Ninh Thư nói mình và anh đi bán nhân sâm, bán ngay và luôn. Không thì hôm nay có người đến xin miếng nhân sâm, mai có người đến xin cọng rễ.

Ninh Thư xách làn, trong làn đựng các nút thắt trước đây Trần Nhị Muội làm, lấy nút thắt che nhân sâm.

Từ làng đi thị trấn phải ngồi xe bò. Phương Dũng giả vờ rất khéo, xách gà và thỏ rừng đi bán, cùng lên một chiếc xe bò với Ninh Thư và Trần Lực.

Dọc đường có vài người nữa lên xe, từ đầu đến cuối Ninh Thư và Phương Dũng không nói chuyện với nhau.

Trần Lực thì không dám nói, chớm nói liền lắp bắp, đổ đầy mồ hôi.

Nhà nghèo nào từng xoắn xuýt bởi cục vàng nhân sâm.

Đến thị trấn, Ninh Thư vào cửa hàng hoá trang trước tiên. Cô kẻ lông mày rậm, chấm rỗ mặt, dịch dung đơn giản mới vào quầy thuốc bán nhân sâm.

Ninh Thư vừa vào thì Phương Dũng cũng vào, với lý do dạo này mình nóng trong muốn mua nước thanh nhiệt.

Cả quá trình không bắt chuyện với Ninh Thư.

Ninh Thư trả giá với chưởng quỹ, cuối cùng thoả thuận được giá hai trăm lượng.

Ninh Thư rất không hài lòng mức giá này. Mặc dù nhân sâm còn non nhưng sau khi xử lý và phơi khô, đảm báo giá trên nghìn lượng. Nhân sâm là thứ bán chạy ở nơi tập trung nhiều nhà giàu, nhà quyền quý. Hầu như nhà nào cũng đề phòng sẵn nhân sâm.

Nhưng chưởng quỹ kiên quyết chốt giá hai trăm lượng, không trả thêm.

Ninh Thư liếc Phương Dũng, Phương Dũng lén gật khẽ, đồng ý bán với giá hai trăm lượng.

Ninh Thư đành đồng ý.

Hai trăm lượng là khoản tiền lớn, xét theo tình hình nhà họ Trần, có kiếm cả đời cũng không được nhiều tiền thế này.

Ninh Thư cần bạc không cần ngân phiếu. Chẳng mấy nữa quốc gia loạn lạc, ngân phiếu là giấy vụn.

Ninh Thư cầm đống bạc nặng trĩu rời khỏi quầy thuốc. Sợ có người theo dõi nên vào cửa hàng quần áo mua đồ mới, rửa lớp hoá trang, đổi cả búi tóc rồi mới rời khỏi cửa hàng.

Ninh Thư thấy mình như chuột cống, rõ ràng là tiền của mình nhưng làm như ăn trộm.

Sống ở tầng lớp bần hèn nhất, thời thế hỗn loạn lòng người khó đoán, người hơi có địa vị cũng có thể chà đạp dân đen bọn cô. Sơ sẩy chút thôi sẽ dẫn đến họa sát thân.

Ninh Thư sẵn sàng dùng nhiều cách, chỉ mong sự việc trót lọt.

Lén lút đưa cho Phương Dũng tám mươi lượng, Ninh Thư và hắn mỗi người một ngả.

Cho đến khi về đến nhà Ninh Thư mới thở phào, giữ lại hai thỏi bạc cho mình còn đâu đưa hết cho ông Trần.

“Cha ơi, có tiền rồi chúng ta mua thêm lương thực đi.” Ninh Thư nói với ông Trần: “Con nghe người ở thị trấn nói có nơi bạo loạn, kể là hoa màu chết hết, đất cũng nứt kẽ.”

“Năm nay là năm đại hạn, e là không mưa dễ đâu, loạn thì lương thực đắt lắm.” Ninh Thư nói.

“Cũng được, đi mua ít lương thực.” Có tiền giải quyết được rất nhiều việc, ông Trần đồng ý mua lương thực.

Ninh Thư dặn dò: “Cha đừng mua cả đống một lần, mua ít một thôi ạ.”

Ông Trần rít hơi thuốc dài, gật đầu: “Cha biết, không được khoe giàu.”

Ông Trần nhắc Trần Lực: “Con cũng thế, đừng có mà bép xép.”

Trần Lực lắc đầu nguầy nguậy: “Con không nói linh tinh đâu, chắc chắn không.”

Đào rồi lại bán nhâm sâm làm Ninh Thư mệt rã rời, cô nói với bà Lý: “Con chợp mắt một lúc nhé mẹ.”

Bà Lý nói: “Đi đi, nghỉ ngơi hồi sức.”

Ninh Thư đặt lưng lên giường nhắm mắt, đang mơ màng thì bị gọi dậy. Thấy là bà Lý mới ngồi dậy hỏi: “Sao thế mẹ?”

Bà Lý không được vui: “Phương Dũng và Bạch Y Xảo sang.”

Ninh Thư nhăn mặt: “Họ sang làm gì?”

Ninh Thư dám chắc họ đến vì tiền bán nhân sâm.

Ninh Thư đi giày vào trong nhà chính gặp Phương Dũng và Bạch Y Xảo.

Bạch Y Xảo mặt mũi trắng hồng lại còn mặc váy sạch sẽ, xinh đẹp vô cùng. Cô ta khiến người nhà họ Trần da ngăm, mặt mũi đau khổ càng thêm quê mùa, khốn khổ.

Nói thật, Bạch Y Xảo vào Phương Dũng rất đẹp đôi. Phương Dũng khoẻ khắn giỏi giang, Bạch Y Xảo xinh đẹp đáng yêu được lòng mọi người. Hai người này trông không giống nông dân kiếm ăn từ đất.

Nói dễ hiểu thì họ có khí chất bất phàm của nam nữ chính, nhìn là biết không phải điêu dân mu muội ngu dốt.

Ninh Thư bước qua ngưỡng cửa vào trong nhà, hỏi Phương Dũng: “Sao thế, tôi đưa thiếu tiền cho anh à?”

Bạch Y Xảo lên tiếng: “Chia tiền nhân sâm không hợp lý, đáng ra phải chia năm năm mới đúng.”

Ninh Thư mỉm cười: “Không có tôi thì chị không được một xu, đừng có mà lòng tham không đáy.”

“Lúc đó tôi tìm thấy trước nhưng tự nhiên Phương Dũng giẫm lên.” Ninh Thư nói: “Đừng cãi nhau với tôi vì chuyện này. Ồn ào cả làng biết, không có lợi cho chị đâu.”

Ninh Thư lạnh lùng: “Chị thích cãi nhau thì tôi cũng chiều, đừng mong ai đẹp mặt hơn ai.”

Bạch Y Xảo ngỡ ngàng, lần nào gặp cô cũng ghét cay ghét đắng và sợ hãi Trần Nhị Muội. Cô ta sợ vận mệnh sẽ se duyên vợ chồng cho Phương Dũng và Trần Nhị Muội như kiếp trước.