Trong khán phòng, tổng thống, thủ tướng, nghị trưởng, chủ tịch Viện chuyên gia quốc gia và những người khác, hơi bất lực nhìn màn biểu diễn của đám thần côn này.
Dù là tổng thống hay nghị trưởng, không ai trong số họ sống hơn một trăm năm, vì vậy họ không có chút ký ức nào về Thần quốc.
Họ có thực sự tin vào sự tồn tại của Thần không? Đó là quyền riêng tư của mỗi người, thực sự rất khó nói.
Nhưng với tư cách là những người cai trị nền cộng hòa, họ phải tuân theo một số thỏa thuận đã ký kết khi Thần quốc thay đổi thành nền cộng hòa, điều này thì chẳng cần phải nghi ngờ gì cả.
Một phần là tuy Tòa Thánh đã bị giải thể nhưng Cộng hòa phải tiếp quản những nhiệm vụ còn dang dở của Tòa thánh, đó là “đánh thức Nữ Thần”!
Trong mười năm qua, hầu như năm nào họ cũng tổ chức một buổi lễ như vậy và nó đã trở thành một thói quen đối với tất cả người có mặt tại đây.
Sự xuất hiện của sự kiện dị năng cách đây 5 năm đã xua tan phần nào nghi ngờ của tổng thống và các quan chức khác. Bởi vì dị năng dường như cũng được coi là một loại thần tích.
Hơn nữa, truyền thuyết về thần không chỉ có ở Thanh Mang, mà còn ở các nước khác trên thế giới.
Ở Thao Thiết có Thao Thiết, ở Xích Ô có Xích Ô, ở Bắc Minh có Minh Thần, các nơi khác trên thế giới đều có các vị thần của riêng mình và họ cũng có sứ mệnh đánh thức các vị thần.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các quốc gia khác đánh thức các vị thần trước mà Nữ Thần Thanh Mang vẫn đang ngủ?
Đối mặt với quân đội của Thao Thiết và các đồng minh gần như có mặt ở khắp nơi, Thanh Mang mới quật khởi đã phải chịu áp lực rất lớn.
Ngay cả khi quân đội của Thao Thiết đến thì vẫn có thể dùng quân đội chống đỡ nhưng nếu là thần Thao Thiết trong truyền thuyết đến thì lấy gì đối chọi đây?
Những cơ thể bằng xương bằng thịt này không thể chống lại sự tấn công của Thần.
Không ai muốn trở thành tội đồ của đất nước cả.
Vì vậy dù tổng thống, thủ tướng, nghị trưởng và chỉ tịch Viện chuyên gia có tin vào Nữ Thần hay không, hoặc không cần biết Nữ Thần trong lòng là gì, họ đều ngoan ngoãn ngồi đây, nhìn bốn vị thần thị (kẻ phục vụ thần) thực hiện nghi thức truyền thừa từ thời Thần Quốc.
Ngược lại, một số đại thần thị không gặp mặt một năm qua vừa bước vào đã thể hiện sự không thích ra mặt.
Một trong số đó là lão già mặt đen, hói đầu và mặc áo choàng đen nhìn chằm chằm vào người đầy phong phạm đại sư, Lê Mục, mà chế nhạo:
"Nghe nói ngươi đang quản lý Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Nữ thần một cách có trật tự, gần đây cũng thành lập một chi nhánh ở thành phố Ngô Đồng. Nếu Nữ Thần trở lại, ngươi hẳn sẽ lập đại công!"
Lê Mục khịt mũi: "Chuyện gì chả cần có người làm. Có người không thèm làm, cho nên ta phải làm."
Bốn vị Đại thần thị tham dự gồm một thủ thị (người đứng đầu) và ba thứ thị (cấp thấp hơn). Ông già mặt đen tên là An Đồ, lão và Lê Mục là một trong ba thứ thị của Nữ Thần.
Nhưng khi Nữ Thần đang ngủ, Lê Mục chỉ là một giáo sĩ bình thường, thậm chí không phải là thần thị. Chỉ là sau đó, thứ thị Long Nguyên chết bất đắc kỳ tử, không có cách nào mới đưa lão lên. Vì vậy, An Đồ vẫn luôn coi thường Lão Lê.
"Nhưng ta còn nghe nói rằng ông thực sự đã tìm thấy một phụ nữ trẻ không có thành tựu gì về thần học, không có kinh nghiệm còn không tin vào Nữ Thần, đưa cô ta lên làm Đại Giáo Sĩ ở thành phố Ngô Đồng.
Ngươi còn tìm thấy một chuyên gia chẳng biết từ đâu xuất hiện mới độ hai mươi làm một nhà thông thái.
Nếu cứ chơi như thế này, không sợ Thần giáo Nữ Thần Thanh Mang quốc chúng ta sẽ trở thành trò cười sao!"
Lời nói của An Đồ cay độc dữ tợn, hiển nhiên vượt ra ngoài phạm vi chào hỏi.
Nhưng một thứ thị mặc áo đen khác với khuôn mặt trắng bóc và mái tóc bạch kim như tuyết máu đang ngồi phía sau không hề nói gì, bộ dạng việc không liên quan đến mình.
Lý do rất đơn giản, ông ta tên là Ngả Giác, là người họ Ngả.
Lê Mục chọn một hậu bối trong Ngả gia tọa trấn ở thành phố Ngô Đồng, ông ta tỏ ra rất coi trọng, tuy ngoài mặt không đồng ý cũng không phản đối nhưng thực ra trong lòng thì rất thỏa mãn.
Một cái nhìn kỳ lạ lóe lên trong mắt Huyền Nữ, thủ thị mặc áo choàng đỏ đang đi lên phía trước.
Dù thế nào đi nữa, câu nói "khiến toàn bộ Nữ thần giáo trở thành trò cười" không thể hoàn toàn không động chạm gì đến bà.
"Lão Lê của ta không thể làm khác, chọn người ắt có lý do của mình!"
Lê Mục không sợ An Đồ khiêu khích.
Ông ta bắt bí là đúng nhưng nếu ai đó thực sự đặt câu hỏi về vấn đề này, ông ta không cần nhảy ra mà kẻ phản bác trước phải là lão hồ ly Ngả Giác mới đúng.
Đứng sau Ngả Giác là Ngả gia, dòng họ quý tộc lâu đời này vốn được kế thừa từ thời Thần quốc, vẫn có quyền lực quyết định trong thời đại Cộng hòa hiện nay.