Chương 87: Cuồn Cuộn Không Dứt

Kế Duyên đi trên quan đạo, phía trước chính là huyện Thanh Thủy, nhưng hắn không hề có ý định ghé vào Thanh Thủy.

Lúc ở thôn Ngõa Sơn, đường đi đã được hắn hỏi kỹ càng. Tay nải trên vai hắn phồng lên hai vòng, bên trong có thêm mấy cái bánh khô và chiếc đùi thỏ muối của Đinh Hưng đưa. Vì vậy, Kế Duyên hoàn toàn không cần vào huyện Thanh Thủy. Hắn dứt khoát chọn đi dọc theo quan đạo.

Không phải do Kế Duyên ngại phiền toái nhưng phương hướng mà Đinh Hưng đuổi theo lúc đầu đã sai. Nên sau đó, dù Đinh Hưng không tin vào chuyện lạ nên kiên trì chạy tiếp, tìm cả huyện Thanh Thủy cũng không thấy được bóng dáng Kế Duyên…

Tại trường tư thục huyện Ninh An, đám trẻ con đang cầm sách trong tay, miệng ê a đọc chữ thánh hiền.

“Quan kim giám cổ, đa học đa văn, học nhi thì tập, trì chi dĩ hằng... Quân tử lập thân, năng ngôn thiện dung...” (1)

Đám học trò có lớn có nhỏ. Đứa nhỏ nhất chưa tròn mười tuổi, lớn nhất khoảng mười bốn mười lăm tuổi. Cả đám như ông cụ non, chăm chú đọc sách, vừa đọc vừa gật gù ra chiều đắc ý.

“Ngừng!”

Doãn Triệu Tiên đang cầm sách lắng nghe, dạo bước bên cạnh bọn nhỏ, đến khi vòng lại đến bàn của phu tử mới mở miệng.

Cả học đường lập tức im lặng, không ít đứa tỏ vẻ khẩn trương vì lúc này phu tử muốn kiểm tra bài, dù là Doãn Thanh cũng chẳng bình tĩnh được.

Doãn Triệu Tiên quay đầu nhìn toàn bộ ba bốn mươi đứa học trò lớn nhỏ, nét mặt cả đám mang vừa ngây ngô vừa căng thẳng.

“Bài kiểm tra hôm nay sẽ khác trước, ta sẽ thay đổi chủ đề…”

Bài kiểm tra lần này cũng không phải ý định chợt lóe. Mà ý tưởng này bắt nguồn từ lúc Doãn Triệu Tiên nói chuyện phiếm với Kế Duyên tại Cư An Tiểu Các. Cả hai cùng thảo luận nội dung cuốn “Chính Huấn Thiên” mà Doãn Triệu Tiên mang theo. Sách này dạy người ta biết tôn trọng và tuân thủ luật pháp, là sách phải học.

Tư tưởng của cuốn sách này tuy đúng, nhưng nội dung về luật và tuân thủ luật lại chẳng bao nhiêu khi so với nội dung tâng bốc quan lại quý tộc. Cuối cùng, tư tưởng ninh nọt quyền quý lại được nâng thành chủ đạo trong sách.

Lúc ấy Kế Duyên đã thân quen, cũng rõ ràng tính cách của Doãn Triệu Tiên, cho nên yên tâm dùng giọng điệu cười nhạo hỏi Doãn phu tử thấy cuốn sách này thế nào. Hắn còn hỏi vì sao đây lại là một trong “Sáu cuốn sách phải học”, cho dù không đổi thì vì sao không ai cải biên, là không muốn hay không dám làm?

Câu hỏi này làm Doãn Triệu Tiên phải suy tư, cũng nói trúng tim đen của y về sự khó chịu đối với cuốn sách này. Điều này khiến Doãn phu tử lần đầu tiên đứng dưới góc độ thường dân suy nghĩ về quan hệ vi diệu sâu xa giữa quan và dân. Cả hai cũng thảo luận hơn nửa ngày về vấn đề hơi “đại nghịch bất đạo” này.

Nghĩ đến những hồi ức này, Doãn phu tử lại mỉm cười, dõi mắt nhìn những đứa trẻ được xem là “hạt giống của xã tắc” theo lời của Kế Duyên.

“Từng nghe nói, Bắc Hải có cây ngô đồng, thân cây đứng trong biển, cao ba vạn thước, là nơi nghỉ chân của Phượng Hoàng. Hải vực nhiều núi lắm đảo, bầy chim dừng ở đây hướng Phượng cúi đầu. Tại Nam Sơn xa xôi có chim Quán (2) đứng đầu các loài chim Nam Sơn…”

Doãn Triệu Tiên đưa ra chủ đề này khiến cho đám học trò xoay mặt nhìn nhau, bọn chúng cảm thấy hưng phấn khi được nghe loại cố sự thần kỳ này.

“Phượng Hoàng lúc ẩn lúc hiện thích ngao du, cho nên Quán lên thay quyền, lãnh đạo bầy chim. Nó hưởng thụ quả cây, ăn tôm cá, lâu dần khinh thường bầy chim, tự cho mình là tiểu Phượng, đạp tổ mổ lông mà vui…”

Nhờ Doãn Triệu Tiên lấy câu chuyện thần thoại thú vị để vào đề, đám học trò trong lớp lắng nghe với thái nghiêm túc trước này chưa từng có.

Truyện xưa đã bia xong, họ Doãn nhìn bọn nhỏ mỉm cười.

“Các trò cho rằng, bầy chim do Quán cầm đầu có hay không? Nếu các trò là chim Quán, sẽ có cách giải quyết gì?”

Trước kia lúc Doãn Triệu Tiên đặt câu hỏi, dù chỉ hỏi tượng trưng một câu có người nào muốn trả lời không nhưng chả có đứa nào tự nguyện trả lời, ngay cả Doãn Thanh cũng như vậy.

Vậy mà lúc này, dù không có đứa nào dám mở miệng ngay, chẳng qua là do thói quen. Nhưng Doãn Triệu Tiên đã thấy được trong mắt bọn nhỏ là sự thoải mái và vẻ can đảm khi dám nhìn thẳng y. Cảm giác nhao nhao muốn thử trả lời của bọn nhỏ là điều mà hắn chưa từng gặp bao giờ.

“Tốt, Doãn Thanh, trò trả lời đầu tiên!”

“Vâng thưa thầy!”

Doãn Thanh đứng dậy, dựa theo phán đoán của bản thân để trả lời, biểu đạt sự đồng tình với bầy chim và chê trách chim Quán.

Sau đó, Doãn Triệu Tiên tiếp tục gọi rất nhiều học trò đã có thể trả lời lên phát biểu. Vì trước đó mấy học trò trả lời dù quan điểm như thế nào cũng không bị phê bình, nên cảm đám phát biểu ý kiến đều rất dõng dạc.

Cuộc thảo luận này thế mà tốn nửa ngày, Doãn Triệu Tiên cũng rất hài lòng với không khí học đường như vậy.

‘Kế tiên sinh có nói dạy học phải vui, quả thực có hiệu quả!’

Đợi học trò trả lời gần hết, Doãn Triệu Tiên quay lại ngồi ở bàn phu tử, nói với mấy chục học trò:

“Cuộc hỏi đáp hôm nay, các trò hãy viết lên giấy, ngôn từ có chữ nào không biết thì có thể hỏi người khác, cũng có thể hỏi thẳng ta. Đây coi như là văn chương khảo hạch.”

Bên dưới, đám học trò đang cực kỳ hưng phấn bỗng nghe được mấy chữ “văn chương khảo hạch”, theo thói quen trên mặt liền hiện rõ vẻ lo lắng. Doãn Triệu Tiên chứng kiến cảnh này thì lắc đầu cười, ánh mắt nghiêm túc, kiên định hơn nhiều.

‘Đại kế trồng người chính là việc lớn của xã tắc!’

Doãn phu tử cầm bút lông, tư thế đĩnh đạc, viết mấy chữ lớn lên trên tờ giấy Tuyên Thành đã trải sẵn trên bàn: <>

Giờ phút này, tại sở Âm Ti Thành Hoàng huyện Ninh An.

Văn Võ Phán Quan đang phê duyệt văn kiện tại Công Quá Ti miếu Thành Hoàng, giám sát tình hình chung tất cả mọi việc. Từ việc tuần tra ngày đêm của Tuần Du sử quan, đến chuyện trong huyện có người nào sắp chết, rồi người nào khí số biến động cần phải chú ý. Mọi vướng mắc trong phối hợp công việc giữa các ti và một đống việc vặt đang chờ xử lý, tất cả đều do Văn Võ Phán Quan đưa ra đề xuất trợ giúp Thành Hoàng.

Kiểm tra xong một chồng tấu sớ dày, Võ Phán quan vung bút lên, chữ viết của hầu hết các tấu sớ đều tản đi và gom lại vào mấy quyển bên trên.

“Mau mau khiêng đi, chồng tiếp theo!”

Trăm công ngàn việc xử lý không ngớt, Võ Phán lại vội vã gào lên một tiếng khiến Văn Phán đang chăm chú phê duyệt văn kiện cũng phát cười.

“Vâng vâng, Phán Quan lão gia đừng vội, mang đến liền!”

Mấy tiểu Quỷ Soa phục dịch bên cạnh cũng vội vàng bận rộn. Một tấu sớ muốn được trình lên, trước hết cần phải có người phân loại rồi mang đến tất cả các ti để chủ quan ti phê duyệt, phần lớn tốn thời gian ở bước vận chuyển.

Mà những tấu sơ này mất chữ còn tốt, có những chữ liên quan đến độ nặng nhự của tấu sớ, ví như càng thiện hoặc càng ác thì càng nặng, nâng tấu sớ lên cũng tốn hết sức lực. Đây được xem như công việc khổ sai.

Hai tiểu Quỷ Soa phục dịch vội vàng chạy đến Âm Ti Bộ để hối thúc. Nhưng cả hai chưa đi vào đã đụng phải mấy tên văn chức tiểu Quỹ Soa đang gấp rút lao ra.

“Chuyện gì xảy ra? Vì sao các ngươi lại vội vã thế?”

“Có tấu sớ xảy ra chuyện! Chuyện lạ xảy ra! Chúng ta nhấc không nổi! Bọn ta phải tìm Phán Quan đại nhân, với cả hai vị đại nhân Phúc Lộc Ti!”

Sự va chạm của mấy quỷ sai dịch chỉ hỗn loạn một chút rồi cả đám nhanh chóng chạy về phía các ti.

Một lát sau, chủ quản các ti đều tập trung tại Công Quá Ti. Trên bàn của Văn Phán Quan đang đặt một cuốn sổ Công Đức và một cuốn sổ Phúc Lộc, cùng tỏa ra ánh sáng mờ nhạt.

Văn Phán Quan nhíu mày, nhìn các vị đồng liêu rồi đưa tay lật ra hai quyển sổ. Những trang đầu đều bị lướt qua, mở ngay tới hai trang phát ra ánh sáng.

Trên cuốn sách, những đạo khí tức thần kỳ lưu chuyển, dù rất nhạt và huyền bí nhưng vẫn thấy rõ mấy chữ đang lãng đãng bây lên. Phúc Lộc Đức nghiệp trên những chữ này đang tỏa ra rất mạnh mẽ.

Ánh mắt của tất cả chủ quan Âm ti đều tập trung vào danh tự của chủ nhân mấy chữ viết này.

“Doãn Triệu Tiên!”

Kế Duyên đang đi trên quan đạo phía Nam cách huyện Thanh Thủy hơn trăm dặm, đột nhiên lòng có cảm giác, một quân cờ hiện lên trên đầu ngón tay.

Qua quân cờ hư ảo này, hắn dường như nhìn thấy đôi bàn tay thon dài đang giữ giấy cầm bút, ghi lại một áng văn chương.

Chính lúc này, đầu ngón tay của Kế Duyên tê rần lên. Hắn phát hiện trạng thái hư ảo của quân cờ đã trở nên rắn chắc thêm một chút.

“Doãn phu tử!”

- ------

(1) Dịch nghĩa: Nhìn nay ngó xưa, học nhiều biết rộng, học đi đôi với hành, kiên trì bền bỉ… Quân tử trau dồi bản thân, lời nói chứa đựng lương thiện và khoan dung

(2) chim Quán: Giống con hạc mà đầu không đỏ, cổ dài, mỏ dài, suốt mình màu tro, đuôi và cánh đen, làm tổ ở trên cây cao.