Chương 82: Án đầu khi đến nhận nhiệm sở

Dương Thu Trì chỉ là một điển sứ không nhập lưu, tự nhiên không có chuyện quan huyện và hương thân ra nghênh tiếp. Cửa thành môn có hai binh sĩ ngồi trên hai cái ghế trúc ngồi uống trà nói chuyện phiếm, căn bản không chú ý người ra vào. Có thể thấy nơi đây thanh bình rất lâu, hơn nữa do nơi đây không có phương tiện liên lạc, là vùng khá xa, căn bản không biết chiến tranh phát triển như thế nào. Và khói lửa xác thật là quá xa nơi này.

Bá tánh ra vào cửa thành y sam lam lũ, đội mũ rơm, vác củi, đồ làm nông chân trần bước lên đá xanh loạt soạt.

Không ai kiểm tra, bọn họ từ từ tiến vào thành. Liễu Nhược Băng hành tẩu giang hồ, thấy nhiều rồi đương nhiên không cho đó là kỳ. Nhưng Dương Thu Trì và Quách Tuyết Liên đối với địa phương sắp sửa sinh sống đây vẫn đầy sự hiếu kỳ, nên vén rèm nhìn đông nhìn tây cổ thành cũ kỹ này.

Lưu Dũng hỏi phương vị của huyện nha, rồi cả đoàn đến thẳng đó.

Huyện nha còn cũ hơn cả cổ thành, chỉ có điều hai nha dịch đứng trước cửa còn có chút tinh thần, eo mang đao bặm môi nhìn trừng vào những người qua lại.

Dương Thu Trì cho xe ngựa dừng lại ở cửa nha môn. Nha dịch định quát hỏi, chợt thấy Lưu Dũng ễnh bụng bậm môi nhìn trừng hắn, so với hắn còn dữ hơn, liền đổi sang mặt cười hỏi: "Các vị đến huyện nha có chuyện gì?"

Lưu Dũng đáp: "Lời thừa! Không có chuyện ai chạy tới huyện nha làm cái gì?" Y chuyển thân khom người hướng về phía Dương Thu Trì, "Vị lão gia trong xe này chính là điển sứ tân nhiệm của Kiềm Dương huyện Dương đại nhân! Công văn của Bố chánh sứ ti vẫn chưa đến sao?"

Dương Thu Trì cùng mọi người thong thả bước đến, công văn bổ nhiệm truyền thông qua dịch trạm, đương nhiên là đến nhanh hơn họ nhiều. Do đó người trong nha môn đều biết có một điển sứ mới đang đến nhận nhiệm sở.

"Đến rồi! Đến rồi! Tiểu nhân lập tức bẩm báo tri huyện đại lão gia!" Hai nha dịch gập người khom lưng hồi đáp, một tên vội chạy nhanh vào báo, một tên cười toét miệng đón chào Dương Thu Trì: "Tứ lão gia cực khổ quá! Xe ngựa tiến vào cửa hong, tiểu nhân sẽ mở cửa ngay." Nói xong, y lặt lè chạy đi mở cửa, khom người mời xe vào trong.

Ở huyện nha, Điển sứ xếp sau tri huyện, huyện thừa và chủ bộ, do đó nên mới được gọi là "Tứ lão gia".

Xe tiến vào nha môn, vòng qua chiếu bích (giống bình phong, nhưng bằng đá, dùng dán các thông báo, cáo trạng của nha môn), đến giếng trời ở đại đường. Tên nha dịch khom người nói: "Tứ lão gia, nội trạch của điển nha đã được quét dọn sạch sẽ, ngài đến nội phủ nghỉ ngơi trước, chờ lục phòng ti lại và thư lại, tam ban nha dịch tề tụ đầu đủ, tiểu nhân sẽ đến bẩm báo ngài, được không ạ?"

Dương Thu Trì gật đầu, tên nha dịch đó lập tức dẫn đầu xe ngựa quẹo tiến vào nội trạch của điển sứ.

Điển sứ đứng hàng thứ tư, nội nha đương nhiên đơn sơ kém nhất trong nha môn. Rất may là huyện Kiềm Dương hơi nhỏ, chỉ thiết có tri huyện và điển sứ, cho nên chỗ bày biện trong nha môn vẫn khá lớn.

Nội nha của điển sứ là trạch viện ba cửa, bên ngoài là chổ nghỉ cho tùy tùng, bên trong là tiểu trạch viện cho gia quyến ở. Xe ngựa tiến vào cửa nội trạch thì dừng lại. Dương Thu Trì xuống xe ngựa, nhìn quanh, thấy cũng tạm được, chí ít so với thôn xóm tàn phá trước kia hắn và Quách Tuyết Liên ở nhiều.

Liễu Nhược Băng và Quách Tuyết Liên cũng xuống xe. Liễu Nhược Băng gặp sao yên vậy, không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn, cho nên ở bất kỳ hoàn cảnh nào, tốt xấu ra sao cũng bình thản. Còn Quách Tuyết Liên thì lại vô cùng cao hứng, kéo cánh tay Dương Thu Trì chỉ đông chỉ tây tặc lưỡi lia lịa. Nội trạch lớn như sân bóng đá này mà chỉ có ba người họ ở, nàng lại là người cùng khổ lớn lên, chưa bao giờ đến ở trong nha môn, huống chi là ở trong trạch viện rộng rãi thế này.

Tiến vào nội trạch, quan sát khắp nơi, họ thấy nó rất sạch sẽ.

Tên nha dịch đó gọi các người hầu trong nha môn tới giúp khuân vác hành lý. Từ Trường Sa tới đây, những gì cần chuẩn bị cũng đã chuẩn bị rồi, nên hành lý của họ không ít.

Dương Thu Trì biết lần này thông báo vào tri huyện lão gia sẽ nhanh chóng đến, cần phải chỉnh tề trang phục ra mắt cho ổn thỏa. Cho nên, hắn tiến vào nội trạch là vào ngay phòng ngủ. Quách Tuyết Liên đã sớm lấy ra quan bào của hắn, giúp hắn mặc chỉnh tề. Vừa xong thì một tên nha dịch khác đã chạy vào, khom người nói: "Tứ lão gia, đã báo cho tri huyện đại lão gia rồi, lão gia sẽ lập tức ra, xin mời ngài đến hoa phòng (phòng tiếp khách quý) chờ? Nho học giáo dụ và huấn đạo đều đã chờ sẵn, lục phong quan lại đều đã hiện diện ở Thiêm áp phòng, có mặt đầy đủ cả rồi."

Dương Thu Trì gật đầu, cầm ủy nhiệm trạng lắc lư cái mũ cánh chuồng trên đầu theo tên nha dịch này rời khỏi nội trạch của điển sứ, xuyên qua giếng trời ở đại sảnh, đến hoa phòng. Đó chính là chỗ của nha môn chuyên dành tiếp khách quý.

Tiến vào hoa phòng, hắn thấy ở đó đã có sẵn hai người. Một người là trung niên khoảng bốn chục tuổi, mặt mày anh tuấn, nhưng người hơi ốm. Một người là lão giả sắp sáu mươi, lưng hơi khom, hai mắt nheo lại, tẩu thuốc phiện lập lòe, dương như là có thêm con mắt vậy.

Tuy không ai dẫn tiến, nhưng Dương Thu Trì đã đoán ra thân phận của hai người ắt là giáo dụ và huấn đạo của nho học trong huyện.

Ở Minh triều, cấp châu huyện có đặt Hữu quan học chính là chức quản lý mở dạy các trường lớp nho học. Loại quan này không phải ai muốn vào thì vào, mà phải kinh qua khảo thí cở cấp huyện (thi huyện), cấp địa khu (thi phủ). Người vượt qua rồi mới có tư cách đồng sinh, sau đó tham gia kỳ thi cấp tỉnh (Viện thí), rồi từ số người vượt qua kỳ thi này chia ra làm sáu cấp, cấp một và hai được tư cách "sinh viện", thường gọi là Tú tài. Nếu được tư cách này thì mới có thể vào học giáo Nho học của quan phủ mở để học tập, sau đó mới có thể tham gia thi hương và các cuộc thi khoa cử chính thức khác.

Quan viên nho học cấp huyện thuộc về quan lại chính thức của quốc gia, chủ yếu là Giáo dụ và Huấn đạo. Giáo dụ là lãnh đạo quan học trong huyện, huấn đạo chính là thầy dạy. Phẩm trật của Giáo dụ giống như điển sứ, đều thuộc về loại chưa nhập lưu (chưa tính vào quan lại chính thức), nhưng do án theo quy định phải là giám sinh hoặc cử nhân mới có thể đảm nhiệm, cho nến cũng có chút tài. Giáo dụ và Huấn đạo không có thực quyền gì, bỡi vì quyền quyết định tự cách đồng sinh để khảo thí nằm trong tay trưởng quan của châu huyện, và tư cách để nhập học vào các trường do chính phủ mở lại nằm trong tay người đứng đầu việc học ở tỉnh, khảo thí khoa cử trong kỳ thi hương chính quy càng không phải là chuyện nằm trong tay họ, còn sinh viên (tú tài) là người có công dạnh, phải kinh qua học chánh của tỉnh phê chuẩn mới được xử lí, cho nên hai người này không có quyền lực gì, là những chức vị được coi là thanh liêm nhất (và ốm đói nhất) trong nha môn.

Nhưng mà, Dương Thu Trì đối với các giáo sư "vi nhân sư biểu" (thầy dạy làm người) vô cùng kính trọng, cho nên vừa vào là bước lên một bước, vái dài ông lão mắt mũi kèm nhèm đó: 'Học sinh Dương Thu Trì tham kiến Giáo dụ đại nhân!"

Lão giả đó cười hăng hắc, miệng đã không còn mấy cái răng, xua tay chỉ vào trung niên ốm cao: "Điển sứ đại nhân, vị này... chính là Giáo Dụ Lý Triệu Sâm Lý đại nhân của trường học nho của bổn huyện. Lão hủ Từ Diệp, là huấn đạo của huyện nhà, ha ha."

Thì ra là nhìn lầm người, lão gia hỏa này là bộ hạ, trung niên mới là "sếp"! Dương Thu Trì hơi ngượng, quay sang trung niên chấp tay thi lễ: "Hắc hắc, giáo dụ đại nhân, thật là xin lỗi, học sinh nhìn lầm người, học sinh tham kiến giáo dụ đại nhân!"

Giáo dụ vội đứng dậy khom người: "Không dám, điển sứ đại nhân giết ti chức rồi." Giáo dụ và điển sứ tuy đều là quan viên chưa nhập lưu, nhưng dù sao thì thực quyền của điển sứ cũng lớn hơn.

Xem ra một già một trung niên này tài học không tệ, Dương Thu Trì liền sinh hảo cảm, vội thuận theo tay mời của giáo dụ và huấn đạo, ngồi xuống hàn huyên.

Vừa nói được mấy cấu, một trung niên nhỏ người chợt chạy vào, nhìn Dương Thu Trì mặc quan bào điển sứ, cười hắc hắc xong đứng lên cao giọng: "Tri huyện của bổn huyện Lôi Minh Lôi đại lão gia đến...! Nghênh...!"

Ba người Dương Thu Trì vội đứng dậy, chỉnh lý quan bào nhìn ra cửa. Chẳng mấy chốc có một lão đầu đi chậm người mặc quan bào tri huyện thất phẩm bước vào. Ông ta đại khái 50 tuổi, lưng hơi gù, máy sợi râu dê thưa thớt, đi đi dừng dừng không ngừng ho, phía sau có mấy sư gia và cân ban trưởng tùy.

Dương Thu Trì vội bước lên, cung thân thi lễ: 'Hạ quan Dương Thu Trì tham kiến Lôi đại nhân!" Rồi hắn đưa ủy nhiệm thư trong tay ra trình lên: "Đây là ủy nhiệm thư của hạ quan."

Tri huyện Lôi Minh tiếp lấy nhưng không xem, chuyển cho cân ban trưởng tùy chuyên hô đọc ở bên. Sau đó ông ta ho hai tiếng, cất giọng khàn khàn bảo: "Điển sứ đại nhân đi đường mệt nhọc, mau mời ngồi...!" Nói xong ông ta cũng vén áo ngồi xuống.

Dương Thu Trì thầm nghĩ tri huyện này tên là Lôi Minh, nói chuyện là chẳng có điểm nào giống sấm gầm, làm hư cả danh hiệu. Hắn chấp tay xá xá, cũng ngồi xuống.

Lôi Minh giới thiệu sư gia và cân ban trưởng tùy của mình trước, đây là để dễ cho công tác của hắn sau này. Sau đó, ông ta đơn giản giới thiệu tình huống cơ bản của Kiềm Dương huyện. Đây là một địa khu nhiều dân tộc, núi cao rừng rậm, không có nhiều ruộng, giao thông bất tiện, dân tình thuần phác. Nhưng lão bá tánh sinh hoạt hơi nghèo khổ. Đương nhiên cũng chính vì thế mà những năm nay phản tặc khởi binh (nông dân khởi nghĩa) không ảnh hưởng đến đây, tháng ngày qua đi cũng khá thái bình. Sau này từ từ sẽ hiểu ra thôi.

Hàn huyên một hồi, Lôi Minh lại dẫn tiến hắn với các thư lại trong nha môn. Hai người đến cửa Thiêm áp phòng, nơi đây đã đứng đầy mấy chục người, phân làm ba hàng, hàng trước là trưởng quan tư lại của lục phòng, hai hàng sau là lục phòng thư lại và tam ban nha dịch (gồm tạo đãi, bộ khoái, dân tráng). Ngoài ra còn có ngỗ tác, quái tử (đao phủ), cấm tốt, lao đầu, phô binh đưa tin, đấu cấp chuyên trông coi kho, khố tử (coi ngân khố), môn tử (phục vụ trưởng quan), kiệu phu (khiêng kiệu), phiến phu (lính quạt), tán phu (lính che lọng, dù), canh phu (đánh canh), hỏa phu (nhóm bếp), đăng phu (lo đốt đèn), trà phu (rót nước pha trà), thủy phu (lo gánh nước), minh la phu (lo gõ chiêng dẹp đường), chung cổ phu (đánh chuông trống), cước phu (khuân vác) vâng vâng.

Sau khi gặp qua, Dương Thu Trì bảo bộ khoái và cấm tốt lưu lại, vì đó là bộ hạ của hắn sau này, rồi bắt đầu hỏi tên và tình hình từng người. Bộ đầu tên Ngụy Trì, là một hán tử mặt đen, lùn mập mày rậm mắt to, toàn thân rắn chắc, xem bộ dạng không tệ. Lao đầu là Tống Bá Nhân, là trung niên mắt hí rị.

Đang nói chuyện, chợt một thư sinh mặc trường sam màu xanh hoảng hốt chạy vào: 'Giáo dụ đại nhân đâu? Giáo dụ Lý đại nhân ở đâu?"

Bộ đầu Ngụy Trì nhíu mày: 'Làm cái gì đó? Điển sứ đại nhân ở đây, ngươi kinh hoảng như vậy còn ra thể thống gì?"

Thư sinh đó vội bước đến, vái dài Dương Thu Trì: "Học sinh Lưu Mộng Chương ra mắt điển sứ đại nhân."

Dương Thu Trì gật đầu: 'Có chuyện gì mà hoảng hốt vậy?"

"Tú tài Triệu Thiên Châu trong học cung mấy ngày nay không thấy đâu, từ tối qua trong phòng ở túc xá trong học cung của hắn truyền ra một mùi rất khó ngửi, có điểm giống... giống mùi thối xác chết..., mọi người hoài nghi có lẽ là hắn chết trong đó. Hôm nay mùi càng lúc càng nồng, mọi người đều rất lo, nên đặc biệt đến bẩm báo Giáo dụ."

Hả? Mọi người đều cả kinh. Dương Thu Trì không khỏi cười khổ lắc đầu. Hắn vừa mới đến được Kiềm Dương huyện xa xôi này, chưa uống được ngụm nước nào là gặp phải án rồi. Hắn quả đúng là sao chổi mà.

NẠP THIẾP KÝ II