Chương 440: Tiểu nha hoàn

Cô gái đỏ mặt nhận lấy y phục, len lén nhìn Dương Đạp Sơn, xong lập tức cụp mắt cúi đầu, xoay người đi đến cạnh bờ sông, nhìn bốn phía e dè.

Dương Thu Trì nói: "Đừng có lo, ta giúp cô canh chừng cho."

Cô gái quay lại nhìn Dương Đạp Sơn, ngựong ngập không tiện thoát y trước mặt hắn, nhìn sang mặt sông, thấy nước sông trong vắt chảy nhẹ, liền có ngay chủ ý. Nàng hạ người đặt quần áo khô xuống trên bờ, không cửi y phục, lội thẳng xuống sông cho tới khi nước ngập ngang vai rồi mới dừng lại, xoay lưng về phía hắn, từ từ cởi quần áo lam lũ, mặc cho nước sông cuốn đi, bắt đầu e ấp kỳ cọ thân mình.

Dương Đạp Sơn đứng dưới một gốc câu ở trên bờ nhìn cái cổ trắng ngần của nàng, không khỏi động tâm: cô nàng tuy ốm yếu, nhưng da dẻ rất đẹp, giống như khi sương giởn tuyết vậy.

Sau khi tắm xong, cô gái mới nhớ lại vừa rồi chỉ mặc y phục xuống sông, giờ không biết làm sao mà lên thay. Cứ trần truồng như vầy đi lên quả thật là thẹn chết người rồi. Tuy nàng đã định ra chủ ý, nếu như Dương Đạp Sơn muốn thân thể của nàng, nàng chẳng do dự gì mà cho hắn, báo đáp đại ân đại đức của hắn. Nhưng hiện giờ nếu bảo nàng giữa ban ngày ban mặt như thế này trần truồng đi trước mặt hắn, nàng cảm thấy ngượng ngập vô cùng.

Dương Đạp Sơn thở dài đánh thượt, cười cười, đứng dậy đến chỗ cao nhìn bốn phía, không thấy bóng người nào, liền nói: "Cô nương, hôm nay trời nóng, vừa rồi đầy mồ hôi tanh tưởi, ta cũng tìm một chỗ tắm. Chừng nào cô mặc áo quần xong rồi gọi ta một tiếng, được không?"

Cô gái cảm kích nhìn hắn, gật đầu.

Dương Đạp Sơn dấn bước quẹo qua một khúc sống, khi không thấy cô gái nữa, bấy giờ mới cởi y phục, bước xuống sông tắm rửa một hồi. Chẳng mấy chốc sau, hắn chợt nghe cô gái lớn tiếng gọi ở bên kia: 'Ân công...!"

Dương Đạp Sơn lên tiếng đáp ứng, lên bờ mặc y phục. Tắm mát xong, hắn cảm thấy toàn thân sảng khoái, khi quay trở lại thì cô gái đã thay y phục màu xanh lam, tóc cũng được chải chuốc chỉnh tề, để ướt nhèm bay xỏa trên vài, da trăng trắng, mi cong cong, mắt mở to cảm kích nhìn hắn, vô cùng đáng yêu. Nếu nàng không quá ốm yếu, dù sao cũng coi là một tiểu mỹ nhân.

Cô gái thấy đầu tóc Dương Đạp Sơn cũng ướt đầm, vội nói: "Ân công, Hạnh nhi giúp ân công chảy đầu."

Dương Đạp Sơn gật đầu, ngồi xuống bãi cỏ ở triền núi, cô bé quỳ sau lưng hắn, móc cái lược gỗ ra cẩn thận giúp hắn chải mái tóc dài.

Dương Đạp Sơn hỏi: "Tên của em là gì?"

"Dạ, mẹ em nói, em sinh ra bệnh cạnh một cây hạnh, do đó mới gọi em là Hạnh nhi." Đề cập tới mẹ, bầu mắt Hạnh nhi đỏ hồng, nước mắt như những hạt trân châu rơi trên bờ vai của Dương Đạp Sơn.

Dương Đạp Sơn quay người lại, bảo: "Đừng khóc nữa a, mẹ em đã nhập thổ an nghỉ rồi, nếu mà thấy em cứ thương tâm nhỏ lệ như vậy, ở âm gian chỉ sợ bà sẽ không an tâm đâu."

"Dạ, đa tạ ân công, Hạnh nhi sau này không khóc nữa." Sụt sùi một chút, lau lau lệ, cô bé tiếp tụt chải đầu cho Dương Đạp Sơn.

Dương Đạp Sơn cười bảo: "Hạnh nhi, sau này đừng gọi ta là ân công nữa. Nghe nó làm sao ấy."

"Được a, vậy em gọi ngài là lão gia nha. Được không?"

"Đừng! Ta ta mới có mười bảy mười tám tuổi, chưa có già mà." Dương Đạp Sơn cười nói: "Ta họ Dương, tên là Đạp Sơn, sau này em cứ gọi ta là Dương ca là được rồi."

"Không, ngài chôn mẹ cho em, em là nô tì của ngài, ngài không chịu em gọi là lão gia, thì em gọi là thiếu gia vậy."

"Chuyện này... không phải vậy đâu... Ta chôn mẹ cho em, chẳng qua là thương xót em thôi. Ta một thân chẳng có chút gì, tứ hải là nhà, sao mà nuôi nha hoàn nổi. Chờ một lát chúng ta trở về thành ăn cơm xong, thì chia tay nhau thôi."

Hạnh nhi cả kinh, chiếc lược gỗ trong tay dừng phắt lại, vội nói: "Thiếu gia, người mua em, em đương nhiên là nha hoàn của người rồi, cật mắm ăn rau gì em cũng chịu. Em có thể chịu khổ, em từ nhỏ đã chịu khổ quen rồi, thiếu gia người yên tâm, em dễ nuôi lắm!"

Dương Đạp Sơn chuyển người lại, nhìn vào mắt Hạnh nhi, vỗ mu bàn tay của cô bé: "Nha đầu ngốc, ta là một cu li, đi khắp nơi làm công cho người ta sinh hoạt, em có khi nào thấy một cu li làm công mà nuôi tiểu nha hoàn chưa? Ngươi ta không phải là cười chết ta sao? Hơn nữa, giúp em chôn mẹ cũng không mất nhiều tiền, chẳng đáng là bao, không cần bán thân cho ta. Cứ định như vậy đi, khi nào chúng ta về thành ăn uống xong rồi, em cứ đi đi!"

Hạnh nhi gấp lên, quỳ xuống dập đầu lia lịa: "Thiếu gia! Em không đi, đại ân đại đức của người em cho dù có làm trâu làm ngựa cũng không thể báo đáp. Em biết làm việc, em biết giặt y phục, người làm công em có thể giúp làm phụ. Người yên tâm, em không để liên lụy cho người đâu, cứ để Hạnh nhi theo người mà, cầu xin người đó..."

Dương Đạp Sơn phiền lòng đỡ cô bé dậy: "Được rồi, em hôm nay dập đầu lạy ta không một trăm cũng tám mươi cái rồi, em không mệt thì ta mệt, sau này không được dập đầu nữa, có nghe không?"

Hạnh nhi gật gật đầu, hỏi: "Vậy người đáp ứng rồi phải không?"

Dương Đạp Sơn ngẫm nghĩ: "... Chúng ta trở về ăn cơm trước, ta đói bụng rồi, được không?"

"Dạ!" Hạnh nhi vui vẻ gật đầu, "Dù gì thì Hạnh nhi cũng theo người chắc rồi, cả đời này quyết phục vụ của người!" Nói xong chải đầu tiếp cho Dương Đạp Sơn.

Dương Đạp Sơn cười khổ, bản thân ăn bửa trước lo bửa sau, đi khắp nơi bán sức kiếm cơm, còn mang theo một tiểu nha hoàn thế này thật là hiếm có trên đời.

Hạnh nhi chải đầu cho Dương Đạp Sơn xong, ngày nói trời nóng, nên tóc trên đầu nhanh chóng khô đi, cô bé vấn cho hắn búi tóc, rồi dùng khăn vuông cột lại.

Sau khi xong việc, trời đã về chiều, Dương Đạp Sơn vác cuốc xẻng cùng Hạnh nhi về thành, đi thẳng tới quán cơm lúc sáng.

Cửa quán đã được bọn người làm quét dọn sạch sẽ, mọi cửa sổ đều được mở ra để thoáng khí, lại còn đốt vài nén nhang. Trời mùa hè gió cũng mạnh, nên chẳng mấy chốc mùi hôi thối bị tống đi hết, trong quán cũng có mấy người ngồi ăn cơm.

Chưởng quỹ mập thấy Dương Đạp Sơn trở về, vội chạy tới đón: "Khách quan, mọi chuyện xử lý xong hết rồi hả?"

"Ừ, xong hết rồi." Dương Đạp Sơn trả cuốc, xẻng, đao chặt củi, kéo và gào hồ lô cho chưởng quỹ mập, mang Hạnh nhi tiến vào quán cơm, tìm một bàn ngồi xuống, Hạnh nhi đứng bên cạnh hắn.

Hắn còn đặt cọc ở đây 50 văn tiền, liền nói: "Chưởng quỹ, căn cứ 50 văn đó, dọn một bữa cơm ra đi."

"Dạ được!" Chưởng quỹ mập cười ha ha đáp ứng, lệnh cho bồi bàn chuẩn bị cơm rượu.

50 văn tiền tuy không nhiều, nhưng quán nhỏ này chẳng sang trọng gì, đối tượng phục vụ là số người bình dân làm công kiếm tiền qua ngày, do đó vẫn đủ dọn ba món mặn một món rau và một món canh, ngoài ra còn có một cái chung nhỏ cùng với bình rượu nhắm với đậu phộng, cơm cũng đủ dùng.

Dương Đạp Sơn gọi Hạnh nhi ngồi xuống, Hạnh nhi lắc đầu: "Thiếu gia ăn uống làm gì có phần tiểu nha hoàn chứ a."

Dương Đạp Sơn chụp lấy cánh tay cô bé, kéo ngồi xuống ghế dài: "Làm gì có nhiều quy củ thối rùm đó chứ, ta kêu em ngồi thì em ngồi, em cứ đứng vậy ta ăn không được."

Hạnh nhi còn biết đỏ mặt ngồi ghế sang một bên.

Dương Đạp Sơn gọi lấy ra hai chung rượu, trước hết rót mỗi ly một nửa, đưa cho Hạnh nhi: "Trước hết kính mẹ của em".

Hạnh nhi đỏ hồng mắt, dạ một tiếng, đứng dậy tiếp lấy, hai tay dâng lên, nhắm mắt lại, miệng lầm rầm cầu nguyện, sau đó từ từ đỗ ra đất, lau sạch lệ, nhìn Dương Đạp Sơn nhoẻn miệng cười, sau đó mới lấy bình rượu rót đầy ly trước mặt hắn.

Dương Đạp Sơn cầm lấy chung rượu, rót thêm vào ly nhỏ trước mặt Hạnh nhi, sau đó nâng ly lên: "Nào, Hạn nhi, hai chúng ta cũng có duyên, em hôm nay mệt rồi, uống chút rượu giải buồn. Cạn chung!" Xong ngửa mặt dốc một cái, uống cạn.

Hạnh nhi nhìn rượu trong ly, do dự một hồi, nhắm mắt lại cố sức uống hết, nhưng mới được nửa chung thì đã cảm giác hơi nóng hừng hực, trong lúc gấp bị rượu chảy vào khí quản, phải gập người ho sặc sụa.

Dương Đạp Sơn cừơi hỏi: "Hạnh nhi, em không biết uống rượu sao?"

Hạnh nhi ho một hồi, bấy giờ mới đỏ mặt nói: "Không.... trước giờ chưa uống qua... thiếu gia bảo Hạnh nhi uống, Hạnh nhi nhất định phải uống..." Nói xong cầm chung rượu định uống nốt số còn lại, bị Dương Đạp Sơn ngăn: "Đây là Thiêu Đao tửu, mạnh lắm đó. Em vừa rôi uống như vậy khẳng định là không được đâu. Chung rượu này em cứ từ từ uống. Ngồi xuống, ăn cơm trước đã! Em khẳng định là đói lắm rồi!"

Hạnh nhi như quẳng đi gánh nặng, vội vã đặt nửa chung rượu xuống bàn, bới cho Dương Đạp Sơn một chén cơm to, còn mình thì cũng bới một chén. Nàng đã lâu không ăn đến cơm trắng, nên cúi gầm đầu ăn như hùm như sói vậy.

Dương Đạp Sơn thương xót gắp thức ăn cho nàng không ngừng: "Từ từ ăn, cẩn thận coi chừng bị nghẹn!"

Hạnh nhi nhanh chóng ăn xong chén cơm đó, nhìn vào trong thố cơm, định bới thêm chén nữa nhưng lại ngại.

Dương Đạp Sơn lắc đầu, cười bảo: "Hạnh nhi, em ăn bao nhiêu đó trước, bụng em vừa khôi phục, không thể ăn quá nhiều, sẽ thương hại đến bao tử. Chờ một hai thời thần nữa rồi hãy ăn. Đến ngày mai thì em có thể muốn ăn gì cũng được, trước hết em từ từ ăn chút đồ ăn đi, được không?"

Hạnh nhi gật đầu, đặt chén cơm xuống, hỏi: "Thiếu gia, sao người không ăn cơm vậy?"

Dương Đạp Sơn cười cười, cầm chung rượu lên, uống một cái chụt hết cạn, gấp một miếng thịt bỏ vào miệng nhai, từ từ nói: "Uống rượu này phải uống cho bảy phần say rồi mới ăn cơm, nếu ăn cơm trước rồi thì còn mùi vị uống rượu gì nữa, hiểu không?"

"Dạ, Hạnh nhi hiểu rồi."

"Ài, cái vụ uống rượu này sợ nhất là uống rượu sầu, một mình một ly uống tiêu sầu, chẳng còn mùi vị gì nữa. Tốt nhất là phải có mấy bạn nhậu, không cần nhiều, ba bốn người là được, vừa uống vừa cà kê, uống cao hứng rồi thì chơi thêm trò oẳn tù tì, chơi trò tửu lệnh, uống như thế mới sảng khoái. Rất tiếc là em không biết uống rượu, bổn thiếu gia ta chỉ còn biết uống một mình thôi." Xong hắn ngửa cổ uống cạn ly trong tay, rồi bốc mấy hạt đậu phông chiên dầu bỏ vào miệng nhai rột roạt. Tiếp đó lại uống liên tục vài chung nữa, cực khổ cả ngày, uống chút rượu giải sầu thân thể quả là thanh thản.

Hạnh nhi vừa hầu hạ một bên vừa châm rượu cho Dương Đạp Sơn, thấy hắn uống một mình vô vị, cũng cầm ly ngẫm nghĩ, thưa: "Thiếu gia, vậy Hạnh nhi uống với người, được không?"

"Không được không được! Em không uống rượu được, dù sao cũng không thể ép người quá đáng mà."

"Hạnh nhi mỗi ngày uống một chút rượu cũng được a, để mỗi khi không có ai uống với thiếu gia, Hạnh nhi có thể hầu ngừơi uống một chút cho có hứng."

"Không được." Dương Đạp Sơn móc túi tiền trong lòng ra, đổ hết tiền lên trên bàn, chỉ còn lại hai trăm năm chục văn, chia làm hai phần, đẩy một phần tới trước mặt Hạnh nhi, nói: "Hạnh nhi, em giữ chút tiền này rồi đi đi, ta còn muốn uống chút nữa, em không cần ở cùng ta đâu."

Hạnh nhi hoảng lên, run giọng nói: "Thiếu gia, người bảo em... em đi đâu a?"

"Em muốn đi đâu thì đi a!"

"Nhưng... nhưng ngài đã mua Hạnh nhi rồi, Hạnh nhi là nô tì của ngài mà."