3 tháng sau,
Từ lúc nhậm chức quan huyện lệnh Thanh Giang đến nay, nhiều thứ đã thay đổi với Hồ Kỳ. Anh không còn bị dè bỉu và khinh thường từ người dân vùng Thanh Giang như khi mới bắt đầu nhậm chức tại đây, mà thay vào đó là sự tôn trọng và yêu thương của người dân cả vùng đất rộng lớn này.
Bằng tài năng và tấm lòng nhân hậu của mình, Hồ Kỳ đã dần dần thay đổi bộ mặt của vùng Thanh Giang. Đất đai, ruộng vườn ngày càng tươi tốt, đời sống người dân thì yên bình và kể cả chuyện mấy năm nay luôn là vấn đề nan giải với cả nhà họ Võ cũng được Hồ Kỳ giải quyết nhanh gọn.
Chính vì những điều mà anh đã làm được, người dân ở đây dần dần lấy được thiện cảm với vị quan trẻ này. Nhưng cho dù thay đổi như thế nào đi chăng nữa, duy chỉ có một thứ vẫn không thay đổi, đó là “mối oan gia” giữa Hồ Kỳ và Võ Tường. Không ngoa khi nói rằng, Võ Tường chính là khắc tinh và cũng chính là vấn đề khó khăn nhất của Hồ Kỳ.
Với bản tính ương ngạnh nhưng lại vô cùng thông minh, Võ Tường luôn tìm cách gây khó dễ cho Hồ Kỳ trong quá trình làm việc của anh. Nhưng tuyệt nhiên, những điều mà cô gây khó dễ cho Hồ Kỳ dù có quá đáng như thế nào đi chăng nữa cũng không làm hại đến cuộc sống của người dân Thanh Giang.
Hồ Kỳ cũng biết điều đó nên anh cũng chẳng để tâm gì mấy đến những trò phá phách của cô oan gia kia mặc cho anh có đã có lần bị “nhừ đòn” đến mức nằm trên giường bệnh hết một tuần vì sự quá đáng đấy của Võ Tường.
Một thời gian dài trôi qua, điều gì đến cũng đã đến. Cuộc sống người dân Thanh Giang càng yên bình, càng tốt lên bao nhiêu thì tiếng lành về Hồ Kỳ lại đồn xa bấy nhiêu, đến mức tiếng lành ấy đã đồn tới kinh thành, đến tai của Tuyết Lan thái hậu.
Và với một người đam mê quyền lực như Tuyết Lan thái hậu, việc tìm ra người tài phò tá cho mình để tiếp tục kiểm soát và chi phối quyền lực của triều Tiền vào tay của mình trước sự lớn mạnh của đại thần Tường Giang - nay đã là Tể tướng và cả người con ruột của mình - người mang tiếng là vua nhưng chẳng có một chút quyền hành gì.
Vị vua ấy là vị vua lên ngôi sau khi vua Tiền Thái Tông băng hà năm xưa, khi lên ngôi thì cậu mới 2 tuổi. Quá nhỏ để có thể trị vì đất nước nên mặc nhiên quyền lực đều rơi vào tay Tuyết Lan thái hậu. Nhưng nhiều năm trôi qua như vậy, vị vua nhỏ tuổi ấy bây giờ đã lớn, và đã nhận thức được rằng, vốn dĩ quyền lực là của mình nên cũng không thể đứng ngoài cuộc tranh giành quyền lực với chính người mẹ ruột của mình. Vị vua ấy tên Tiền Nguyên Hưng.
Tiền Nguyên Hưng tuy là con ruột của Tuyết Lan thái hậu nhưng tính cách lại khác hoàn toàn so với người mẹ đầy dã tâm của mình. 17 năm lên ngôi, cũng là 17 năm, vị vua ấy bị dân chúng xem là vua bù nhìn. Và cũng 17 năm đấy, Nguyên Hưng đã nhìn thấu được những gì xấu xa nhất của mẹ mình.
Cả hai đều nhắm tới Hồ Kỳ ở vùng Thanh Giang xa xôi với tham vọng biến anh trở thành quân sự trong cuộc chiến tranh giành quyền lực này. Ngoài ra, không thể không kể đến một Tể tướng Tường Giang đức cao vọng trọng đến một Tổng quản Thái giám Thái Tuệ cũng không đứng ngoài vòng xoáy này.
Triều đình Tiền Triều bị chia thành hai phe. Phe ủng hộ Tuyết Lan thái hậu bao gồm Tường Tể tướng và Thái Tuệ gần như áp đạo phe của Nguyên Hưng. Và nếu có được Hồ Kỳ, chẳng khác nào hổ mọc thêm cánh, không sớm thì muộn Nguyên Hưng sẽ bị đè bẹp dưới tay của Tuyết Lan thái hậu. Nhưng nếu có trong tay Hồ Kỳ thì mọi thứ sẽ có hi vọng đối với kế hoạch thoát khỏi cái mác bù nhìn của Nguyên Hưng.
“Tường đại nhân, suốt mấy tháng qua, ngươi có nghe gì về cái tên Hồ Kỳ hay chưa?”
“Bẩm thái hậu, hạ thần có nghe.” - Tường Giang chấp hai bàn tay lại, kính cẩn đáp.
“Ngươi thấy người này ra sao?”
“Người đó hẳn là nhân tài, nhưng vùng đất là Thanh Giang, người dân ở đó tôn thờ cậu ta như một thánh nên cậu ta không bình thường một chút nào.”
Nhân vật chính trong buổi nghị sự bí mật tại cung Thái hậu không ai khác chính là Hồ Kỳ. Mặc dù Hồ Kỳ làm một nhân tài kiệt xuất, đã chứng tỏ được năng lực bản thân tại nơi “đầy bất ổn” như Thanh Giang. Nhưng cũng vì lí do đó, sự dè chừng của Tuyết Lan thái hậu và Tể tướng Tường Giang cũng là điều dễ hiểu.
“Được, truyền lệnh. Triệu Hồ Kỳ về kinh.”
Sau một hồi suy nghĩ, trầm tư, Tuyết Lan thái hậu đã ra lệnh triệu Hồ Kỳ về kinh, làm mưu sĩ cho bà ta nhằm thực hiện dã tâm ép bức Nguyên Hưng, độc chiếm quyền lực ở triều Tiền.
Lính đưa thư nhanh chóng phi ngựa về hướng Thanh Giang không ngừng nghỉ, 7 ngày 7 đêm, thay hết cả thảy chục con ngựa, băng qua hàng trăm cái dịch trạm mới tới được địa phận của Thanh Giang. Nhưng vì là lính triều đình phái đến nên khó khăn lắm, tên lính kia mới tới được phủ huyện lệnh Thanh Giang.
Nhưng ngờ đâu, khi tới đây, chỉ còn lại một phủ huyện lệnh vắng vẻ, người thì không có lấy một bóng, đồ đạc thì dường như đã được ai đó dọn dẹp sạch sẽ. Hỏi người dân xung quanh thì mới biết, Hồ Kỳ Hồ đại nhân đã rời khỏi đây cũng được một tuần nay rồi. Chẳng ai biết Hồ Kỳ đi đâu, thậm chí đi lúc nào cũng chẳng ai biết.
Thật ra, tất cả đã nằm trong dự liệu của Hồ Kỳ từ trước. Cũng chính Hồ Kỳ cũng là người phát tán tin tức ấy về kinh thành nhằm gây sự chú ý với Tuyết Lan thái hậu về sự hiện diện của bản thân.
Trước đó một tuần, Hồ Kỳ cùng Hồ thái y và Võ lão gia đã gặp mặt riêng tại phủ huyện lệnh. Tại đây, Hồ Kỳ đã bật mí kế hoạch của bản thân về việc giải oan cho cha mình. Vụ án của cha anh là một “tuyệt tác” của Tuyết Lan thái hậu cùng bè lũ của bà ta nên Hồ Kỳ không thể nào trực tiếp dùng thân phận con trai của Phạm đại nhân để trực tiếp minh oan cho cha mình được.
“Quyền lực” sẽ là thứ vũ khí mà Hồ Kỳ dùng để lật đổ Tuyết Lan thái hậu. Và thứ quyền lực đó, anh sẽ khiến Tuyết Lan thái hậu phải ân hận trước dã tâm của bà ta.
“Từ đây đến kinh thành và trong suốt thời gian thiếu gia ở kinh thành, tất cả người của Võ gia sẽ nghe theo lệnh của thiếu gia. Ta đã thông báo đến các căn cứ bí mật của Võ gia ở khắp nơi. Thiếu gia yên tâm”
Võ lão gia đưa cho Hồ Kỳ một tờ giấy, trong đó có địa điểm bí mật của Võ gia ở tại kinh thành. Nơi đây là nơi hoạt động ngầm của Võ gia nhằm quan sát, thu thập thông tin của tiền Triều, từ đó Võ gia có thể nhanh chóng chuẩn bị lực lượng nếu như tiền Triều có bất cứ hành động gì. Và tin tức Tuyết Lan thái hậu triệu Hồ Kỳ về kinh cũng xuất phát từ đây mà tới sớm hơn quân triều đình.
“Võ lão gia, mong ngài hãy chăm sóc Hồ thái y trong quãng thời gian này.”
“Thiếu gia cứ yên tâm. Ta sẽ chăm sóc cho ông ấy một cách chu đáo nhất. Nhưng lần này thiếu gia đi một mình như vậy liệu có nguy hiểm gì không?”
“Võ lão gia, ngài cứ yên tâm. Sẽ không sao đâu. Cũng trễ rồi, ngài và Hồ thái y cứ đi nghỉ ngơi sớm đi. Tại hạ còn một số công vụ cần giải quyết trước khi tại hạ rời khỏi đây.”
Võ lão gia nâng tay Hồ thái y, dìu người ra phía sau để về phòng, để lại Hồ Kỳ ở đó, cùng với ánh đèn le lói và hàng đống công vụ cần phải giải quyết. Với Hồ Kỳ, những công vụ này sẽ giúp người dân Thanh Giang ổn định cuộc sống trong khoảng thời gian dài, ít nhất là trước khi anh quay trở lại hoặc có lẽ là không bao giờ có thể quay lại đươc nữa.
Mặc dù bước đầu trong kế hoạch giải oan cho cha mình đã thành công, nhưng trước mặt Hồ Kỳ lại sẽ là muôn vàn những khó khăn, những biến số bất ngờ mà Hồ Kỳ không thể biết trước được. Và trong khoảng yên ắng đó, anh chợt nhớ đến cô bé ngày xưa cùng chơi đùa với anh trong lúc anh đang chạy trốn khỏi quân triều đình.
Anh nở một nụ cười, lấy từ trong túi áo ra chiếc trâm mà năm xưa cô bé ấy đã tặng anh.
“Không biết khi nào mới có thể gặp lại cô nương ấy. Mà cũng không biết bây giờ cô ấy trông như thế nào rồi, có còn nhớ mình không nữa.”
Hồ Kỳ chăm chú nhìn chiếc trâm cài, mỉm cười trong khung cảnh tĩnh lặng. Và từ đằng xa, toàn bộ khung cảnh ấy đã lọt vào tầm mắt của một người khác, đang đứng nép phía sau cửa sổ - đó là Võ Tường.
Và rồi tiếp sau đây, cuộc sống của Hồ Kỳ sẽ như thế nào? Võ Tường đứng đó, trông thấy cảnh tượng đó sẽ phản ứng như thế nào?