Chương 2: Quỷ nhập tràng (2)

Nửa đêm hôm ấy, ánh trăng dường như bị một tầng mây đen ngăn cản nên không thể chiếu rọi xuống cõi nhân gian. Nhà ai trong thôn Trần Gia đều đã đóng cửa, cài then hết cả, thậm chí đường xá cũng chẳng có một bóng người. Cầm chặt ngọn đuốc trong tay, ông Hai Tước xem lại tấm ngọc bội giấu trong túi áo một lần cuối rồi mới yên tâm mà nhấc bước rời khỏi căn nhà. Ông Hai trông con đường sâu hun hút trước mặt mà trong lòng chợt có một nỗi sợ vô hình kết tựu lại. Thỉnh thoảng ở gần xa đâu đó lại có tiếng chó sủa vang lên như báo hiệu cho một thế lực tâm linh nào đó đang tồn tại ở thôn Trần Gia này. ĐI được một lúc thì ông Hai cũng đã thấy ngã tư ở giữa thôn, nơi có cái ao mang tên Hắc Thạch.

.......

Nói đến nguồn góc của cái tên này thì phải kể lại câu chuyện truyền thuyết từ ngàn xưa của thôn Trần Gia. Cách đây gần ngàn năm trước, nơi thôn Trần Gia lúc đó chưa được dựng lên mà chỉ là một khu rừng hoang vu, hẻo lánh. Tổ tiên thôn Trần Gia do trưởng tộc lãnh đạo sau nhiều ngày di cư liên tục thì vô tình phát hiện ra được khu rừng này. Vì ngẫm nghĩ dòng tộc mình nếu mà còn di cư nữa thì sẽ e là không đủ sức sống sót đến lúc tìm được chỗ mới nên người trưởng tộc đã quyết định cho tộc nhân dựng thôn, lập ấp tại đây luôn. Trong lúc gầy dựng lên thôn Trần Gia, tộc nhân có đào một cái ao thì chợt nhặt được một hòn đá màu đen bóng loáng và còn khắc vô số đồ hình trên đó nữa. Người tộc trưởng lúc ấy đoán hòn đá này là một vật báu nên bèn cho trưng bày tại nhà mình và không hề để ai trông thấy nó cả. Từ ngày trưng bày hòn đá đó trong nhà, bỗng nhiên thành viên của gia đình người trưởng tộc từng người từng người qua đời rồi đến người trưởng tộc kia cũng mất luôn. Khi các tộc nhân vào kiểm tra căn nhà thì lại chẳng thấy hòn đá khắc đồ hình nọ đâu nữa giống như nó chưa hề tồn tại vậy. Sau này, cái ao tìm thấy hòn đá bí ẩn đó được người Trần Gia đặt cho cái tên không kém phần bí ẩn là Hắc Thạch.

......

Ông Hai rảo bước chân tiến lại thì liền thấy người bạn thân tên Lâm đang đứng chờ gần cái ao như đã hẹn từ trước. Ông Hai dùng tay vỗ vai ông Lâm, miệng nói:

Đợi lâu chưa bạn hiền?

Hừ, ông cố tình cho tôi leo cây phải không? Lại định giở cái trò ngày xưa chứ gì?

Sau khi đã đùa giỡn vài câu để giải tỏa không khí âm u buổi ban đêm, lúc này ông Lâm mới trỏ tay về hướng căn nhà ở phía xa xa của bà Út, ý nói đó là mục tiêu. Ông Hai chơi quá lâu với ông Lâm nên cũng hiểu ý mau chóng cùng ông Lâm đi nhanh về hướng đó. Cả hai người đi được không quá mười bước thì chợt nghe có tiếng chân nặng nề từ đằng xa đang nhắm về chỗ mình. Bọn họ biết thừa người trong thôn Trần Gia sẽ không bao giờ đi mà phát ra tiếng động như thế. Vậy thì tiếng bước chân nặng nề đó là của ai?

Mặc dù bản thân ông Hai và ông Lâm không biết nguồn góc của tiếng bước chân ấy nhưng cả hai người cũng đoán được nó không tốt lành mấy. Hai người chia nhau núp sau hai bức tường gạch đổ nát để lén xem kẻ đang bước đến kia rốt cuộc là ai. Giữa cái không gian tĩnh mịch, hai người đàn ông tuổi trung niên đến cả thở cũng không dám thở mạnh khiến họ nghe rõ được luôn tiếng tim đập như trống trận của mình. Cuối cùng bóng dáng của kẻ làm ông Hai và ông Lâm nghi ngờ nảy giờ cũng đã từ từ lộ diện rõ ràng. Lúc này để không bị phát hiện, ông Hai và ông Lâm đã dập tắt ngọn đuốc trên tay mình từ lâu nhưng cho dù không có ánh đuốc thì bằng đôi mắt tinh anh họ đã đủ để có thể nhìn thấy dung nhan của kẻ thần bí. Một sự thật khiến hai người trung niên phải trợn mắt kinh ngạc chính là kẻ xuất hiện trong tầm mắt của họ lúc này lại là đứa con gái của bà út, cô Đặng Linh.

Lúc này phải nói rằng đó không còn là cô Linh nữa mà nó là một con quỷ dữ. Con quỷ vẫn giữ cặp mắt chằng chịt đường tơ máu như buổi sáng sớm, miệng cứ chốc chốc lại gầm gừ những tiếng nghe không rõ. Nó khi mới bước ngang qua chỗ núp của ông Hai và ông Lâm thì chợt đột ngột dừng lại. Buông ra một đợt cười rùng rợn, con quỷ nhảy bổ về phía bức tường gạch đổ nát, tay đập một cái thì bức tường liền vỡ tan thành nhiều mảnh nhỏ. Ông Hai, ông Lâm vội lùi ra sau lưng nhưng trong tay đều không có một tấc sắt, e là bỏ mạng tại chốn này rồi.

Ông Lâm nhanh trí nhặt một ống thép bị vứt bên đường rồi liền quát lớn vào mặt ông Hai:

- Tước, ông có đem theo tấm ngọc bội kia không? Tôi sẽ dẫn dụ nó còn ông thì tranh thủ lấy nó ra đi.

Nói vừa dứt lời thì cũng là lúc con quỷ lao đến vung mười móng vuốt nhọn hoắc mà đâm vào ngực ông Lâm. Ông Lâm không chút núng thế liền giơ ống thép ra cản lại rồi bèn dẫn dụ con quỷ chạy ra một hướng cách xa ông Hai. Phải nói mặc dù ông Lâm có ống thép trong tay nhưng vốn nó không phải là một pháp khí nên việc trừ tà, diệt quỷ là không thể. Sức mạnh của con quỷ kia đơn giản vì chưa bộc lộ hết nhưng nếu đánh về lâu về dài thì e ống thép kia sẽ bị con quỷ chặt như chặt chuối mà thôi.

Ông Hai bên kia cũng không muốn bạn mình chịu đựng sự nguy hiểm tràn ngập quá lâu nên ông đã nhanh tay lấy ra tấm ngọc bội. Cố nhớ lại lời hướng dẫn xử dụng của lão thầy mo ở bản làng, ông Hai vội cắn đầu ngón tay cái để rót máu lên tấm ngọc bội, miệng khẽ lẩm nhẩm câu chú:

- Thần lân hiển linh yêu tà quy phục sát.

Nói dứt câu chú, ông Hai liền chỉa tấm ngọc bội thẳng về phía con quỷ ở đằng xa. Những đường văn tự trên tấm ngọc bội chợt phát sáng lên rồi mau chóng tích tựu lại thành một tia ánh sáng màu nâu huyền bí đâm nhanh đến thi thể con quỷ dữ. Khi tia ánh sáng ấy chạm vào mình con quỷ thì nó liền rú lên tiếng kêu thảm thiết rồi không thèm truy sát ông Lâm nữa mà xoay sang liếc nhìn ông Hai bằng đôi mắt căm thù. Ông Hai đổ mồ hôi ướt cả lưng áo, nghĩ rằng tính mạng mình sẽ chấm dứt từ đây. Khi ông nhắm mắt lại chờ chết thì chợt ông Hai nghe có một tiếng bộp rõ to rồi có ai đó lôi ông chạy nhanh đi. Vội mở mắt ra, ông Hai liền biết người mới tức thì cứu sống mình là người bạn thân lâu năm, ông Lâm.

Con quỷ vừa nảy bị ông Lâm dùng ống thép phang cho một nhát vào đầu thì có hơi choáng váng nhưng nhanh chóng lấy lại được sự khát máu vốn có liền đuổi theo bóng dáng của hai người trung niên. Nó chỉ mới chạy đi vài bước thì bỗng nghe có giọng nói mang vẻ bỡn cợt từ đằng sau mình:

- Chạy đi đâu mà vội mà vàng, để anh đây đón tiếp em cho.