Chương 6: Hai kiếp Nhân sinh (3)

Sau khi ra trường hắn lại hứng thú với tiền bạc và kinh doanh thế nên hắn tìm rất nhiều các công việc liên quan đến sale, kinh doanh đa cấp, kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, vàng bạc, coin. Thế nhưng tất cả đều kết thúc bằng sự thất bại. Hắn mất rất nhiều tiền và mối quan hệ. Cái được còn lại chính là kiến thức và bài học để đời. Bằng đại học cũng coi như bỏ.

Sau đó hắn gia nhập và làm tư vấn cho một tập đoàn bảo hiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng từ đây, công việc của hắn trở lên ổn định và nhanh chóng thăng tiến. Từ nhân viên tư vấn hắn lần lượt thăng cấp thành trưởng nhóm kinh doanh sau đó là trưởng phòng kinh doanh.

Hắn rất thích công việc như thế này. Nếu chịu khó cày thì thu nhập cũng khá cao. Thời gian lại tự do, hắn có thể tự chủ động mọi thứ để nghỉ ngơi hoặc làm điều mình thích.

Triết lý sống của hắn là "Không muốn làm tỷ phú nhưng lại thích xài tiền như tỷ phú". Vị trí, chức vụ không chỉ mang lại quyền lực mà còn phải gánh vác trách nhiệm tương ứng. Hắn không muốn gánh vác trách nhiệm quá nhiều nên hắn chỉ muốn kiếm vừa đủ xài. Hắn muốn làm cá ướp muối, ăn no rồi chờ chết. Đây chính là nhân sinh hắn muốn.

Vì thế, hắn trở thành Trưởng Phòng kinh doanh tại vị lâu nhất tại công ty, suốt 15 năm. Là nguyên lão phục vụ qua năm đời CEO. Không phải là không có cơ hội thăng tiến. Không phải do chuyên môn của hắn không giỏi. Cũng không phải là có người chèn ép hắn. Tất cả chỉ vì hắn không muốn thăng chức nên hắn từ chối.

Bởi ở vị trí của hắn đi lên nữa chỉ có hai con đường, một là trở thành Giám đốc kinh doanh Staff, hai là bỏ vốn trực tiếp thành Giám đốc công ty nhượng quyền Tổng đại lý. Hai con đường này hắn đều không thích, bởi vì trách nhiệm sẽ ngày càng cao, thời gian rảnh sẽ ít đi, ảnh hưởng đến tự do của bản thân.

Sau đó, hắn cũng lập gia đình, sinh hai con một gái, một trai. Cuộc sống cứ diễn ra bình thản như thế cho đến khi hắn đang ngồi uống cà fe tại một quán vỉa hè tại quận Gò Vấp. Trời không mưa, hắn đang ngồi lướt tiktok bỗng thấy cả cơ thể tê liệt, ý thức choáng váng, sau đó là một tiếng sét đánh vang lên.

Hắn thấy mình gục xuống bàn, mọi người xung quanh chạy đến đỡ. Hắn cảm thấy thân thể bay lên nhưng ý thức lại nói cho hắn thân thể còn ở dưới kia, tiếng nói cũng trở nên xa xôi không rõ. Hắn vươn tay với xuống nhưng lại càng thấy cách xa.

Hắn nhớ hắn đã từng bị hiện tượng này một lần lúc mười tuổi. Lúc ấy hắn cũng ngơ ngác khi thấy mình bay lên, nhìn xung quanh thấy cảnh vật thu nhỏ lại. Cũng may, có tiếng chuông chiều từ ngôi chùa làng gần đó, nên hắn tỉnh dậy.

Sau đó hắn có tìm hiểu thông qua một số bà Đồng và nhà sư. Bà Đồng thì nói đó là hiện tượng thoát xác của linh hồn. Nhà sư thì nói đó thần thức hay Alaida thức. Còn linh hồn hay alaida thức cụ thể như thế nào thì hắn không rõ.

Hắn vội la lên, hắn muốn nghe tiếng chuông năm xưa, vì hắn biết tiếng chuông sẽ cứu lấy hắn. "Đông..." một tiếng chuông chùa vang lên thật. Kèm theo đó là tiếng tụng kinh của hàng trăm vị sư nghe như gần như xa.

Hắn mừng rỡ tưởng như mình lại được cứu. Nhưng không như hắn nghĩ, bầu trời đã bị xé toạc, hàng ngàn hàng vạn tia sáng chiếu xuống phủ lên người rồi kéo thân hắn nhanh đi lên...

----

Hoàng cung Hoa Lư,

Thức hải Đinh Liễn,

Tiếp theo là những ký ức của kiếp này tràn vào thức hải của Đinh Liễn . Hắn lại mơ thấy một giấc mơ của một người khác. Nói thật lòng, cuộc đời của kiếp này đặc sắc hơn nhiều so với kiếp trước. Tuy nhiên, theo góc độ nhìn nhận của Trần Trí Quang thì cuộc đời của Đinh Liễn chính là một tấn bi kịch.

Đinh Liễn vốn sinh ra khi đất nước còn đang loạn lạc, từ nhỏ đã phải theo cha thao luyện võ nghệ trong quân đội (*). Cha hắn nuôi chí lớn thống nhất đất nước cho nên ngay từ nhỏ hắn cũng đã phải tham gia nhiều trận chiến giữa các sứ quân với nhau.

Có một lần cha con hắn bị thua trận, hắn lúc đó là con trai duy nhất đã bị Đinh Bộ Lĩnh biến thành con tin đem đi cầu hòa. Lần sau, quân địch lại đi đánh cha hắn. Hắn bị quân địch trói treo lên cành tre và dọa nếu Đinh Bộ Lĩnh không đầu hàng thì sẽ để hắn bị rơi chết.

Đinh Bộ Lĩnh cũng là dạng kiêu hùng tâm ngoan thủ lạt không những không đầu hàng mà còn học Lưu Bang ra lệnh cho cung thủ nhắm ngay vào con trai (**). Thấy vậy quân địch khiếp sợ nản lòng nên cho rút quân. Sau đó hắn trốn được rồi trở về tiếp tục cùng cha chinh chiến và lập được vô số công lao. Đến khi sự nghiệp hoàn thành Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và phong cho hắn làm Nam Việt Vương.

Tưởng rằng sau này hắn sẽ là người thừa kế ngôi vị chí tôn. Ai ngờ, cha hắn nghe lời rèm pha bỏ con trưởng lập con thứ làm thái tử. Hắn trong lúc tức giận đã bị Lê Hoàn và Dương Vân Nga liên thủ xúi giục, khiến hắn mang tội giết em (*) . Cha hắn có lẽ cũng hiểu rằng hắn đã bị lợi dụng nên không giết hắn mà đày hắn sám hối tại chùa Trấn Quốc.

Ngỡ rằng khổ tận cam lai. Không ngờ một cơn sóng chưa nguôi thì một cơn bão đã ập tới. Cuộc đời Đinh Liễn đi đến những trang cuối cùng. Tấn bi kịch đã được đẩy lên cao trào khi hắn tham gia buổi tiệc mà cha hắn tổ chức với chủ ý để hai cha con hòa hoãn, bi ai thay cả hai cha con hắn đều bị đầu độc cho đến chết.

Trước khi diễn ra sự kiện một tháng, tại chùa Trấn Quốc, đại sư Khuông Việt cũng là sư phụ của hắn đã nói:

“Sắp tới vận mệnh của con rất xấu, ý trời khó nghịch. Khí vận triều Đinh rung chuyển, nguy cơ mất mạng, mất nước hiển hiện. Nay ta có một pháp có thể đảo ngược sinh cơ nhưng cái giá cũng rất lớn. Mấu chốt là ở con, con có thể sẽ hồn phi phách tán nếu thất bại nhưng nếu thành công thì e rằng con cũng không phải là chính con, không biết ý con như thế nào”.

“Sư phụ, cuộc đời con đã rất khổ sở, thật sự con cũng rất mệt mỏi. Nếu phải đổi mạng con để lấy một tia sinh cơ cho đất nước thì con cũng xin được nguyện ý. Kính xin sư phụ chỉ dạy”.

Trầm ngâm một chút, đại sư Khuông Việt trầm giọng: "được". Sau đó vung tay, một tòa bảo tháp lung linh hiện ra, một tay chạm vào đỉnh đầu của Đinh Liễn rút ra một tia tàn hồn lưu giữ ký ức, một tay chạm vào ngực hắn trực tiếp rút ra một giọt máu tinh hoa. Tàn hồn và giọt máu quấn quít lấy nhau rồi bay vào tòa bảo tháp, bảo tháp biến thành tia sáng bay vào ống tay áo ông.

Lúc này Đinh Liễn mồ hôi đầy đầu, tinh thần choáng váng khụy xuống. Khuông Việt đại sư nhanh tay đỡ lấy:

“Ta đã cất giữ một giọt máu tinh hoa và một mảnh tàn hồn lưu giữ ký ức của con. Con về phòng nghỉ ngơi, ba ngày sau hãy bắt đầu dùng máu của mình nhuộm lên chữ của chín cột kinh bằng đá ở Đại Hùng bảo điện. Đây là mấu chốt để ta thi pháp sau này. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, hy vọng có thể vượt qua đại kiếp nạn”.

“Dạ, Thưa sư phụ”.

Đinh Liễn đứng dậy cúi đầu thi lễ rồi loạng choạng trở về Thiền phòng. Đại sư Khuông Việt nhìn theo, im lặng thở dài một tiếng...

- Hazz

.........

Tiếp nhận xong ký ức của hai thế nhân sinh, Trần Trí Quang uể oải than nhẹ:

Thôi, đến nước này cũng phải chịu chứ biết làm thế nào nữa. Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Hoa trong tác phẩm AQ chính truyện đã viết một câu rất thâm thúy có lẽ phù hợp với tình huống của ta bây giờ: "Nếu như cuộc đời hãm hiếp bạn mà bạn không thể phản kháng thì hãy im lặng hưởng thụ".

Từ nay về sau thôi không còn một Trần Trí Quang của thế kỷ 21, chỉ còn một Đinh Liễn - Nam Việt Vương của triều Đại Cồ Việt.

Thời cổ đại tuy mọi thứ còn lạc hậu nhưng người thời đại này cũng không có ngu ngốc. Nói về trình mưu sâu kế hiểm thì cho dù là người hiện đại cũng vẫn phải cam bái hạ phong.

Chuyện này cũng không có gì là khó hiểu khi các thế lực có trình độ - tài nguyên như nhau thì lại càng phải dùng trí tuệ để bù đắp lợi thế. Giống như trong một trận bóng đá nếu giữa hai đội quá chênh lệch về trình độ như Bzaxin và Việt Nam thì Bzaxin chỉ cần lấy đội dự bị hạng hai cũng đủ để chiến thắng.

Nhưng nếu là hai đội Nhật Bản và Iran thì khác. Hai đội này có trình độ và thực lực ngang nhau thì muốn chiến thắng phải tính toán rất nhiều. Tính từ thế trận, chiến lược, chiến thuật, sơ đồ, thời điểm thay người, báo chí, khán giả...

Một số thành phần người viết truyện online thể loại xuyên việt thường có tư tưởng coi khinh trí tuệ người Cổ Đại. Cho rằng mình có ưu thế của người tương lai là có thể treo lên đánh người ta. Quả là sai lầm.

Trần Trí Quang vốn là dân nghiên cứu lịch sử đã từng làm rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Để thai nghén ra một công trình nghiên cứu có chất lượng đòi hỏi phải đọc rất nhiều sách báo, tạp chí, chính sử, dã sử, truyền thuyết, thơ ca, văn học...

Nếu ta chú ý sẽ thấy thời cổ đại rất ít có những thành tựu, phát minh về kinh tế hay khoa học kỹ thuật nhưng những tác phẩm bàn về trí tuệ, âm mưu quỷ kế thì vô số kể. Nổi tiếng như Binh pháp tôn tử, Tam quốc chí, Hồng lâu mộng...

Nói ngay đâu cho xa, lịch sử Việt Nam chính sử bắt đầu từ thời nhà Trần (**), trước đó không hề có. Các tư liệu chủ yếu là dã sử bao gồm giai thoại, truyện dân gian, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích. Tài liệu chính thống thì chỉ có chính sử của các triều đại người Hán ghi lại. Mà sách của kẻ thù ghi lại thì có bao nhiêu phần trăm là sự thật?

Lịch sử là do người thắng viết cho nên những sự kiện nào có lợi thì may ra ghi chép chính xác, bất lợi thì không ghi hoặc có ghi chép cũng theo hướng bôi đen lịch sử. Thế cho nên mới có câu: thắng thì làm Vua, thua thì làm giặc.

-----

P/s:

(*) Chương này viết hoàn toàn theo các sử liệu cho nên tính chính xác của lịch sử rất cao.

(**) Khi Hán - Sở tranh hùng , một lần Hạng Vũ bắt cha mẹ của Lưu Bang ra trước toàn quân uy hiếp, buộc Lưu Bang phải hàng, nếu không sẽ ném vào vạc dầu sôi. Lưu Bang nhẫn tâm nói: Ta và ngươi đã kết nghĩa anh em cho nên cha mẹ ta cũng là cha mẹ ngươi. Nay ngươi đem cha mẹ nấu ăn thì nhớ chia cho ta một chén canh nhé.

Hạng Vũ á khẩu bất lực liền buông tha uy hiếp. Sau này Đinh Tiên Hoàng cũng áp dụng chiêu này trước anh em Ngô Xương Xí và Ngô Xương Ngập, có lẽ do ảnh hưởng của tích trên. Nhiều nguồn sử liệu cho rằng vết rách tình cảm của cha con Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bắt nguồn từ đây.

(*) Theo một số sử liệu, Dương Vân Nga và Ngô phu nhân đã năn nỉ Đinh Bộ Lĩnh gia phong cho Đinh Hạng Lang (6 tuổi)con trai Ngô Hoàng Hậu làm Thái tử, gia phong cho Đinh Toàn (5 tuổi) con trai Dương Vân Nga làm Vệ Vương năm 978.

Đinh Liễn có đến chất vấn thì Đinh Bộ Lĩnh chửi thẳng mặt: ”Ở cái đất nước này tao là to nhất, mày là thứ hai, cho thằng em mày cái chức Thái tử để nó chơi cho vui, mày còn so đo cái gì nữa”. Đinh Liễn rất tức giận vì chuyện này.

(**) Chính sử Việt Nam bắt nguồn từ bộ Đại Việt sử ký do sử quan Lê Văn Hưu viết và hoàn thành năm 1272 bao gồm 30 quyển từ thời Triệu Đà cho đến vị vua cuối cùng của nhà Lý là Nữ Hoàng Lý Chiêu Hoàng. Đây được coi là tác phẩm chính sử đầu tiên của nước nhà.