Chương 32: Bạo Hành Trẻ Em

Thì ra cơ sở giữ trẻ này được bà Mỹ Linh lập ra là để phục vụ cho các gia đình công nhân ở trọ gần khu công nghiệp Quận 12.

Các gia đình mà có người đi làm công nhân thì thường kinh tế không được khá giả. Họ đi thuê trọ có mức giá rẻ mạt trong các khu gần như là ổ chuột.

Vì vậy, để có thể dành ra thời gian đi làm cũng như tăng ca, họ phải chấp nhận gửi con mình khi còn rất nhỏ tuổi đến các cơ sở giữ trẻ tư nhân kém chất lượng.

Nhìn vào cơ sơ này thì cũng đủ biết nó tồi tệ đến mức nào rồi. Chỉ có ba căn phòng trong đó một căn phòng cho trẻ chơi, một căn phòng cho trẻ ngủ và một căn phòng làm thức ăn.

Đồ đạc thì cũ nát và gàu xỉn, chắc các bảo mẫu ở đây chẳng bao giờ quét dọn hay lau chùi. Trẻ em thì có tật hay mút tay hoặc bỏ đồ vật vào mồm. Kiểu này thì tha hồ mà rước bệnh vào thân.

Nhà trẻ chỉ có ba người bảo mẫu nên mọi công việc đều phải thay phiên nhau làm. Người nấu ăn, người quét dọn, người trông trẻ.

Thật sự nhìn nhan sắc của ba cô bảo mẫu này chẳng liên quan gì đến hai từ “mẹ hiền” trong bài hát “lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” cả.

Bà Mỹ Linh là một người đàn bà to béo, khuôn mặt tròn dầy, lông mày và lông mi phun xăm thẩm mỹ rất đậm và dữ tợn.

Giọng nói của ả cũng vô cùng chát chúa và đanh thép, nghe như giống mấy con mẹ cho vay nặng lãi thì đúng hơn. Mà có khi bà ta cũng làm nghề đó cũng không chừng.

Còn bảo mẫu tên Đào cũng không thơm như cái tên mà hẳn là ngược lại. Mắt một mí, môi dầy thâm, mũi thấp và cằm dạng lưỡi cày. Nói về nhân tướng học thì tướng này quả là “cực phẩm” trong cực phẩm.

Như Quỳnh thì khuôn mặt có đỡ hơn chút xíu, mặt khá to, lông mày rậm, hai mắt vô thần và má đầy tàn nhang. Có vẻ như cô gái này tu duy hơi chậm và đần. Tổ hợp team ba người bảo mẫu này thật sự là khớp nhau như nồi với vung vậy.

Dân gian có câu “tâm sinh tướng, tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt” nhưng dân gian cũng lại có câu “nhìn mặt mà bắt hình dong” ý chỉ không nên đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài.

Thế nên, muỗi tôi hôm nay sẽ phục sẵn ở đây cả ngày để chứng kiến xem tổ hợp team bảo mẫu ma quỷ này sinh hoạt và làm việc như thế nào.

Khi tôi bay vào trong nhà trẻ này, cánh cửa đã được đóng kín từ phía bên ngoài. Bà Mỹ Linh thì đang dưới bếp chế biến món ăn, còn Đào và Như Quỳnh thì đang trông trẻ.

Có hơn ba mươi đứa trẻ đang bò lổm ngổm dưới sàn nhà, độ tuổi từ hai cho đến năm tuổi. Nhưng tôi thật sự bị sốc khi gần mười em bé đang khóc trong trạng thái bị dán băng keo bịt miệng.

Mắt các bé vẫn đang chảy nước mắt lem nhem trong khi miệng thì không thể phát ra tiếng trông thật tội nghiệp hết sức. Những bé khác thì sợ sệt ngồi trong góc co ro nhìn. Có lẽ bọn chúng cũng từng là nạn nhân của hình phạt “im lặng” ghê tởm này thì phải.

Tiếng khóc của bé mà tôi nghe được là một bé đang được ả Đào cho ăn. Thằng bé khoảng ba tuổi, có lẽ cha mẹ vội đi làm không kịp cho ăn nên nhờ các bảo mẫu này giúp dùm.

Thế nhưng không biết do thức ăn không ngon hay do cơ thể của nó khó chịu mà nó không chịu ăn gì, ăn vào bao nhiêu thì ói ra bấy nhiêu.

Đào khi thì dỗ dành nói ngọt, lúc thì hăm dọa các kiểu nhưng cũng không ăn thua. Cơn giận sôi lên trong lòng khi bé nôn thức ăn vào quần áo của ả.

“Kịch…”

Ả đặt bát cháo xuống đất thật mạnh. Tay trái cầm tóc mái đứa bé giật ngược lại, tay phải tát vào hai má thật mạnh.

“Bốp… bốp…

Chát… chát…”

“Cha mẹ mày! Thằng con hoang! Cháo ngon như thế mà mày không biết điều mà ăn lại phun bậy phun bạ.

Tao đã phải cất công bón từng muỗng hầu hạ nhà mày mà cũng không vừa lòng mày nữa.

Mày muốn gì đây, mày nói tao nghe.

Mẹ mày, không ăn được thì cút, tao đổ cho chó ăn. Cho chó ăn cũng tốt hơn là cho mày ăn.

Tao tát chết mày con mẹ mày luôn cho chừa cái tật nôn thốc nôn tháo.

Chừa chưa mày… thằng con hoang”.

Ả Đào vừa dùng liên hoàn tát, vừa liên hoàn chửi thật hung dữ vô cùng. Đứa trẻ hai tuổi bị đánh đến mộng bức. Nó đau nó lại càng khóc lớn hơn, nước mắt hòa vào nước dãi trộn với cháo loãng thành một thứ hỗn hợp bẩn thỉu.

Thậm chí, tiếng khóc còn không kịp phát ra sau mỗi cú tát mạnh như trời giáng. Nó bị sặc sụa và nấc lên như muốn tắc thở.

Thật không biết bà Mỹ Linh tuyển con Đào này vào làm bảo mẫu hay làm nhân viên bảo kê chuyên đánh người nữa.

Ả Như Quỳnh cầm giỏ đồ chơi ra đổ lên mặt sàn nhà rào rào, liếc qua cảnh tượng trên, mũi bịt lại rồi quát những đứa trẻ khác.

“Tụi mày nhìn thấy chưa, hãy mở to mắt ra mà xem cho rõ. Đấy là hình phạt thích đáng dành cho những đứa trẻ hư hỏng, không chịu ăn lại cứ thích khóc thích nôn. Buổi trưa nay đứa nào mà không chịu ăn uống đàng hoàng là coi chừng tao đánh đến chết. Nghe rõ chưa?”

Những đứa trẻ kia quả thật sợ hãi vô cùng. Chúng im thin thít. Ngay cả những đứa trẻ đang bị dán băng keo vô miệng cũng đã ngừng chảy nước mắt. Có thể nói, câu dọa nạt của ả Như Quỳnh rất có uy lực.

Thấy thế, ả Như Quỳnh vô cùng đắc ý khi thấy màn đe dọa của mình được tôn trọng. Muỗi tôi cũng không thể hiểu được là tại sao việc thể hiện sức mạnh trước những đứa trẻ chưa biết nói chỉ biết khóc như vậy lại đáng để tự hào?

Mặt đứa bé đã bị đánh sưng húp lên, ả Đào còn chưa hả giận, ả với tay lấy cái thước kẻ bằng gỗ gõ gõ lên đầu thằng bé nghe côm cốp.

Bà mẹ muỗi, chu choa nhà nó ơi, trẻ em có vỏ não rất mỏng và còn chưa khép kín, nó gõ như vậy mà thằng bé không xuất huyết não mới là lạ.

Cái con bảo mẫu điên khùng này muốn chết hay sao hả trời.

Thằng bé bị đau đớn không những không nín lại càng lăn ra khóc to hơn. Đến nỗi, bà hiệu trưởng Mỹ Linh từ phía bếp cũng chịu không nổi phải quát lên.

“Con Đào, mày cho nó ăn kiểu gì mà nó không ăn lại cứ khóc hoài vậy. Không ăn thì thôi. Đánh thì đánh vài cái chứ mày đánh như thế nó có bề gì thì cái trường này giải tán gấp. Mẹ mày, không biết tao thuê phải cái con như gì về làm bảo mẫu á”

“Chị ngon thì lên đây mà cho nó ăn. Em đã cố gắng hết sức rồi. Nó không chịu ăn mà cứ khóc khóc suốt. Nó còn nôn ra cả người của em đây này”. Ả Đào chống chế

“Mày kệ nó đấy. Nó không ăn thì khi đói tự khắc sẽ ăn. Nó muốn khóc thì mặc cho nó khóc, hết nước mắt thì tự dưng nín. Đi dọn đi.” Bà Mỹ Linh quát lên

“Dạ…” Ả Đào hậm hực quét cái nhìn ác độc hằn học về phía đứa bé. Mụ cầm tóc rồi kéo lê thân nó trên sàn đến chỗ ả Như Quỳnh.

“Mày coi nó giúp tao một chút, tao đi dọn dẹp và thay quần. Thật bẩn chết đi được. Lũ ranh con này thật đáng giận”.

“Uh. Mày để nó đây, đi dọn đi.” Như Quỳnh gật đầu, đứng lên lấy cái quận băng keo to trên kệ sách. Sau đó cắt một miếng mang tới dán luôn vào miệng thằng bé. Không gian lập tức an tĩnh.

“Đấy. Mày không ăn thì mày cũng mất đi quyền lợi được nói. Ở cái trường này chỉ có hai sự lựa chọn là ăn trong lặng lẽ và chơi trong im lặng. Hiểu chưa?” Ả Như Quỳnh dương dương đắc ý nói với đứa trẻ.

Đứa trẻ chỉ biết tiếp tục khóc trong im lặng và bất lực!

(Câu chuyện phỏng theo vụ án bảo mẫu hành hạ trẻ em năm 2017 tại TP. HCM. Tên nhân vật được giữ nguyên nhằm châm biếm và trừng phạt cái lũ bất nhân man rợ)