Hoàng cung Hoa Lư,
Điện Thái Hòa,
Lúc này , Đinh Điền đứng ra hỏi Phạm Hạp:
“Vậy họ quy định thế nào về việc Tuẫn táng theo Hoàng Đế?”
Nghe đến đây, cả triều đình tĩnh lặng. Bách quan theo bản năng nhìn về phía ngũ đại Thái hậu đang đứng. Phạm Cự Lạng khuôn mặt bình tĩnh, hơi cúi. Lê Hoàn hai con ngươi co lại, mắt hiện lên sự lo lắng, liếc nhìn về phía Thái hậu Dương Vân Nga . Phía Hoàng tộc, trái tim mọi người như thắt lại. Khuôn mặt Dương Vân Nga trắng nhợt, hoảng sợ ... Khóe miệng Đinh Liễn nhếch lên "Kịch hay bắt đầu".
Phạm Hạp im lặng một chút như cẩn thận tổ chức ngôn ngữ. Sau đó hít một hơi rồi nói:
“Phong tục tuẫn táng đã có từ thời Chu và hiện nay vẫn được các Hoàng Đế Trung Hoa sử dụng và có quy định nghiêm khắc về việc này. Quy định ghi rõ đối tượng được ân sủng "tuẫn táng" theo Hoàng Đế bao gồm các cung nữ, thái giám và thê thiếp. Riêng vị Hoàng hậu được gia phong làm Hoàng Thái hậu sẽ không được tuẫn táng. Còn lại tất cả những phi tần dù có thân phận cao quý tới đâu, được sủng ái tới nhường nào thì khi Hoàng Đế băng hà cũng phải theo hầu”.
Thái sư Nguyễn Bặc truy vấn:
“Chiếu theo quy định này thì triều ta, những ai sẽ nhận được ân sủng tiếp tục hầu hạ Tiên Đế bên kia thế giới?”
Nội giáp Phạm Hạp liếc nhìn về phía Hoàng tộc một cái rồi hơi cúi đầu tâu:
“Chiếu theo quy củ thì tất cả Ngũ vị Thái Hậu cùng tất cả cung nữ thái giám đều thuộc diện được ân sủng, bao gồm 353 người. Tất cả sẽ được ban dải lụa trắng hoặc một ly rượu để được về bên Tiên Đế một cách nhanh nhất mà không chịu cảnh đau đớn”.
Nói xong, Phạm Hạp cúi gằm mặt. Bên kia Phạm Cự Lãng liếc nhìn về phía Lê Hoàn. Còn Lê Hoàn thì hít một hơi, hai tay nắm chặt lại. Các phe phái đều giữ im lặng. Đây là việc nhà của Hoàng tộc.
Trên đời này có được tất có mất. Khi Tiên Đế còn sống, những người kia có địa vị vô cùng vinh quang, hưởng hết nhân gian phú quý mà không phải lao động mệt nhọc. Khi Tiên Đế băng hà cũng phải đi theo mà hầu hạ cho trọn vẹn lẽ phu thê, chủ tớ.
Cung nữ, thái giám vốn là người hầu, nô lệ, tính mạng không phải do họ. Họ vốn là công cụ phục vụ Hoàng Đế. Khi Hoàng Đế mất, họ cũng phải đi theo sang thế giới bên kia để tận trung với chủ. Hoàng hậu, phi tần cũng vậy. Chẳng Hoàng Đế nào muốn sau khi mình chết lại bị đội nón xanh cả. Hoàng Đế cũng sẽ không tin tưởng bất cứ ai. Một lẽ dĩ nhiên, chỉ có người chết mới không phản bội.
“Bịch”
Dương Vân Nga ngã quỵ xuống ngất xỉu. Nàng không muốn chết. Nàng không muốn bị tuẫn táng theo Đinh Bộ Lĩnh. Nàng còn trẻ, còn đẹp, còn tình nhân, nàng còn muốn hưởng vinh hoa phú quý. Nàng còn muốn làm Võ Tắc Thiên của Đại Cồ Việt. Nàng không ngờ mình lại phải chết.
Sao không ai lên tiếng phản đối? Tình nhân của nàng Lê Hoàn cũng im lặng. Mưu sĩ Phạm Cự Lạng cũng im lặng. Những kẻ ngày thường vẫn hay nịnh hót nàng nay đều im lặng. Thật sự quá đáng sợ. Nàng hoảng rồi. Một cảm giác tuyệt vọng tràn ngập trong lòng...
Thấy Dương Vân Nga bất tỉnh. Cung nữ nhìn về phía Đinh Liễn, thấy Đinh Liễn gật đầu, mới chạy vội tới dìu đi. Cùng đi ra là tứ đại Thái Hậu và người của Hoàng Tộc. Bên kia đại sư Khuông Việt im lặng, tay lần tràng hạt. Đạo sĩ Trương Ma Ni cầm phất trần gác lên tay, mắt nhìn miệng, miệng nhìn tâm. Phía dưới quần thần im như ve sầu. Mọi người đang đợi Đinh Liễn lên tiếng.
Đinh Liễn biết bây giờ mình lên tiếng quyết thì sẽ coi như định đoạt việc này. Hắn cũng có cân nhắc của mình. Đây là một cơ hội rất tốt để nhổ con cờ trong hậu cung, chấm dứt nguy cơ phản loạn. Thế nhưng nếu thực hiện thì sẽ hại chết rất nhiều người vô tội.
Làm một người hiện đại xuyên không đến, hắn có rào cản tâm lí khó vượt qua. Giết kẻ thù thì có thể, nhưng hại tính mạng rất nhiều người thì quả thật quá đáng. Đây cũng là sự khác biệt của nhân sinh quan, thế giới quan của hai thời đại.
Thời này, những điều đó là rất bình thường và là lẽ đương nhiên. Nhưng thời hiện đại, hành vi này sẽ bị coi là tàn nhẫn, hung ác, vô nhân tính và không thể chấp nhận được.
Hơn nữa nếu bây giờ hắn chấp nhận quy tắc này, cái lợi là loại được một kẻ thù, làm sạch được cung cấm, an toàn của bản thân được đảm bảo nhưng cái hại thì to lớn không kém. Chưa nói đến đời sau hậu thế sẽ phê bình hắn là kẻ quân chủ hung tàn mà sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm.
Sau khi hắn chết những quy tắc này sẽ được tiếp nối và thậm chí sẽ bị lợi dụng triệt để. Những kẻ vô tội bị hại lại chính là vợ con cháu chắt của hắn. Đây cũng là đang tiêu hao nội tình và suy yếu hoàng tộc. Hắn đâu thể nhẫn tâm làm vậy để thỏa mãn tư dục cá nhân lúc nhất thời?
Cái hại lâu dài hơn là khi chấp nhận phong tục này đồng nghĩa chấp nhận sự nô dịch, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, là chấp nhận bị đồng hóa, Hán hóa. Đất nước bị chiếm đóng không quan trọng bằng việc dân tộc bị đồng hóa. Dân tộc mất đi văn hóa chính là mất đi linh hồn. Kẻ nào thống trị được văn hóa coi như chiếm được đại thế, đại nghĩa.
Kiếp trước Mỹ và phương tây đã từng một thời nô dịch thế giới bằng tư tưởng dân chủ và lợi ích kép. Con bài dân chủ, nhân quyền luôn được các đế quốc sử dụng để ép buộc các quốc gia, dân tộc khác phải làm theo ý mình.
Ngay cả Việt Nam, năm nào cũng bị các tổ chức nhân quyền, quốc hội Mỹ và nghị hội Châu Âu báo cáo là quốc gia độc tài, không có dân chủ, không có nhân quyền. Lấy cớ đó để ngăn cản Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc là điều kiện ưu đãi để đầu tư, hợp tác.
Sự nguy hại của nô dịch văn hóa là siêu khủng khiếp. Kiếp này, hắn không thể để đất nước rơi vào vai trò nạn nhân văn hóa. Muốn thế, các loại tư tưởng, văn hóa, phong tục đều phải tiếp thu có chọn lọc. Lấy tinh hoa, bỏ cặn bã. Dung hợp nhiều loại tư tưởng khác nhau để tạo nên hệ tư tưởng, nền văn hóa đặc sắc của riêng mình.
Đời người có mấy việc lớn là Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Mỗi sự kiện đều gắn liền với các quy tắc, lễ nghi, phong tục và văn hóa. Hoàng tộc là tinh hoa của dân tộc, Hoàng Đế là tinh tủy của tinh hoa.
Thế nên mỗi lời nói, việc làm, hành vi của Hoàng Đế hay hoàng tộc cũng mang theo tính dẫn dắt, nêu gương để bách quan và dân chúng noi theo. Vì thế mà vào thời cổ đại, các hành vi của vua chúa đều được sử quan ghi chép rất cẩn thận và đều bị đánh giá một cách rất nghiêm khắc.
Hành vi và quy củ mà các Hoàng Đế đời đầu khai quốc lại càng quan trọng. Khi đã hình thành rồi thì hậu thế khó có thể thay đổi. Thời đại này Nho môn làm chủ mà tư tưởng chủ đạo là Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. Đây là quy tắc vận hành và duy trì sự ổn định của xã hội cũng là công cụ để các bậc Đế Vương cai trị đất nước, Nho môn nô dịch tư tưởng dân chúng.
Tam cương là chỉ ba mối quan hệ. Đầu tiên là “Quân thần cương”: Đây là quan hệ tiên quyết trong chính trị mà các quân thần buộc tuân theo. Nó đi kèm với câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Theo pháp luật, thần tử phải luôn luôn trung thành, tuân lệnh vua bằng bất cứ giá nào. Vua luôn luôn đúng, công minh, vì vậy kháng lệnh vua thần tử chỉ có một con đường là “chết”.
Thứ nhì là mối quan hệ “Phụ tử” hay "Phụ cương":Là quan hệ của con và cha, con cái không được bất hiếu, phải nghe lời cha mẹ dạy bảo, hiếu thuận. “Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cũng giống như mối quan hệ vua tôi, cha có thể khiến cho chết, hoặc con có thể chết vì cha, nếu không thể chết thì con bất hiếu.
Thứ ba là mối quan hệ “Phu thê”: Là quan hệ vợ chồng, phải có trách nhiệm giữ mối quan hệ hòa hảo với nhau, hạnh phúc, không cãi vã, vợ phải nghe lời chồng, yêu thương, bao bọc lẫn nhau.
Ngũ thường là 5 điều mà mỗi con người cần phải có khi sống ở trên cuộc đời này.
Nhân ở đây không phải là "Người”, mà từ Nhân được lấy trong từ “Nhân hậu”. Đại ý cho việc phải có lòng yêu thương, giúp đỡ, quý mến với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh mình.
Từ “Lễ” được lấy trong từ lễ phép. Làm người cốt phải giữ được sự tôn trọng với người khác. Tuân thủ những phép tắc theo chuẩn mực Nho giáo đưa ra, kính trên nhường dưới, sống hòa nhã với mọi người.
Chữ“Nghĩa” được tách ra trong từ chính nghĩa, sự tình nghĩa. Răn dạy chúng ta phải phải biết làm việc một cách chính trực và công tâm nhất trước mọi hoàn cảnh xét trên cả phương diện tình và lý.
Từ “Trí” trong trí tuệ, trí khôn, ám chỉ người đàn ông trong xã hội phải có đầu óc thông suốt. Có tuệ trí sẽ phân biệt được phải trái đúng sai, nào thiện nào ác, để sống một cuộc đời đứng đắn và có giá trị nhất.
Từ “Tín” trong sự uy tín, sự tin tưởng tín nhiệm. Trong cuộc sống, nếu đã hứa bất kỳ điều gì rồi thì phải nghiêm túc thực hiện. Không thất hứa, vì nếu không giữ chữ tín, người đó sẽ bị xem là dối trá, gian manh.
Tam tòng nghĩa là ba quy tắc: tại gia tòng phụ (Ở nhà phải nghe theo cha), xuất giá tòng phu (lấy chồng phải theo chồng), phu tử tòng tử (cha qua đời phải theo con)
Tứ đức là bốn đức tính của người phụ nữ : công (giỏi làm, khéo léo), dung (hòa nhã, để ý sắc diện), ngôn (Chú ý lời ăn tiếng nói dễ nghe), hạnh (Giữ gìn đức hạnh, tính nết).
---