Cuối cùng thì tháng 4 cũng tới. Ngay ngày đầu thì hai Xưởng thực phẩm đã xây xong.
Nhưng vấn đề liền hiện ra. Nhân số để các Xưởng hoạt động đang ít đi. Số lượng dân đã ít mà còn phân tán mới đau.
Hết cách Hoàng đành cho 1 nửa quân canh gác tại Thăng Long và huyện Tre vào sản xuất. Học theo chính sách ' Ngụ binh ư nông' , Hoàng cho chia nhỏ các đội quân ra rồi thay phiên canh gác.
Thực hiện quân bị theo cách thức 'Dân quân tự vệ' , dù sức mạnh giảm mạnh còn tầm 40% nhưng Hoàng thấy đáng. Hiện chả có chiến tranh nên nuôi kiểu này ổn hơn.
Nhờ thế mà lực lượng lao động lại tăng lên, các lỗ hổng trong các xưởng được lắp vào.
……
Sau khi xây xong các xưởng thì Quân Doanh được đẩy nhanh tiến độ trong thấy. Trước thì phải lo các xưởng nên nguồn lực cho Quân Doanh chả bao nhiêu, nay xây xong thì dồn sạch về đây.
Một tin bất chợt làm Hoàng hơi dao động, quả dại càng ngày càng ít, hiện cố tìm vẫn chỉ còn không đủ 100 người ăn. Ngược lại thì bẩy thú và bẩy cá lại tăng khá cao, kinh nghiệm nhiều thì thuần thục.
Người Chuột vốn là loài ăn tạp, đến đồng loại cũng ăn được nữa là. Bởi thế nên hiện món chính đang được ưa chuộng là măng tươi nấu cùng cá. Vì tiết kiệm thịt khô dự trữ và hai thứ đó phải qua xưởng mới bảo quảng được, ăn thế cho đỡ phí.
…..
Trong quá trình thám hiểm và ghi lại bản đồ thì tình cờ phát hiện ra ung nhọt của thế giới. Đó là tận 5 tổ Hung thú , trong đó có một tổ hung thú cỡ to.
Theo ước tính tại chỗ thì một tổ cỡ 200 con , một tổ cỡ 500 con và ba tổ 1000 con. Chia ra là các loại lớn ,vừa và nhỏ.
Số lượng đông nhất là các Hung thú nhỏ. Chúng cũng chỉ cở Goblin nhưng đông khủng khiếp.
Tổ gần nhất thì lại cách huyện Tre 2 km đi đường,tổ xa nhất thì cách Thăng Long 6km về hướng đông. May mắn là không phải đánh thêm một trận vì thật sự giờ Hoàng chả rút ra được bao nhiêu quân.
….
Thật sự là bây giờ nhân số giật áo vá vai, Hoàng đang lùng sục tìm xem còn làng Goblin nữa không. Đáng tiếc là hiện tại tìm mãi chả ra, giờ chỉ còn nước đợi cho Quân Doanh xây xong rồi tính.
Bây giờ thì ước tính là mỗi tháng lại về với lợi nhuận 50 Đồng. Đang có 250 Đồng trong túi nên tháng sau đủ chiêu mộ 2 đội Kiếm Nô.
Trong 3 tháng trước , số ván tích trữ chả bao nhiêu, số gỗ thì cứ ì ạch, nhưng riêng số tre thì nhiều vô kể. Lý do là gỗ đốn thì về nhà máy sản xuất ván, còn tre thì chả làm gì nhiều nên trừ công trình tại chỗ chả đem đi đâu.
Lương thực thì đang sắp hết hoa quả, thịt khô và cá khô thì chất đầy kho, còn cá tươi thì ăn tràn họng. Phải nói là từ Người Chuột và Goblin đều rất ưa thích ăn cá.
Hiện khẩu phần ăn của Hoàng là lấy măng làm góc, sau đó mà mấy con cá . Măng và cá được chế biến đủ loại, nào là nướng , hấp và canh. Khẩu phần ăn này cũng được dùng cho cả Người Chuột và Goblin.
Hiện thì xem như lương thực không quá lo trừ thiếu tinh bột trầm trọng. Vấn đề này thì Hoàng đã ra giải pháp.
Giải pháp vô cùng đơn giản, đó là xây ruộng. Với 1000 gỗ , 15 ngày công và 1 nhân công túc trực. Ta có thể có một mảnh đất nông nghiệp trù phú.
Nói là làm, sáng hôm sau thì Hoàng liền mang theo một đoàn đi khảo sát. Nói là đi theo chứ thật ra chỉ có chỉ đường và đem theo bản đồ.
Lý do Hoàng muốn đi khảo sát là vì chán, thật sự ở trong Thăng Long khá chán. Hiện Thăng Long như bãi công trường với dự án nhà ở rất bận rộn, đâu đâu cũng là các ngôi nhà đơn giản được xây nên.
Cùng với các nhà xưởng thì khu dân cư trong thành Thăng Long cũng được xây dựng gấp rút khá nhiều. Hiện thì nó đủ cho khoảng 500 người ở.
….
Dạo bước đi theo lối mòn đến gần bò sông. Phía trước là con đường do nhóm phía trước phát quang mở.
Càng đi về phía sông thì các cây cây bụi càng nhiều, chúng không cao lớn mà lại vô cùng nhiều. Dụng cụ mà nhóm phát quang có là dụng cụ đá nên tốn khá nhiều thời gian.
Sau nhiều cố gắng thì cuối cùng cũng đến bờ sông, phía trước mà một khoảng đất cát ít cây nhưng như trồi lên từ sông. Hoàng nhìn là đoán ngay đây là một bãi bồi tự nhiên, chỗ này làm Cảng hay Ụ Tàu thì tuyệt phẩm.
Kế tiếp thì Hoàng đi về hướng đông, do hướng tây là rừng tre. Mà rừng tre theo nhiều hướng thì không thích hợp là ruộng.
Khi đi về tây tầm 1km thì khu vực này cây cối khá um tùm. Các cây bụi thấp và cây lau sậy khá nhiều. Nhìn theo kinh nghiệm nửa vời , chắp vá thì cái chỗ này phù hợp để làm ruộng.
…..
Nơi này đất xốp, độ phì nhiêu Hoàng thấy khá ổn. Tại chổ thì có cây cối ko to nên rễ ít, các cây bụi um tùm dọn ra thì làm được ngay.
Bắt tay vào làm cũng chả có khó gì. Hoàng cho làm tận 10 ha nhưng trước cứ 1 ha trước.
Đào kênh nhỏ tầm 20cm dọc theo các thửa để vừa cung nước vừa làm ranh. Phân chia theo tỷ lệ 2 nhân 5. Tức 2 hàng mỗi hàng 5 thửa chạy dọc vào sâu.
Sau 5 thửa là 1 khu lều ở tạm để nghĩ . Hiện thì vì vừa mở ruộng nên đất còn nghèo. Theo Hoàng thấy thì hiện có 2 loại cây mà Hoàng sẽ trồng.
Thứ nhất hiển nhiên là rau muống. Đây là loại cây có thể nói là chả còn xa lạ gì với người Việt Nam. Loại cây này thì trồng không chỉ ăn mà còn bón đất.
Đất lúc đầu vốn nghèo dinh dưỡng nhưng khi có rau thì sẽ tốt hơn. Loại rau này thì 20 ngày là có thể hái đến 60 ngày thì đổi một lứa. Năng xuất của rau muống thì 30 tấn / ha . Một con số khá ấn tượng.
Loại thứ hai là đậu cove. Đây là loại loại đậu mà nhiều người biết đến. Như rau muống thì đậu cove cũng có khả năng vừa ăn vừa chăm đất. Năng xuất 15 tấn đến 20 tấn tùy mùa cũng như thời gian chỉ 50 ngày . Nên đây là một loại cây khá ổn đó chứ .
Loại cây thứ ba là củ cải đường. Lý do cho việc này là do năng xuất king người với 80 tấn/ ha và thời gian trồng 2 tháng. Có thể nói là chia ra thì mỗi tháng cũng ẩm 40 tấn chứ đùa.
…..
Khi đã quyết định trồng thì rau muống và đậu cove được cho trồng trước để cải tạo đất . Sau khi đất đã qua 1 lần cải tạo mới trồng một ít củ cải đường vào.
Nói không ngoa sau này Hoàng ăn gì toàn nhờ cái khu này. Bởi vậy Hoàng cắn răng chi cho mỗi thửa 2 người. Dù vậy theo Hoàng đợi khi thu hoạch một lần thì sẽ về một người một thửa. Và số người dư đó sẽ đi làm một khu y hệt kế bên.
Bắt tay vào làm cũng chả có gì khó khăn mấy, chỉ có chặt cây làm nhà cùng làm ruộng. Sau đó thì đi làm nông cụ bằng đá rồi cày sới đất.
Người xưa có câu ' Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống'. Giờ thì chả có phân nên chỉ có thể cố mà bù 3 cái còn lại.
…..
Đầu tiên là làm một con mương dọc ở giữa hai dải ruộng rộng nữa mét. Sau đó thì từ con mương đó đào ngang để phân ra mỗi bên 5 thửa cũng như nhờ đó cung nước vào các thửa .
Sau đó thì đào hai mương rộng 20 cm hai bên nữa để thoát nước , từ đó tạo một vòng tuần hoàng. Nước từ giữa sẽ bơm vào và khi thay thì sẽ cho ra ở hai bên.
Giống thì Hoàng mua từ chợ, tốn cũng chả ít . Còn lại là cho nước vào ngập rồi dùng nông cụ làm bằng đá cày xới lên để đất tơi xốp.
Sau khi đã ngắm đủ nước và đủ xốp, hoàng cho thải nước ra để một ngày cho khô đất lại. Kế nữa thì dĩ nhiên là cày thêm một lần để vừa ráo nước vừa xốp lần 2 .
Sau cùng là cho hạt giống vào và đi ủ cỏ làm phân bón. Món này thì là Hoàng dạy cho. Chỉ cần làm một cái bồn hơi kín rồi đem cỏ tươi đi ủ.
Khi ủ xong chúng sẽ có mùi khá khó chịu, nhưng chúng lại tốt cho cây. Cứ như thế thì sau này làm cỏ chỉ việc đem ủ rồi tưới bón lại là xong.
……
Sau việc ở Thăng Long thì đến huyện Tre. Huyện Tre cũng cần ruộng, nhưng hoàng đơn giản hơn là làm ruộng, nhưng để trồng Tre.
Điều này thì đơn giản hơn nhiều là chỉ việc đặc ruộng vào các lùm tre có sẳn. Thật sự thì Hoàng cũng mới biết vụ này. Tính năng này cho phép một khu đất đã có cây sẵn thì trồng luôn cây đó.
Ước tính dự kiến thì ở huyện Tre Hoàng cho làm dần 100 ha ruộng tre. Trước tiên cứ 2 ha trước đã. Vì có tre sẵn nên hoàn toàn nhanh chống, chỉ mất 5 ngày để phân ranh và chăm bón đất trước.
Với năng xuất tối đa là 60 tấn măng / ha / năm thì mỗi tháng ít nhất một thửa có tối đa 500 kg măng. Một con số khá là khủng, thật sự méo thể tin được chuyện này.
Hiển nhiên đó là tối đa, còn hiện tại thì 50 kg là cố lắm. Với chiêu trò y hệt bên Thăng Long là ủ cỏ , điều này sẽ giúp phần nào việc chăm bón.
Thêm đó là vì nhân số bên đây vốn cũng chả dư dã và kỹ thuật thì có thừa nên 2 ha tốn 20 người là đủ. Còn lại thì tự lo thân mình.