Chương 2: tập 2 chương 06-10

CHƯƠNG SÁU

Tôi trở về khách sạn thì trời đã tối và ông Crepsley đã thức dậy rồi. Tôi bảo ông, chúng tôi phải rời thị trấn này ngay, nhưng không cho ông biết lí do. Ông ta nhìn tôi, gật đầu, rồi lẳng lặng thu dọn hành trang.

Đêm đó chúng tôi ít chuyện trò. Tôi miên man suy nghĩ về việc trở thành ma-cà- rồng thật xấu xa, tồi tệ biết bao. Ông Crepsley cảm thấy tôi đang có vấn đề rắc rối, nhưng không hỏi han gì. Ông ta đã quen với tính nết thất thường của tôi và đây không phải là lần đầu tôi rầu rĩ, cau có.

Chúng tôi tìm được chỗ qua đêm trong một nhà thờ bỏ hoang. Ông Crepsley nằm trên một băng ghế gỗ. Tôi trải đồ ngủ trên nền toàn rêu và cỏ.

Sáng sớm, tôi thức dậy, đi loanh quanh khám phá ngôi giáo đường và một nghĩa trang nhỏ ngay kế bên. Những bia mộ đã dập vỡ cỏ dại tràn lan. Suốt mấy tiếng, tôi nhổ cỏ, lấy nước từ con suối gần đó lau rửa mộ đá. Tôi bận rộn làm việc để quên đi trận cầu hôm qua.

Một gia đình thỏ thập thò trước một cửa hang, dần dần chúng tiến ra, thò lõ những đôi mắt tròn xoe, tò mò nhìn, chẳng biết tôi đang làm gì. Tôi nằm xuống, giả bộ ngủ. Mấy chú thỏ con mon men tiến lại Đợi mấy cu cậu xáp lại gần sát, tôi bật ngồi dậy: “Hù”!

Các chú rối rít chạy. Một anh chàng lộn tùng phèo, ngã tọt vào hang.

Chơi với bầy thỏ làm tôi vui hẳn lên. Buổi chiều, tôi tìm được một cửa hàng để mua ít thịt và rau. Trở lại nhà thờ, tôi nhóm lửa, rồi lục lọi dưới gầm ghế ông Crepsley nằm, lấy một cái xoong nhỏ xíu bằng một tai nấm. Lật úp cái soong, tôi ấn mạnh. Cái xoong xoè ra, lớn bằng một cái xoong bình thường. Tôi đổ nước vào, đặt lên bếp lửa.

Tất cả xoong nồi, chén dĩa trong túi xách của ông Crepsley đều giống vậy. Ông ta đã mua những vật dụng này của một người đàn bà tên Evanna. Chúng có thể thu nhỏ lại, rất tiện khi đi xa.

Tôi nấu món ra-gu như ông Crepsley đã dạy. Theo ông, ai cũng phải biết nấu ăn.

Vỏ và mấy miếng cà-rốt còn lại, tôi đem rải bên ngoài hang thỏ.

Ông Crepsley ngạc nhiên khi thức giấc, thấy đã sẵn sàng bữa ăn chiều – thật ra, với ông ta, đây là bữa điểm tâm. Hít mùi thơm đang toả ra từ cái xoong đang sôi sùng sục, ông liếm môi nói:

- Ta đến nghiện mùi này mất rồi.

Cười cười, ông vươn vai ngáp, vò chán chỏm tóc màu cam, lại thoa thoa cái thẹo chạy dài trên má trái. Đó là một thói quen của ông.

Nhiều lần tôi đã định hỏi, vì sao ông bị vết sẹo dài thòng như vậy, nhưng chưa dám.

Gần cuối bữa ăn, ông Crepsley húng hắng ho, ngập ngừng khen:

- Ngon lắm.

- Cảm ơn ông.

- Ta không quen khéo miệng, rào trước đón sau, ta hỏi thẳng nhé: hôm qua đã xảy ra chuyện gì làm mi lo lắng vậy?

Lom lom nhìn đĩa thức ăn một lúc, rồi thình lình tôi thổ lộ hết với ông về trận cầu. Tôi nói đến không kịp thở nữa.

Ông ta chăm chú nghe, suy nghĩ mấy phút rồi mới nói:

- Đó là điều mi phải làm quen. Sự thật hiển nhiên là chúng ta khỏe hơn, nhanh hơn, cứng rắn hơn người bình thường. Nếu mi chơi đùa với họ, mi sẽ làm họ bị đau.

- Tôi không cố ý làm nó bị thương. Chỉ là một tai nạn thôi.

- Nghe này, Darren. Nếu mi còn tiếp xúc với con người, không có cách nào mi ngăn chặn được những tai nạn như thế đâu. Dù mi cố gắng đến thế nào để được giống như một người bình thường, mi vẫn không thể. Còn nhiều, rất nhiều tai nạn như thế chờ đợi mi.

Tôi buồn rầu hỏi:

- Nghĩa là tôi sẽ không thể có bạn được nữa, phải vậy không? Bây giờ tôi đã hiểu vì sao tôi luôn cảm thấy buồn. Tôi đã gần quen với ý nghĩ không bao giờ còn có thể trở về, gặp lại gia đình và bạn bè cũ nữa, nhưng cho đến hôm qua tôi mới nhận ra rằng, cũng chẳng bao giờ tôi có thể kết bạn mới được với ai. Ngoài ông ra, tôi không còn ai, đúng không?

- Không đúng. Mi vẫn có thể có bạn, nhưng phải thận trọng, vì nếu…

Tôi gào lên:

- Ích lợi gì chứ? Vì chính ông đã bảo tôi sẽ gây tai nạn cho người ta. Kể cả một cái bắt tay cũng là nguy hiểm. Móng tay tôi sẽ xé toạc tay người khác. Không, tôi không thể là hiểm hoạ cho ai được đâu. Hơn nữa, đó không phải là tình bạn thật sự?

- Tại sao không?

- Bạn bè thật sự không giấu giếm nhau điều gì. Làm sao tôi có thể nói với một con người, tôi là ma-cà-rồng? Tôi luôn phải che đậy, dối trá, đóng kịch. Tôi sẽ luôn phập phồng lo sợ người ta khám phá sự thật về mình. Và người bạn đó sẽ… căm ghét tôi.

- Đó là vấn đề mà tất cả ma-cà-rồng phải cam chịu.

- Nhưng tất cả những ma-cà-rồng đó không phải là một đứa trẻ như tôi. Ông bao nhiêu tuổi, khi từ một con người thành ma-cà-rồng? Đối với người lớn, có thể bạn bè chẳng là gì. Ba tôi đã bảo, lớn lên người ta không còn nhiều bạn nữa. Công việc, tiêu khiển cuốn người ta đi. Nhưng với tôi, ngoài gia đình, bạn bè là quan trọng nhất. Ông, chính ông đã bứt gia đình khỏi tôi, bằng những giọt máu tanh tưởi, ma quái. Bây giờ ông lại huỷ hoại cơ hội tôi có những người bạn đúng nghĩa là bạn. Cám ơn ông nhiều lắm, cám ơn ông đã làm tôi trở thành một con quái vật.

Tôi gần ứa nước mắt, nhưng không muốn khóc trước mặt ông ta. Vì thế tôi quơ miếng thịt cuối cùng, nhét vào miệng, giận dữ nhai ngấu nghiến.

Tôi nổi sùng làm một hơi như vậy mà ông Crepsley chỉ lặng lặng ngồi im. Không biết ông ta đang tức giận hay ân hận. Tôi chỉ sợ ông ta quay lại bảo: “Nếu mi nghĩ như thế thì ta sẽ ra đi, bỏ mi lại một mình”. Lúc đó tôi biết tính sao đây? Nhưng ông ta cất tiếng nói dịu dàng làm tôi kinh ngạc.

- Ta rất tiếc. Đáng lẽ ta không nên tyền máu i. Mi còn nhỏ quá. Tuổi thơ của ta xa xôi quá rồi, ta không còn nhớ những ngày đó ra sao. Ta đã quên, không nghĩ tới chuyện mi sẽ nhớ thương bạn bè đến ngần nào. Ta thật sai lầm. Sai lầm khủng khiếp. Ta…

Trông ông ta khổ sở đến nỗi không nói được hết lời. Tôi gần như cảm thấy tội nghiệp cho ông ta. Nhưng nhớ lại những gì ông ta đã gây ra cho tôi, lòng tôi lại sôi sục căm hờn. Rồi tôi thấy những giọt nước trong khoé mắt ông ta, hình như là nước mắt, một lần nữa, tôi lại thấy tội nghiệp cho ông.

Sau cùng tôi bối rối nói:

- Than vãn bây giờ thì được ích gì. Chuyện gì làm, đã làm rồi. Chúng ta đâu còn cách gì thay đổi được nữa, phải không?

Ông ta thở dài:

- Đúng vậy. Nếu có thể, ta sẽ rút lại món quà khủng khiếp ta đã i. Nhưng chẳng còn cách nào. Một khi con người đã bị đổi thay, không thể trở lại như xưa được nữa. Tuy nhiên… chắc không đến nỗi quá bi quan như mi nghĩ đâu. Có lẽ…

- Có lẽ sao?

- Ta sẽ kiếm bạn i. Mi không phải quẩn quanh bên ta suốt ngày nữa.

- Tôi không hiểu. Chẳng phải chúng ta vừa nói, tôi sẽ không được an toàn khi chung đụng với loài người sao?

Ông Crepsley tủm tỉm cười nói:

- Ta không nói đến những người bình thường. Ta đang nói đến những con người có những quyền lực đặc biệt kìa. Những người… giống như chúng ta. Nhưng người mi có thể tâm sự cả những điều bí mật nhất.

Ông nghiêng người, nắm tay tôi, nhẹ nhàng nói:

- Darren, cháu nghĩ thế nào, nếu chúng ta trở lại Gánh Xiếc Quái Dị và làm một thành viên tại đó?

CHƯƠNG BẢY

Càng bàn bạc, chúng tôi càng thích thú ý kiến trên của ông Crepsley. Ông ta bảo, những diễn viên trong đoàn sẽ biết tôi là ai và sẽ chấp nhận tôi như một người cùng hoàn cảnh với họ. Thành viên trong đoàn luôn thay đổi và luôn luôn có những người cỡ tuổi tôi. Tôi sẽ sinh hoạt chung với nhóm người trẻ tuổi này. Nhưng tôi cũng hỏi:

- Nếu khi đến đó, cháu không thích ở lại thì sao?

- Thì chúng ta đi. Ta thích ngao du cùng họ nhưng ta không mê xiếc đến điên cuồng đâu. Nếu cháu thích, chúng ta ở lại. Nếu không, chúng ta lại lên đường.

- Họ không bắt buộc cháu phải theo sát gót họ chứ?

- Ông Cao luôn ép mọi người phải làm một việc gì đó. Cháu sẽ giúp họ thu dọn ghế, đèn đóm, bán quà lưu niệm hay nấu nướng. Sẽ bận rộn đấy, nhưng người ta sẽ không bắt cháu làm việc quá sức đâu. Đừng lo, chúng ta vẫn còn khối thời gian để ta dạy cháu học tập.

Thế là chúng tôi quyết định trở lại gánh xiếc. Dù sao ban đêm còn có một cái giường. Lưng tôi ê ẩm vì phải ngủ trên sàn đất quá rồi.

Tôi hỏi ông Crepsley làm cách nào ông có thể tìm ra nơi gánh xiếc đang trình diễn? Ông bảo sẽ xâm nhập vào tư tưởng ông Cao.

Nhớ lại những lời nói của Steve, tôi hỏi:

- Thần giao cách cảm, phải không?

- Tương tự như vậy. Thật ra chúng ta không thể trao đổi tư tưởng với nhau, nhưng ta có thể nắm bắt ý nghĩ ông ấy và tìm ra nơi ông ấy đang ở không khó khăn gì.

- Cháu có thể làm như vậy không?

- Không. Hầu hết ma-cà-rồng và một số con người có biệt tài thiên phú, mới có khả năng này. Nhưng những kẻ chỉ phân nửa ma-cà-rồng thì không thể.

Ông ta ngồi im lìm giữa nhà thờ chừng một phút, rồi mở mắt, đứng dậy nói:

- Tìm được rồi.

- Nhanh quá vậy?

- Ta đã nhiều lần tìm kiếm ông ta bằng cách này nên dễ như trở bàn tay thôi. Với ma-cà-rồng, chuyện này chẳng khó khăn gì.

Trong khi thu dọn hành trang tôi nhìn quanh nhà thờ thắc mắc, chẳng biết nên hỏi hay không. Nhưng ông bỗng nói làm tôi giật mình.

- Nào, thắc mắc gì cứ hỏi đi.

- Sao ông biết cháu muốn hỏi?

Ông phì cười:

- Không cần phải là ma-cà-rồng mới biết một đứa trẻ đang có nhiều thắc mắc. Chuyện gì vậy?

- Ông có tin Thiên Chúa không?

Ông nhìn tôi thật lạ lùng, rồi chậm rãi gật đầu:

- Ta tin vào Thiên Chúa của ma-cà-rồng.

Tôi nhăn mặt:

- Ma-cà-rồng cũng có thánh thần sao?

- Tất nhiên. Mỗi giống loài đều có những vị thánh thần riêng. Ai Cập, Ấn Độ, Tng Hoa có thánh thần, thượng đế của họ. Ma-cà-rồng cũng thế thôi

- Còn thiên đàng?

- Chúng ta tin vào một cõi bồng lai ở phía trên các vì sao. Sau khi chết, nếu đã sống một đời tốt lành, linh hồn chúng ta sẽ bay khỏi thế gian, vượt qua những vì sao và dải ngân hà để tới một thế giới tuyệt vời là cõi bồng lai.

- Nếu không sống tốt thì sao?

- Thì sẽ ở lại đây. Trở thành những hồn ma vất vưởng trên thế gian này mãi mãi.

Nhủ thầm, làm thế quái nào mà một ma-cà-rồng có một cuộc sống tốt lành cho được, tôi hỏi:

- Một ma-cà-rồng sống tốt như thế nào để được về bồng lai?

- Sống trong sạch. Nếu không cần thiết, không được sát hại sinh linh. Không được làm người khác đau đớn. Không được làm hư hỏng thế gian.

- Sống bằng máu người không là tội lỗi sao?

- Miễn là không được làm họ chết. Và đôi khi giết người cũng không có tội.

- Hả? Giết chóc là tội lỗi chứ?

- Con người có linh hồn. Khi chết, linh hồn lên thiên đàng hay cõi bồng lai. Nhưng một phần của họ vẫn có thể được giữ lại thế gian này. Nếu chỉ sử dụng một lượng máu nhỏ của họ, chúng ta không lấy mất một tí xíu nào tinh tuý của con người. Nếu sử dụng số lượng nhiều, chúng ta đã lưu giữ một phần của họ sống trong chúng ta. Kỷ niệm, cảm xúc của họ trở thành một phần của chính ta. Ta nhìn thế giới theo cách nhìn của họ, ta có thể nhớ lại cả những điều đã bị thiên hạ lãng quên.

- Là sao?

- Paris Skyle là một trong số những người bạn thân thiết nhất của ta. Ông ta già khú khụ rồi. Nhiều thế kỷ trước, ông là bạn của William Shakespeare.

- Ông Shakespeare viết kịch Romeo và Juliette?

- Đúng. Ông ta viết kịch và làm thơ. Nhưng hầu hết những vần thơ hay nhất của ông bị thất lạc. Khi hấp hối, chính Shakespeare yêu cầu bạn ta hút máu. Để lưu lại những vần thơ ông ta đã viết. Thế gian này sẽ nghèo nàn hơn biết bao nhiêu, nếu không có những vần thơ đó.

- Nhưng… các ông chỉ làm thế khi được những người hấp hối yêu cầu sao?

- Đúng. Giết một người mạnh khoẻ là tội ác. Nhưng đối với một người bạn sắp chết, lưu giữ kỷ niệm và kinh nghiệm của người đó, lại thật sự là việc thiện. Thôi, để dọc đường ta sẽ nói thêm. Bây giờ chúng ta phải khởi hành.

Tôi nhảy lên lưng ông Crepsley và ông bắt đầu thuật phi hành. Ông vẫn chưa cắt nghĩa cho tôi biết bằng cách nào ông có thể di chuyển như bay vậy. Thế giới chung quanh vùn vụt giật lùi sau chúng tôi. Ông Crepsley bảo, đối với ma-cà- rồng, phi hành chỉ là chuyện nhỏ.

Cảnh đồng quê bồng bềnh bên dưới chúng tôi thật tuyệt vời. Chúng tôi vượt qua núi đồi, đồng cỏ bao la nhanh hơn gió thổi, êm như , không ai có thể nhận ra, cứ như chúng tôi được bao quanh bằng một lớp bong bóng diệu kỳ.

Phi hành rất hao tổn công lực. Thấy ông Crepsley bắt đầu ráng sức, tôi mở nắp chai máu dự trữ, đưa sát miệng cho ông. Vừa gạt mồ hôi trên mặt, vừa uống, ông gật đầu cảm ơn, tiếp tục chạy.

Khi bầu trời hửng sáng, ông chạy chậm dần rồi ngừng lại hẳn. Tôi nhảy xuống khỏi lưng ông, dáo dác nhìn quanh. Chúng tôi đang đứng giữa một con đường quê. Chung quanh toàn ộng đồng cây cối, tuyệt nhiên không thấy một ngôi nhà. Tôi hỏi:

- Gánh Xiếc Quái Dị đâu?

Đang quỳ gối, thở hồng hộc, ông Crepsley chỉ tay về phía trước:

- Còn vài cây số nữa.

- Ông bị đuối sức rồi, phải không?

- Ta còn có thể chạy tiếp tới đó. Nhưng không muốn họ thấy mặt ta đỏ ké như thế này.

- Tốt nhất là ông chỉ nên nghỉ một lát thôi, trời gần sáng bạch rồi.

Ông Crepsley nổi quạu, quát lên:

- Mi đừng tài lanh. Ta biết chính xác giờ giấc sáng chiều hơn bất cứ con người bình thường nào. Chúng ta còn bốn mươi lăm phút nữa.

- Tuỳ ông.

- Đúng.

Ông ta cau có đứng dậy, chậm chạp bước. Đợi ông ta đi được một quãng, tôi mới chạy vượt lên trước.

- Ông già ơi, lẹ lên. Ông bị bỏ lại sau rồi đó.

Nghe tôi trêu chọc ông chỉ càu nhàu:

- Cứ chạy đi, thử xem mi có mệt toé khói ra không?

Chỉ vài phút sau ông đã vượt lên ngang hàng tôi. Suốt mấy tháng nay, tôi chưa bao giờ vui vẻ như lúc này. Có một mục đích hay công việc gì nhắm tới mới làm con người bớt buồn chán được. Bạn đồng ý không?

Chúng tôi đi qua một nhóm người quần áo te tua, cắm trại bên đường. Vài người vẫy tay chào chúng tôi. Trông họ thật kỳ cục: tóc để dài thòng, quần áo lạ lùng, dây chuyền và hoa tai nặng trĩu.

Cờ xí, biểu ngữ đầy trong trại, nhưng tôi không đọc được chính xác những dòng chữ trên biểu ngữ, vì bước thấp bước cao chạy cho kịp ông Crepsley. Những gì loáng thoáng đọc được, hình như những người này đang phản đối việc mở một con đường mới.

Sau ngã rẽ thứ năm, chúng tôi đã nhìn thấy Gánh Xiếc Quái Dị trên bãi đất trống cạnh bờ sông. Không một tiếng động. Tôi nghĩ chắc họ còn đang ngủ. Nếu ngồi trên ô tô vùn vụt chạy quay, và không chủ tâm tìm kiếm những xe tải nhỏ và lều bạt, hẳn sẽ chẳng thể nào phát hiện ra được họ.

Đây là một nơi chẳng thích hợp ột gánh xiếc chút nào. Chắc chỉ là một nơi tạm nghỉ giữa hai thị trấn.

Ông Crepsley tự tin len lỏi qua những xe tải. Ông biết chắc mình đang làm gì. Tôi lẳng lặng bước theo, nhớ lại hôm vào bắt trộm quý bà Octa, không tin ông ta tìm gặp được họ trong những xe này.

Ông Crepsley đến trước một xe dài màu bạc, gõ cửa. Ngay lập tức cánh cửa mở tung, một thân hình cao lớn xuất hiện. Ông Cao. Trong ánh sáng nhợt nhạt của buổi sớm mai, hai mắt ông ta đen hơn bao giờ hết. Nếu chưa từng biết trước, tôi sẽ tưởng ông ta không có con ngươi, chỉ có hai hố mắt đen ngòm, trống rỗng.

Môi dường như bất động, tiếng nói trầm đục phát ra:

- Ồ, anh đấy à?

Vươn người cúi xuống nhìn tôi đang n lập cập, ông ta hỏi Crepsley:

- Lại đem theo cả chú bé này nữa?

Ông Crepsley hỏi:

- Chúng tôi vào được chứ?

- Tất nhiên. Không cho thì ma-cà-rồng vẫn biến hoá để vào được mà.

- Chính xác.

Nhìn hai người cười nói, tôi biết đó là câu nói họ vẫn đùa nhau. Trong xe đồ đạc rất sơ sài: vài cái kệ, một số poster và tờ bướm quảng cáo, cái mũ đỏ cao nghệu và đôi găng tay tôi đã từng nhìn thấy; cái bàn, mấy cái ghế và một cái giường xếp.

Dù đã ngồi xuống, ông ta trông vẫn cao phát sợ. Ông bảo:

- Tôi không ngờ anh tới sớm vậy, Larten.

- Chim quay về tổ không cần báo trước, phải không, Hibernius?

- Anh gặp rắc rối gì không?

- Không. Chỉ vì Darren rầu rĩ suốt. Tôi nghĩ nó sẽ vui hơn khi sống cùng đồng loại tại đây.

Ông Cao nhìn tôi chăm chú bảo:

- Hiểu rồi. Kể từ khi ta gặp cháu lần sau cùng, cháu đã đi nhiều nơi lắm rồi, phải không Darren Shan?

- Cháu chỉ muốn được ở nhà như trước kia thôi.

- Vậy thì sao cháu lại bỏ nhà ra đi?

Tôi trừng trừng nhìn ông, lạnh lùng nói:

- Ông biết vì sao rồi mà.

Ông Cao chậm rãi gật đầu. Crepsley hỏi:

- Chúng tôi ở lại đây được chứ?

- Tất nhiên. Phải nói là chúng tôi rất mừng thấy anh trở lại. Đang thiếu người đây. Alexander Xương-sườn, chị em sinh đôi Sive và Seersa, Gertha Răng thép đều đang nghỉ phép. Cormac Chân Tay Nhựa Dẻo chưa đến kịp. Anh và quý bà Octa là sự cộng tác vô giá đối với đoàn chúng tôi rồi.

- Cám ơn anh.

Tôi liều hỏi:

- Thế còn cháu?

Ông Cao tủm tỉm cười:

- Mi ít quý giá hơn, nhưng vẫn được nồng hậu nghênh đón.

Tôi hậm hực lặng im. Ông Crepsley hỏi:

- Chúng ta định trình diễn ở đâu vậy?

- Ngay tại đây.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Tại đây?

Ông Cao trợn mắt hỏi lại:

- Mi ngạc nhiên lắm sao?

- Cháu tưởng phải diễn trong phố, chứ giữa đồng không mông quạnh này ai đến xem?

- Chúng ta diễn ở bất cứ đâu, cũng vẫn có đông khán giả như thường. Đúng, thường thường chúng ta vẫn diễn ở nơi thị tứ, nhưng như ta đã nói, mùa này các diễn viên không đầy đủ. Người đi phép, người bận công chuyện.

Hai ông già trao đổi cái nhìn lạ lùng, bí mật. Tôi cảm thấy như họ đang giấu tôi điều gì. Ông Cao nói tiếp:

- Tuy vậy, chúng ta sẽ tạm nghỉ mấy ngày, không có buổi diễn nào hết.

Ông Crepsley nói:

- Trên đường tới đây, tôi thấy một toán người cắm trại. Họ có gây khó dễ gì không?

- À, quân bảo vệ thiên nhiên đấy. Họ là chiến sĩ môi trường. Đi khắp nơi để ngăn chặn việc mở đường và xây cầu mới. Nhưng họ cũng sắp dọn đi nơi khác rồi.

Tôi hấp tấp hỏi:

- Chiến sĩ à? Có súng đạn, xe tăng không ạ?

Hai ông già rũ ra cười. Ông Crepsley cố nhịn cười, nói:

- Cu cậu hay hỏi dấm dớ vậy đó. Nhưng chẳng khờ chút nào đâu.

Mặt tôi đỏ bừng, nhưng tốt nhất là im lặng. Khi bị người lớn trêu chọc, bạn càng tức họ càng khoái, càng cười bạo hơn.

Ông Cao cắt nghĩa:

- Họ tự gọi mình là chiến sĩ. Nhưng không phải là lính đâu. Họ tự trói mình vào thân cây, rải đinh trên đường và đổ muối vào máy móc của những phương tiện chặt cây, phá rừng.

- Tại sao…

Ông Cao vừa định trả lời tôi, nhưng ông Crepsley đã xen vào:

- Chúng ta không còn nhiều thời gian đâu, mặt trời sắp lên rồi. Hibernius, cám ơn anh đã đồng ý cho chúng tôi ở lại. Tôi tin là anh vẫn bảo quản cái quan tài của tôi đàng hoàng đấy chứ?

- Tất nhiên.

- Đi xa là tôi nhớ nhất cái quan tài. Được ngả lưng lại vào đó thật sung sướng biết bao.

- Còn chú nhỏ này? Có cần phải đóng thêm một quan tài nữa không?

Tôi hét toáng lên:

- Ôi! Xin can. Đừng bắt cháu nằm trong cái hòm thấy ghê ấy nữa.

Nhớ lại vụ bị chôn sống trong cái quan tài tối như hũ nút, tôi rùng cả mình. Ông Crepsley cười nói:

- Để Darren ở chung với nhóm diễn viên nào cỡ tuổi cu cậu là ổn rồi.

Ông Cao nghĩ ngợi một lúc rồi hỏi:

- Evra được không?

Lão ma-cà-rồng cười toe thấy mà gớm:

- Hay, hay tuyệt. Darren ở chung với Evra là hết ý rồi.

Tôi lo lắng hỏi:

- Evra là ai?

- Rồi mi sẽ biết. Bây giờ ta phải đi. Ở lại đây, ông Cao sẽ lo i đàng hoàng.

Tôi biết ông ta chỉ mong sớm chui vào chiếc quan tài yêu dấu.

Ông Cao hỏi:

- Chúng ta cũng đi chứ?

Tồi đành gật đầu, đi theo ông. Len lỏi qua những chiếc xe và lều bạt, ông Cao dắt tôi tới một lều cũ kỹ màu xám, lớn đủ cho khoảng năm sáu người. Chẳng biết ông ta lấy đâu ra chăn, gối đưa cho tôi (vì lúc ra khỏi xe, ông ta chẳng cầm theo gì):

- Gối mền đây. Cháu muốn ngủ đến chừng nào cũng được. Khi nào thức dậy ta sẽ đến tìm và cho cháy biết phải làm gì. Đến lúc đó, Evra sẽ giúp cháu.

Vén cửa lều, tôi nhìn vào, nhưng bên trong tối thui, chẳng thấy gì.

- Evra là ai?

Tôi quay lại hỏi, nhưng ông Cao đã êm ru biến mất từ lúc nào.

Thở dài, ôm chặt gối mền trước ngực, tôi đứng im làm quen cùng bóng tối. Lờ mờ một bóng người trên võng và tiếng thở đều đều. Tôi nhìn quanh tìm chỗ ngủ.

Lần mò được mấy bước, thình lình một vật trườn tới tôi trong bóng tối. Tôi đứng sững lại, banh mắt cố nhìn, khe khẽ lên tiếng:

- Chào. Evra hả? Darren đây. Mình mới…

Tiếng trườn mình trên đất đã tới sát tôi. Trong khi tôi đứng như trời trồng, cái vật mềm mềm trơn trơn đó cuốn quanh chân tôi. Ôi, tôi biết đó là vật gì rồi, nhưng không dám cúi xuống nhìn, cho đến khi nó cuốn dần lên nửa thân mình tôi. Lấy hết can đảm, tôi đảo mắt xuống: một con rắn to, dài, đang rít lên như huýt sáo!

CHƯƠNG TÁM

Tôi sợ đến cứng người, đứng chết ngay đơ suốt nửa tiếng, trân trân nhìn vào đôi mắt lạnh lùng phát khiếp của con rắn, chờ nó tấn công.

Cuối cùng, khi ánh nắng mặt trời rọi qua lớp vải lều, người nằm trên võng ngồi dậy vươn vai ngáp, rồi nhìn quanh.

Chính là cậu bé rắn. Cậu ta giật mình khi thấy tôi, vội kéo võng che thân. Nhưng phát hiện ra tôi đang bị con rắn cuốn nửa thân mình, cậu ta có vẻ bình tĩnh lại, lên tiếng hỏi:

- Mi là ai? Vào đây làm gì?

- Tôi chỉ nhè nhẹ lắc đầu, không dám trả lời, sợ ngực phập phồng sẽ bị con rắn mổ ột phát.

- Trả lời đi, nếu không ta bảo con rắn móc mắt mi ra ngay lập tức.

- Mình… là… Da… Darren Sh-Sh- Shan. Ô… ô… ông Cao bảo mình ở chung lều với cậu.

- Darren Shan? Cậu là đệ tử ông Crepsley phải không?

- Ừa.

Toét miệng cười, cậu ta hỏi:

- Ông ấy có biết ông Cao để cậu ở chung lều với mình không?

Tôi gật. Hắn hô hố cười:

- Ha ha, tớ chưa bao giờ gặp một ma-cà-rồng nào ngẩn ngơ, cóc biết đùa như cậu.

Nhảy xuống khỏi võng, hắn nắm đầu con rắn, gỡ dần khỏi thân mình tôi, nói:

- Yên tâm đi. Có gì nguy hiểm đâu. Nó đang ngủ mà. Đáng lẽ cậu cứ bình tĩnh gỡ nó ra cũng được.

- Hả? Nó ngủ?

- Ngủ mê. Mộng du ấy mà.

Quả thật con rắn chẳng phản ứng gì, khi bị gỡ khỏi người tôi. Cười gượng, tôi bảo:

- Cũng may nó không mơ thấy đang ăn đấy.

Hắn vuốt ve đầu con vật cưng bảo:

- Thức giấc, nó cũng không ăn thịt cậu đâu. Cô ả mới xơi nguyên một con dê ngày hôm qua. Bự cỡ này rồi, nàng không cần ăn mỗi ngày đâu.

Đặt con rắn vào một góc, hắn mở cửa lều bước ra. Tôi theo bén gót, chẳng muốn ở một mình với ả bò sát khổng lồ kia chút nào.

Ra ngoài, tôi nhìn kỹ lại cậu bé rắn: lớn hơn tôi chừng mấy tuổi, tóc lưa thưa màu vàng chanh, mắt ti hí, ngón chân ngón tay có mang;toàn thân phủ một lớp vẩy, xanh dương, xanh lục, vàng, vàng kim. Hắn chỉ mặc có mỗi một cái quần xà lỏn.

Hắn đưa tay ra nói:

- Tên mình là Evra Von.

Chúng tôi bắt tay nhau. Bàn tay hắn trơn, nhưng khô ráo. Khi tôi rút tay về, mấy cái vẩy bong ra và dính lên tay tôi. Chúng giống như lớp da khô nhuộm màu. Tôi hỏi:

- Evra Von gì nữa?

- Chỉ đơn giản thế thôi. Cậu đói không?

- Đói.

Tôi theo Evra, đi tìm thức ăn.

Đêm qua không phải diễn, hầu hết những diễn viên và nhân viên đều đi ngủ sớm, nên sáng nay họ cũng dậy sớm hơn thường lệ. Sinh hoạt trong trại nhộn nhịp hẳn lên.

Tôi không ngờ họ đông đến thế. Hàng mấy chục con người cười nói, đi lại, nấu nướng, giặt giũ. Tôi hỏi Evra:

- Những người này là ai?

- Cột sống của đoàn đấy. Lái xe, dựng lều, giặt giũ, nấu ăn, sắp đặt và thu dọn trang phục trước và sau khi diễn. Bận rộn lắm.

- Họ là người bình thường?

- Đa số. Họ là bà con của những diễn viên. Một số là bạn bè của ông Cao. Có người tới xem, rồi xin ở lại.

- Chỉ thích là có thể xin theo đoàn được sao?

- Nếu ông Cao ưng ngoại hình của họ. Lúc nào trong đoàn chẳng trống chỗ.

Tôi ngừng theo Evra trước một bếp lửa lớn. Hans Tay-thần (người có thể đi và chạy bằng hai bàn tay nhanh hơn nhà vô địch điền kinh thế giới) đang ngồi trên một khúc cây, trong khi Tska (cô gái có khả năng cho râu mọc theo ý muốn) đang ngoáy nồi sốt bằng đôi đũa gỗ. Nhiều người nằm, ngồi rải rác xung quanh. Hans chào Evra rồi nghi hoặc nhìn tôi hỏi:

- Anh bạn trẻ này là ai?

- Darren Shan đấy.

- Chính là Darren Shan đây à?

Hans trợn mắt hỏi lại. Evra cười tươi nói:

- Còn ai khác nữa.

Tôi thắc mắc:

- Ông bảo “Chính là Darren Shan” là có nghĩa gì vậy?

Hans nói ngay:

- Vì cậu nổi tiếng trong đám tụi tui lắm đó.

- Vì sao? Vì tôi là một… ma-cà-rồng nửa mùa?

Hans cười rinh rích:

- Một ma-cà-rồng nửa mùa thì có gì là lạ. Nhưng một ma-cà-rồng nửa mùa nhỏ xíu như cậu mới là vấn đề.

Tôi chưa từng thấy hay nghe nói đến một đứa trẻ nào, cỡ tuổi cậu lại sống ngang hàng cùng một xác chết biết đi như thế. Nè, các Tướng quân ma-cà-rồng đã kiểm tra cậu chưa?

- Tướng quân ma-cà-rồng là ai?

- Là…

- Hans!

Một bà đang giặt quần áo gắt lên:

- Hans. Tưởng Larten khoái chuyện hóng hớt của anh lắm hả?

- Xin lỗi. Tái sáng nay dậy sớm, sảng khoái quá đâm nói nhảm.

Định hỏi thêm về Tướng quân ma-cà-rồng nhưng thấy mặt ông xụ một đống, tôi không dám.

Tska chia đều mỗi người một viên xúc xích. Đến lượt tôi, cô ta cười líu lo một thứ tiếng lạ lùng. Thấy tôi ngẩn tò te, Evra cười lớn:

- Cô ấy hỏi cậu thích ăn xúc xích hay chỉ ăn chay toàn rau thôi?

- Cậu nói được thứ tiếng của cô ấy à?

- Đang học. Ngôn ngữ này khó thấy mồ, nhưng cả trại chỉ mình tớ hiểu cô ta nói gì thôi.

- Đó là ngôn ngữ của nước nào vậy?

- Cô ta có nói đâu mà biết.

Kỳ thật, chắc hắn không muốn cho tôi biết đó thôi. Tôi lẳng lặng cắn một miếng xúc xích, nhưng vội phun ra ngay: nóng đến cháy lưỡi. Evra cười ngặt nghẽo, đưa cho tôi ca nước. Tôi ngậm nước cho hết nóng, rồi thổi phù phù trước khi ăn tiếp.

Chúng tôi ngồi ăn và chuyện trò với Hans và Tska dưới nắng sớm. Evra giới thiệu tôi với tất cả mọi người trong nhóm. Có quá nhiều tên là lạ phải ghi nhớ, tôi chỉ biết mỉm cười, bắt tay và cố nhớ lấy từng khuôn mặt.

Ông Cao chẳng biết từ đâu và từ bao giờ xuất hiện sau lưng Evra, hơ tay sưởi trên bếp lửa. Ông hỏi tôi:

- Dậy sớm vậy, cậu Shan?

- Cháu không ngủ được.

- Không ảnh hưởng gì đến khả năng làm việc chứ?

- Cháu khoẻ mà, không sao đâu.

- Chắc chứ?

- Dạ, chắc.

Lấy ra một cuốn sổ lớn, lật vài trang, ông nói:

- Tốt. Ta chỉ muốn nghe vậy thôi. Nào để xem cháu có thể làm gì? Nấu ăn tốt chứ?

- Ông Crepsley đã dạy cháu nấu món ra-gu.

- Đã bao giờ nấu ăn ột tập thể ba mươi hay bốn mươi người chưa?

- Chưa.

- Thế thì phải học. May vá được không?

- Dạ không.

- Giặt giũ?

- Bằng tay ạ.

- Phải.

- Chưa.

- Hừ.

Ông lật thêm vài trang, bảo:

- Thôi được. Trong khi tìm một việc hợp với khả năng của cháu, tạm thời cháu làm việc cùng Evra. Được chứ?

- Cháu thích lắm.

Ông hỏi cậu bé rắn:

- Sao? Đồng ý không, Evra?

- Đồng ý.

- Tốt. Vậy là ổn thoả rồi nhé. Evra tạm thời quản lý cháu. Hãy làm những gì nó bảo. Khi đồng nghiệp của cháu thức dậy (ông ta ám chỉ ma-cà-rồng Crepsley), cháu được tự do cả đêm.

Tôi chờ ông ta biến mất trong chớp mắt, nhưng ông ta đủng đỉnh bước đi, vui vẻ huýt sáo, tận hưởng ánh nắng mặt trời ấm áp.

Evra choàng cánh tay toàn vẩy lên vai tôi, nói:

- A, Darren, bây giờ mình và cậu là cộng sự của nhau rồi đấy. Cậu thấy sao?

- Vui.

- Tuyệt lắm. Vậy bắt tay vào việc thôi.

- Trước hết chúng ta làm gì bây giờ.

- Việc thường ngày mỗi buổi sáng. Vắt nọc độc từ nang con rắn của tớ.

Tôi đứng sững lại:

- Hả! Nguy hiểm không?

- Trừ khi ả nổi hứng cắn cậu trước khi xong việc.

Evra cười ha hả, rồi đẩy tôi về phía lều.

CHƯƠNG CHÍN

Tôi thở phào khi Evra tự vắt nọc độc, rồi chúng tôi kéo con rắn ra bãi cỏ, xách nước, lau chùi cho nó bằng một miếng bọt biển mềm.

Sau đó chúng tôi cho Người-sói ăn. Chuồng nhốt Người-sói gần cuối trại. Vừa thấy chúng tôi nó đã t lên, hung dữ y như đêm đầu tiên tôi và Steve thấy nó tại buổi biểu diễn. Nó ng song chuồng ầm ầm, bổ nhào về phía chúng tôi.

Ném một miếng thịt sống vào chuồng, nhìn nó chộp và đưa lên mồm nhai ngấu nghiến, tôi hỏi Evra:

- Sao nó hung hăng, dữ tợn quá vậy?

- Vì đây là Người-sói thật, không phải là một con người bình thường đầy lông lá. Nó là một sinh vật nửa người, nửa sói.

- Giam *, xiềng xích như thế này có quá tàn nhẫn không?

- Nếu không, nó sẽ làm náo loạn lên, cắn giết tất cả mọi người. Hai dòng máu pha trộn giữa người và sói làm nó điên loạn. Nếu được tự do, nó cắn giết suốt, dù không đói khát.

- Không có cách gì chữa trị sao?

- Không. Vì đâu phải là một căn bệnh. Nó sinh ra là như thế rồi.

Cảm thấy xót xa cho Người-sói quá, tôi hỏi:

- Chuyện xảy ra như thế nào?

Evra lặng lẽ nhìn tôi rồi hỏi:

- Cậu thật sự muốn biết vì sao?

Nhìn con thú xé thịt bằng răng, nhẹ nhàng như con người cắn miếng bánh, tôi lắc đầu:

- Thôi, có lẽ mình không nên biết thì hơn.

Sau đó chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm: gọt khoai tây cho bữa tối, vá sửa bánh xe, một tiếng đồng hồ sơn phết lại mui xe, dắt chó đi dạo… Evra bảo, ngày nào cũng vậy, loanh quanh khắp trại, cần gì làm nấy.

Buổi chiều, chúng tôi thu nhặt vỏ hộp, ly chén vỡ, để đem đến cho Rhamus Hai- bụng (người có thể ăn tuốt tất cả mọi thứ trên đời). Tôi muốn ở lại xem ông ta ăn. Nhưng Evra kéo đi, hắn bảo, khi không trình diễn, ông ta không thích ai dòm ngó trong khi ăn.

Những khi rảnh rỗi, chúng tôi kể cho nhau nghe về chuyện của mình: từ đâu tới, sinh ra và lớn lên tại đâu.

Evra là con của một cặp vợ chồng bình thường. Họ khiếp đảm khi lần đầu nhìn thấy hắn. Bị bỏ rơi tại một viện mồ côi, cho đến năm lên bốn, hắn được một tay chủ gánh xiếc độc ác bỏ tiền ra mua.

Evra âm thầm nói:

- Thời gian đó khổ lắm. Lão ta đánh đập mình, đối xử với mình như một con rắn thật sự. Nhốt mình trong một cái lồng thuỷ tinh, lão thu tiền để mọi người vào xem và chế giễu, chọc phá mình.

Suốt bảy năm dài khốn khổ, Evra phải theo gánh xiếc làm nhục đến nỗi hắn chỉ có thể cảm thấy là một quái nhận hoàn toàn vô dụng.

Cho đến khi Evra được ông Cao giải thoát.

- Thình lình, một hôm, ông Cao xuất hiện trong đêm tối. Đứng bên lồng kính, ông ta cứ lặng lẽ nhìn mình. Cả mình và ông ta không nói một lời nào. Rồi lão chủ bước tới. Lão không biết ông Cao là ai, chỉ nghĩ đó là một người giàu sụ, muốn mua mình. Lão ra giá rồi đứng chờ. Trong mấy phút, ông Cao vẫn lặng thinh. Bất ngờ, tay trái ông vung lên, nắm ngay cổ lão chủ, chỉ một cái vặn, lão xong đời. Ông Cao mở cửa lồng, bảo: “Đi nào, Evra”. Mình nghĩ ông Cao có thể đọc được ý nghĩ của người khác, nên mới biết tên mình.

Evra ngồi lặng lẽ, hai mắt như nhìn về một nơi rất xa xôi. Hắn chợt hỏi:

- Cậu có muốn xem một trò đặc biệt không?

- Muốn mê đi chứ.

Hắn quay mặt về phía tôi, thè lưỡi qua môi, lên tận mũi. Tôi kinh ngạc, thích thú reo lên:

- Wow! Đã quá!

Evra khoái chí cười.

- Tớ có cái lưỡi dài nhất thế giới. Nếu mũi tớ đủ lớn, tớ có thể luồn lưỡi qua mũi, xuyên qua cổ họng, rồi thè ra ngoài môi… bình thường.

- Hắn lại thè lưỡi, lần lượt ngoáy hai lỗ mũi. Tôi phì cười.

- Tớ chưa thấy trò nào tởm như trò này.

- Mình cá là cậu cũng khoái làm được như thế đấy.

- Quên đi. Làm được tớ cũng cóc làm, dơ thấy mồ. Lưỡi cậu toàn nước mũi. Í ẹ!

- Mình không có nước mũi.

- Cái gì?

- Thật mà. Mũi mình khác cậu. Khô rang, không dính bụi, không có lông mũi. Lỗ mũi là phần sạch sẽ nhất cơ thể mình.

- Nó có mùi vị gì?

- Liếm bụng con rắn của mình cậu sẽ biết ngay.

Tôi cười sằng sặc, nhăn mặt bảo:

- Thua. Mình chịu thua. Hổng dám đâu.

Sau đó ông Crepsley hỏi tôi, cả ngày đã làm những gì, tôi bảo: “Kết bạn”.

CHƯƠNG MƯỜI

Tôi đã ở trong gánh xiếc được hai ngày hai đêm. Ban ngày tôi phụ việc với Evra, ban đêm học pháp thuật ma-cà-rồng với Crepsley.

Tình bạn giữa tôi và Evra càng lúc càng gắn bó. Hắn lớn hơn tôi – nhưng lại nhút nhát – chắc vì những bất hạnh trong quá khứ – vì vậy chúng tôi rất hợp nhau.

Đến ngày thứ ba, nhìn những xe cộ, lều bạt, tôi cảm thấy như khung cảnh này đã là một phần cuộc sống của tôi từ nhiều năm rồi.

Tôi bắt đầu phải chịu đựng ảnh hưởng của việc không chịu dùng chất “thuỷ ngân đỏ” của con người: không còn khoẻ mạnh như trước, di chuyển chậm chạp hơn, mắt bị mờ, mũi và tai cũng không còn thính nữa. Tất nhiên, so với con người bình thường trước kia, tôi khoẻ hơn nhiều. Nhưng rõ ràng sức lực tôi hao mòn dần từng ngày.

Tôi không cần, thà mất sức khoẻ còn hơn phải sử dụng đến máu người.

Chiều hôm đó, khi đang ngồi nghỉ với Evra bên rào trại, chúng tôi phát hiện một người lấp ló trong bụi rậm. Tôi hỏi:

- Ai vậy hả?

- Một thằng nhóc trong làng gần đây. Mình thấy nó lảng vảng quanh trại mấy lần rồi.

Tôi nhìn thằng nhóc đang cố núp mình, nhưng với thị giác dù đã hơi yếu của một ma-cà-rồng, tôi thấy nó rõ như nhìn một con voi. Muốn biết anh chàng đang giở trò gì, tôi bảo Evra:

- Ê, quậy chút cho vui.

- Cậu định làm gì?

Tôi ghé sát tai hắn thì thầm. Evra cười cười gật đầu, rồi giả bộ vươn vai, đứng dậy, ngáp dài, nói lớn:

- Mình đi nghỉ đây, lát gặp lại cậu.

- Ok. Lát gặp lại, Evra.

Đợi Evra đi khuất, tôi cũng làm bộ đứng lên đi về lều. Qua khỏi tầm nhìn của thằng nhóc, tôi đi vòng sau mấy cái lều về bên trái chừng một trăm thước, rồi bò lại bụi cây cu cậu đang núp. Mắt nó vẫn thô lố nhìn lom lom vào trại. Phía bên kia, tôi thấy Evra tiến lại gần chú nhóc hơn cả tôi. Hắn đưa ngón cái và ngón trỏ lên thành hình chữ O. Dấu hiệu Ok.

Tôi nằm ép mình sát mặt đất, bắt đầu rên rẩm:

- Hừ! Hừ! Grừ! Grừ!

Chú nhóc đờ người, nhớn nhác nhìn quanh hỏi:

- Ai đó?

Phía kia, Evra còn rên bạo hơn:

- Uuu! Uuu!

- Ai đó?

Tôi thở phì phì như một con khỉ đột đang giận dữ.

Thằng nhóc vừa lết giật lùi vừa nói:

- Đừng bầy trò hù à nha. Ông cóc sợ đâu.

Evra thét lên:

- E he he! E he he!

Tôi ng cành cây rột roạt, ném một viên đá về cái đầu thằng nhóc đang đảo quanh như đầu một con rối. Cu cậu không biết thoát thân đường nào.

Nó gào lên:

- Ê, tớ cóc biết các cậu là ai, nhưng…

Evra đã lẻn đến sau lưng thằng nhỏ, le lưỡi liếm quanh cổ nó và rít lên như rắn.

Chú nhóc chết điếng, rú lên, ù té chạy. Tôi và Evra vừa cười “hù hù”, rượt theo. Chú nhóc nhảy tọt vào một bụi gai, ngồi thu lu, ngoác mồm kêu cứu.

Chúng tôi đang định kéo nó ra, nhưng nó bỗng vạch một con đường, thoăn thoắt biến vào đám cỏ cao ngút đầu. Chỉ một thoáng, chúng tôi không thấy tăm hơi thằng nhóc đâu nữa. Tôi hỏi:

- Nó biến đâu rồi?

- Bó tay. Chẳng thấy dấu vết nó đâu.

- Nó không sao chứ?

- Không biết. Có thể nó ngã xuống cái hố nào rồi.

Tôi gọi lớn:

- Nhóc! Mày không sao chứ? Đừng sợ. Tụi tớ chỉ giỡn thôi mà. Chúng tớ không…

Phía sau chúng tôi có tiếng sột soạt, rồi một bàn tay xô mạnh tôi lăn đùng trên bãi cỏ. Evra cũng bị ngã theo tôi. Ngồi vọt dậy, hết hồn vì sau lưng có tiếng cười sằng sặc, hai chúng tôi từ từ quay lại: thằng nhóc con đang cúi gập mình xuống mà cười.

Nó nhảy nhót xung quanh chúng tôi, tưng tửng hát:

- Lêu lêu mắc cỡ! Lêu lêu mắc cỡ. Tớ thấy các cậu từ đầu. Giả bộ sợ để phục kích đó thôi. Bị mắc lừa rồi. Ha ha ha! Hi hi hi!

Bị quê thật, nhưng khi nhìn nhau, tôi và Evra cũng không nín được cười. Thằng nhóc đã lừa tôi vào đám cỏ may. Từ đầu đến chân tụi tôi dính đầy cỏ may. Tôi bảo Evra:

- Trông cậu giống cái cây biết đi quá.

- Ha ha, cậu thì hơn gì tớ.

Thằng nhóc nham nhở cười, phán tỉnh bơ:

- Cả hai cậu trông đều ngố.

Chúng tôi trừng mắt nhìn nó. Nó không cười nữa, nhưng vẫn lầu bầu thêm:

-Thật mà.

Tôi rít lên:

- Mày thấy chuyện này ngộ lắm hả?

Nó gật. Tôi lừ lừ tiến lại, hầm hầm nói:

- Vậy thì tao sẽ ày biết thế nào là lễ độ.

Tới sát nó, tôi không nhịn được nữa, phá lên cười. Chú nhóc khoái quá, cười hớn hở, đưa tay nói:

- Mình là Sam Grest.

- Chào, Sam Grest.

Tôi bắt tay nó, nhủ thầm: “Đây là người bạn số hai”.

Và nó đã trở thành bạn của tôi thật. Nhưng khi Gánh Xiếc Quái Dị dọn đi, tôi đã thành thật mong ước: phải chi tôi đừng bao giờ gặp nó, thậm chí đừng bao giờ nghe đến tên nó.