Chương 115: Tạ thiên tạ địa

Liễu Nhược Băng không nhẫn tâm để Dương Thu Trì ôm hận mà chết, nhỏ lệ gật gật đầu.

Dương Thu Trì mặc khải giáp nặng, lúc này lại trở nên vô cùng nặng nề, gượng hai ba lần mà không dậy nổi. Liễu Nhược Băng vội cẩn thận đỡ hắn quỳ dậy, bản thân nàng cũng quỳ, một tay giữ dưới nách hắn.

Dương Thu Trì quay sang nói với Lưu Dũng: "Lưu đại ca, làm phiền huynh giúp làm lễ và chứng hôn cho chúng tôi, được không?"

"Được a! Dương gia! Thuộc hạ có thể làm người làm chúng cho Dương gia và bạch y nữ hiệp... kết tóc trăm năm, quả thật.... vinh hạnh vô cùng!" Lưu Dũng đứng dậy, giọng nghẹn ngào nói lớn:

"Nhất bái thiên địa!"

Liễu Nhược Băng đỡ Dương Thu Trì cùng lạy.

"Nhị bái cao đường!"

Hai người cùng lạy lần nữa.

"Phu thê... đối bái!"

Liễu Nhược Băng đỡ Dương Thu Trì quỳ vững, bản thân chuyển sang đối diện hắn, hai người cùng lạy nhau.

"Tống nhập.... động... phòng...." Nói đến đây, Lưu Dũng đã khóc không thành tiếng, binh sĩ chung quanh đều khóc không thành tiếng.

"Lão gia! Lão gia người sao vậy...?" Dứơi thang thành lâu vang lên một tràng tiếng gào khóc dài, một cô gái loạng chọang vẹt người ra hai bên chạy lên, khi đến trước mặt liền quỳ sụp xuống giữ chặt Dương Thu Trì: "Lão gia...., người sao vậy?... xin đừng bỏ lại Tuyết Liên mà..."

Cô gái này chính là tiểu nha hoàn Quách Tuyết Liên.

Khi địch quân đến đánh, do nàng không biết võ công, không giúp thủ thành được, liền lùi ra sau tiếp tục tổ chức công tác hậu cần. Nghe nói địch quân thối lui, nàng vội chạy lên thành lâu, khi gần đến thì nghe Dương Thu Trì đã trúng tên không xong tới nơi rồi, liền như phát điên chạy tới, ôm hắn khóc như mưa.

Dương Thu Trì cười nói: "Tuyết Liên, ta và Băng nhi... thành thân rồi, mừng quá!" Xong hắn quay đầu nhìn Liễu nhược Băng, "Băng nhi hiện giờ đã là bà xã ta rồi, chúng ta vừa rồi đã bái thiên bái địa nữa! Đúng không? Nương tử!"

Liễu Nhược Băng không hề hồi đáp, nhìn chầm chầm vào mũi lang nha tiễn trên ngực Dương Thu Trì, gương mặt nhòe lệ lúc này đầy vẻ nghi hoặc. Không chờ Dương Thu Trì kịp phản ứng, nàng đột nhiên đưa tay chụp lấy đuối mũi lang nha tiễn đó, lay động, vẻ nghi hoặc trên mặt càng đậm hơn, liền dùng kình lực rút ra.

Dương Thu Trì a lên một tiếng, hoảng hốt nhìn Liễu Nhược Băng.

Liễu Nhược Băng nhìn đầu mũi tên, thấy không có chút máu nào, vừa kinh vừa mừng: "Thu Trì, chàng... chàng không thụ thương?"

Thì ra, vừa rồi Quách Tuyết Liên xông lên khóc lóc ôm Dương Thu Trì lắc lư, Liễu Nhược Băng phát hiện mũi tên trên ngực của Dương Thu Trì cũng theo đó lắc lư đưa đẩy theo, không giống như đã cắm ngập vào thân thể, mà dường như là cắm gá trên khải giáp vậy. Nàng nghi ngờ nên cầm lên đuôi tên lắc thử, phát hiện tuy nó đã bắn xuyên qua khải giáp, nhưng dường như không cắm vào thân thể, cho nên mới vừa kinh vừa mừng rút ra.

Mắt kính râm của Ý đã bị đập vỡ rồi, mặt nạ bị lột sạch rồi, Dương Thu Trì bẽn lẽn ngồi dậy, đưa tay ôm hai tay nàng: 'Băng nhi, ta không thụ thương...., hắc hắc, vì nàng không chịu lấy ta, ta mới dùng hạ sách này..."

"A! Ông trời hỡi!" Liễu Nhược Băng mừng như điên, nhào hẳn vào lòng Dương Thu Trì, ôm chặt hắn như sợ hắn bay đi vậy: "Quá tốt rồi! Tạ trời tạ đất!..." Rồi đẩy hắn ra, nhìn lên nhìn xuống, quả nhiên thần sắc như thường, nên lòng hoan hỉ như muốn vỡ òa, "Thu Trì! Chàng không sao! Quá tốt rồi! Tạ thiên tạ địa..."

A Hạnh Ny cao hứng đến nỗi như bị hư thoát, ngồi phịch xuống cạnh nàng, mừng quá bật khóc: "Thu Trì ca! Anh không bị thương, quá tốt rồi! Hu hu hu..."

Quách Tuyết Liên do cực bi chuyển sang cực hỉ, nhất thời ngẩn cả ra, cho đến khi Dương Thu Trì vỗ vai nàng bảo mình không sao, nàng mới túm lấy vạt áo hắn òa lên, nhưng mà lần này là khóc vì hoan lạc.

Liễu Nhược Băng lại đẩy Dương Thu Trì ra, sờ mó vào cái lổ tên ở giáp ngực của hắn, đích xác là không có máu chảy ra, bấy giờ mới yên tâm hẳn. Nàng ôm chầm cổ hắn, ngước mắt nhìn hắn, mặc cho nước mắt hạnh phúc chảy ra: "Quá tốt rồi!... thiếp rõ ràng là thấy ngực chàng trúng một tên nỏ, sao lại không có chuyện gì?"

Dương Thu Trì nháy mắt: "Cái này phải cảm tạ Tuyết Liên nha đầu. Cô bé làm cho ta một khải giáp nặng, dày hơn khải giáp thường nhiều! Khải giáp này ngăn phần lớn lực bắn của mũi tên, vào trong ngực ta vừa khéo trúng vào cái đôi bao tay đao thương chém không đứt đó. Mũi tên cắm lên bao tay, nên ta mới may mắn thoát nạn. Ta vốn định cho nàng biết ta không sao, nhưng nghe địch quân đánh chiêng thu quân, bấy giờ mới cố phịa ra chuyện chọc nàng. Không ngờ chính vì thế mới có thể thật sự kết thành phu thê với nàng. Cái này đúng là phải tạ trời tạ đất rồi, đa tạ ông trời đã để cho nàng chịu làm nương tử của ta!"

Liễu Nhược Băng vung nấm đấm phấn đấm vào khải giáp, ứa lệ mắng: "Con người của chàng thật là...., hại cho người ta nóng ruột cả lên!" Lòng nàng tuy oán Dương Thu Trì dùng cái chết lừa nàng lấy hắn, hại nàng đau lòng đứt ruột, trong lòng ít nhiều gì cũng hơi bực, nhưng dù sao thì nàng cũng đã thật lòng yêu hắn, biết là người yêu dấu thật sự không còn cách nào, làm vậy cũng giống như ngủ mơ phải một cơn ác mộng rồi tỉnh lại, nàng thầm tự nhủ may đó chỉ là một sự kinh hoàng hư ảo, chẳng thể nào sánh với cái hoan hỉ hiện giờ. Nàng tràn đầy yêu thương, hiển hiện lên đôi mắt nhìn hắn, rồi dựa vào lòng hắn, khẽ bảo: "Sau này không được dùng cách đó dọa thiếp nữa, nghe không?"

"Dạ! Nương tử yêu dấu của ta ạ!" Dương Thu Trì ôm nàng định hôn môi, vừa rồi vốn cho là Dương Thu Trì sắp chết, Liễu Nhược Băng không nỡ để hắn thương tâm, cho nên chẳng quan tâm đến người khác nghĩ gì chấp nhận hôn môi với hắn. Nhưng hiện giờ biết là hắn bình an vô sự, nếu bảo nàng trước mặt mọi người hôn hít với hắn như thế, nàng e thẹn khó thể đương, nên hoảng loạn tránh ra, nào ngờ cái hôn này vẫn trúng vào môi dưới và cằm nàng.

Liễu Nhược Băng e thẹn vô cùng, nằm dựa vào lòng hắn, trong lòng cầu mong ông trời cứ để nàng vĩnh viễn sống trong hạnh phúc dạt dào này.

Gương mặt đen đúa vì khói thuốc súng của Lưu Dũng vẫn còn nhòe lệ, nhưng y lại ngoác miệng cười ha hả: "Dương gia tài thiệt, ngay chúng tôi cũng bị ngài lừa, khà khà khà..." Mọi người đều hân hoan cười.

Liễu Nhược Băng bấy giờ mới ý thức đến xung quanh còn rất nhiều người, thẹn không thể tả, đẩy Dương Thu Trì ra, đứng lên nói: "Mau đứng dậy đi! Địch nhân còn chưa biết có đi rồi lại kéo đến nữa không."

Dương Thu Trì ngượng ngập đứng dậy: "Tạm thời sẽ không đâu, bọn chúng còn chưa tìm được biện pháp đối phó với tác đạn bằng đá của chúng ta, lại không biết chúng ta còn đạn dược hay không, cho nên tạm thời sẽ không phát động đợt tiến công mới. Nhưng mà chúng ta cần phải lập tức chế tạo tạc đạn, không thể cứ bày kế không thành hoài."

A Hạnh Ny mặt nhòe lệ hoa, kéo tay Dương Thu Trì: 'Thu Trì ca, huynh vừa rồi.... dọa chết người ta luôn..."

Dương Thu Trì khẽ vuốt ve làn tóc của nàng biểu lộ sự hối lối, nhìn gương mặt như sương tuyết lấm tấm dấu máu do trảm sát địch nhân, biết là sự chém giết tàn bạo vừa rồi chỉ mới là sự bắt đầu. Hiện giờ xem ra, vũ khí hiện đại của hắn không khống chế hay làm địch nhân hoảng sợ như trong tưởng tượng. Hắn cần phải lập tức chế tạo nhiều tạc đạn hơn, tốt nhất là chế tạo hỏa tiễn pháo cachiusa (Katyusha - loại pháo phản lực của Nga - Xem chú thích), hình thành sát lương diện rộng, mới tạo ra được hiệu quả răn đe. Nhưng đáng tiếc hắn không phải là chuyên gia vũ khí, ngay kết cấu của pháp ka-chiu-sa thế nào, dụng cụ chế tạo ra sao cũng không biết. Thứ hắn có thể tạm gọi là rành, chỉ là các vũ khí hạng nhẹ và thuốc nổ mà thôi.

Trong lúc hắn đang suy nghĩ xem tiếp theo nên làm thế nào, chợt có người hô: "Tổng binh đại nhân đến...!"

Mọi người vội chia ra đứng lên, cúi đầu chào.

Tổng binh là võ tướng cao cấp, ở thời Minh sơ, tổng binh là thống soái tối cao trên chiến trường, gặp phải chiến sự thì sẽ do triều đình phái công, hầu, bá xuất nhậm làm tổng binh chỉ huy tác chiến. Sau khi chiến sự kết thúc, người này phải giải nhiệm về triều. Do đó, thời Minh sơ, tổng binh tương đương chức tổng tư lệnh mặt trận, hoặc là thống soái quân sự tối cao của chiến khu.

Sau đó, chiến tranh với Ngõa Thích, Thát Dát ở phương bắc quá dày đặc, chức tổng binh dần trở thành định chế. Mỗi khi gặp phải chiến sự, triều đình lại cử ra tuần phủ kiêm trị dân sự và quân vụ ở địa phương, tổng binh cũng phải bị người này giám đốc. Sau đó, khi dùng binh liên quan đến nhiều trấn hoặc nhiều tỉnh, lại thiết thêm chức tổng đốc, phái trọng thần xuất nhiệm, để tiết chế tuần phủ và tổng binh. Địa vị của tổng binh vì thế càng lúc càng giảm, không thể sánh với thời đầu. Đây chính là một loại không chế, cho dù tổng binh trong tay có trọng binh, nhưng không quyền điều khiển, phải chịu tiết chế của đốc, phủ. Còn tổng đốc, tuần phủ tuy có quyền điều binh khiển tướng, nhưng trong tay không có trọng binh, từ đó hình thành quan hệ tương hỗ khiên chế, tránh quá tập trung binh quyền về một mối. Điều này trong thời bình đích xác là có thể chế hành quyền lực, nhưng trong thời chiến lại thường gây mất ổn định nội bộ, kềm chế lẫn nhau, phương ngại đến sự linh hoạt và cơ động trong tác chiến của quân đội, trở thành một trong những nguyên nhân trọng yếu gây sự thất bại của Minh quân trong phần lớn trường hợp hiện giờ.

Khổng Hi Quý là tổng binh Hồ Quảng, là tổng tư lệnh của chiến khu vùng này, chức tước có thể nói là rất lớn. Chỉ có điều, quân của ông ta đã bị Trương Hiến Trung tiêu diệt phần lớn trong các trận chiến ở Lạc Dương, Trường Sa. Tàn binh còn lại thì lại do tuần án Hồ Quảng là Lưu Hi Tộ và thiên tuần phủ Lý Càn Đức soái lãnh bảo hộ ba vị giả vương gia chạy về Vĩnh Châu, cuối cùng tiến vào Quảng Tây. KHổng Hi Quý trực tiếp soái lãnh không đến 4 nghìn quân bản bộ bảo hộ ba vị vương gia bí mật chạy tới Kiềm Dương huyện. Trong hai ngày chiến đấu bảo vệ này, quân đã tử thương hơn phân nửa, Dương Thu Trì cùng mọi người kịp thời kéo đến thì chỉ còn có khoảng 1000 người.

Mấy ngày nay, Khổng Hi Quý và Phúc vương, Huệ vương, Quế vương cùng trốn trong huyện nha, nghe tiếng pháo ầm ùng bên ngoại, hò giết vang trời, bàng hoàng suốt cả ngày. Tối qua khi nghe binh của thổ ti trại ở phụ cận kéo đến, đánh lui Trương tặc quân, họ đều mừng rỡ, nhưng khi nghe nói chỉ có 5 nghìn người ít ỏi, kinh khủng khôn cùng.

Mới sáng ra chiến đấu lại vang lên, thảm liệt hơn mọi trận chiến đấu trước đó, tiếng pháo đì đùng như sấm dội, chấn điếc cả tai họ. Khổng Hi Quý mang hơn chục thân binh cầm bảo kiếm đứng trong nội nha môn của tri huyện bảo hộ ba vị vương gia, thần tình đầy vẻ một mình ta ở đây chẳng có kẻ nào có thể vượt qua được, nhưng sự kinh khủng trong lòng chỉ có lão mới biết.

Chẳng mấy lúc, tin tức truyền về, nói là địch quân đã bị tướng sĩ thủ thành đánh lui, không biết rút về hướng nào, Khổng Hi Quý không khỏi mừng rơn, vội để ba vị vương gia chờ ở huyện nha, còn mình thì mang Lôi tri huyện vội lên thành lâu hái đào hưởng kết quả đại thắng.

Chú thích:

Pháo phản lực Cachiusa (Katyusha) (tiếng Nga: Катюша), hay được gọi là tên lửa Cachiusa hoặc ngắn gọn là Cachiusa, là một dạng bệ phóng đạn phản lực được chế tạo bởi Liên Xô trong Thế chiến thứ 2. So sánh với các loại pháo khác, Cachiusa có khả năng oanh tạc một địa điểm trong thời gian rất ngắn với sức công phá cao, nhưng độ chính xác thấp và thời gian nạp đạn lâu. So với pháo truyền thống, dạng dàn phóng này tuy không chính xác song lại có ưu điểm là rẻ tiền và dễ làm.

Dàn phóng pháo có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng thép, là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Mỗi xe tải có từ 14 tới 48 bộ phóng. Đạn phản lực M-13 đường kính 13,2 mm của hệ thống BM-13 dài 180 cm và nặng 42 kg. Nó được phóng đi bằng hỗn hợp nitrat xenlulô đặc phụt ra từ trong lòng ống. Hỗn hợp này được đặt trong vỏ thép của quả đạn với một ống dẫn đơn giản ở cuối. Quả đạn được cố định bởi bộ gá thăng bằng hình chữ thập. Mỗi đoạn ngòi nổ đều chứa thuốc nổ mạnh, nặng 22 kg. Cự ly bắn khoảng 5,4 km (3,4 dặm). Sau đó đạn phản lực đường kính 82 mm M-8 và đường kính 300 mm M-30 cũng được phát triển.

Cachiusa có độ chính xác thấp hơn pháo truyền thống, nhưng khá hiệu quả trong việc oanh tạc và đã làm cho lính Đức rất sợ hãi. Một đợt bắn BM-13, chỉ mất từ bảy tới mười giây cho một đợt bắn, phóng đi tới 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực rộng 4 hec-ta (10 mẫu Anh). Các khẩu đội Cachiusa thường tập trung với số lượng lớn để gây sốc cho địch quân. Điểm bất lợi là thời gian nạp đạn cho bệ phóng Cachiusa trở nên khá lâu, trong khi pháo truyền thống có thể duy trì tần suất bắn liên tục.

Cachiusa trong Chiến tranh thế giới lần thứ II là loại pháo tự hành, thường xuyên được lắp ráp trên xe tải. Sự cơ động này đã tạo cho Cachiusa (và những loại pháo tự hành khác) một lợi thế riêng biệt: chúng có thể phóng đạn phản lực vào vị trí đich và rút lui trước khi phía địch phản pháo vào vị trí chúng triển khai trước đó. Vì tính cơ động dặc thù của dàn phóng đa hỏa tiễn này, nên nó được sử dụng để tấn công kiểu du kích (Hezbollah), tấn công quấy nhiễu (Hezbollah, Quân đội nhân dân Việt Nam) hay khủng bố (Taliban).

Hồng Quân chọn biệt danh này từ bài hát rất nổi tiếng của nhạc sĩ Mikhail Vasilevich Isakovsky trong thời chiến. Cachiusa (Катюша) có nghĩa là "Katerina bé nhỏ" (người Nga thường thêm hậu tố chỉ nhỏ - diminutif - vào sau tên trong trường hợp gọi rất thân). Bài hát này nói về một cô gái mong chờ người yêu dấu đang đi xa để thực hiện nghĩa vụ trong quân đội. Quân đội Đức phát xít đặt một biệt hiệu khác cho Cachiusa là "Organ của Stalin" (nguyên văn tiếng Đức: Stalinorgel) sau khi vị cố tổng bí thư Liên Xô này ví giàn hỏa tiễn như những ống hơi của những chiếc đàn organ khổng lồ trong nhà thờ (đàn ống).

Ngày 21 tháng 6 năm 1941, một ngày trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, chính phủ Xô Viết đã ra quyết định sản xuất hàng loạt các hệ thống pháo phản lực. “Kachiusa” – loại vũ khí hùng mạnh với cái tên âu yếm đã khiến kẻ thù kinh hoàng. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa.

Sức mạnh của “Kachiusa” quả là kinh ngạc – ngoài khả năng sát thương lớn, nó còn gây ra một sức ép tâm lý lớn với tiếng hú đặc trưng của mình. “Khi tôi thấy “Kachiusa” lần đầu tiên tại nhà máy mang tên Stalin, tôi có cảm giác nó thật cồng kềnh và lạ lùng. Mới nhìn thì cũng là một chiếc xe tải, nhưng chả hiểu tại sao phía trên lại gắn thêm mấy thanh ray làm gì. Còn khi mà phải thử cái kỳ quan kỹ thuật ấy ở những trận đánh bảo vệ Matxcơva, tôi thậm chí còn không hình dung được nó ồn đến thế nào. Phải thú thật là sau loạt bắn đầu tiên tôi ướt hết cả quần vì sợ. Gần một tuần chúng tôi mới quen được với tiếng hú của đạn và tiếng rầm rầm như nuốt hết tất cả” – đó là lời của ông Ivan Đmitrievich Đunaev, cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người chỉ huy “Kachiusa” từ năm 1941 cho đến tận ngày chiến thắng.

Trong những tài liệu mật của Đức có những thông báo về “đại bác phun lửa tự động nhiều nòng của Nga”. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa, bởi vì hoặc là bị dập thương, hoặc là bị điếc hay chết lặng vì hoảng sợ. Sau những loạt Kachiusa, lính Đức phát điên chạy ra khỏi hầm hố và làm mồi cho những loạt tiếp theo. Kachiusa phá tan, san bằng các loại công sự, đốt cháy cả tuyết! Có lần nó còn phá huỷ toàn bộ cả một cụm xe tăng Đức vào ban đêm sau kết quả trinh sát của lính Nga.

Người Đức cố gắng chiếm được dù một khẩu “Kachiusa” bằng mọi giá. Tuy nhiên chỉ huy Xô viết đã hạ lệnh cho Hồng quân phá hủy “Kachiusa” trong trường hợp rút lui, để loại vũ khí này không rơi vào tay kẻ thù.

Một sĩ quan Đức bị bắt làm tù binh, sau những trải nghiệm khi “Kachiusa” xung trận, tại cuộc hỏi cung đã nói: “Tôi đã bị thương và chẳng bao lâu nữa sẽ chết. Tôi sẽ không thể đưa bí mật của các ông cho ai. Nhưng hãy nói cho tôi trước khi tôi chết – đó là cái gì thế? Cái gì đáng sợ đã rót lửa xuống chúng tôi, cứ như là cơn giận dữ của chúa trời?”

NẠP THIẾP KÝ II