Thư phòng,
“Ồ...Quay trở lại. Đức Phật không thừa nhận linh hồn vậy thứ mà các tôn giáo gọi là Linh hồn nghĩa là sao?”
“Đức Phật nói không thừa nhận không có nghĩa là phủ nhận. Là như thế này. Ví dụ như con người chúng ta được chia làm hai phần cơ bản. Phần thể xác và phần linh hồn. Phần thể xác được cấu tạo bằng vật chất mà cụ thể là bốn nguyên tố chính gọi là Thân tứ đại: Đất, Nước, Khí, Hỏa. Thân thể có ba trung tâm và chín khiếu (cửa ra vật chất) , mười hai luân xa ( cửa ra năng lượng).
“Ba trung tâm là Trái tim chứa tinh lực, đan điền chứa khí lực và bộ não chứa thần lực. Bên Đạo Môn gọi là Tinh, Khí, Thần. Nếu bị tổn hại một trong ba trung tâm trên sẽ gây lên thân tứ đại tan rã hay gọi là chết”.
“Cửu khiếu bao gồm: hai mắt thoát nước mắt, hai tai thoát ráy tai, lỗ mũi thoát khí hôi, miệng thoát nước miếng, hậu môn thoát phân, lỗ liệu đạo thoát nước tiểu. Đây là chín nơi xả chất bẩn ra khỏi cơ thể nên rất dơ bẩn, cần phải làm sạch hàng ngày, thường xuyên.
Mười hai luân xa hay còn gọi là Charka là mười hai trung tâm năng lượng, mười hai cửa ra vào của năng lượng. Trong đó có bảy luân xa hiện hay còn gọi là luân xa dương nằm trên thân thể, năm luân xa ẩn, hay còn gọi là luân xa âm nằm trên linh hồn.
“Phần thân thể Đức Phật gọi là Ngũ Uẩn ( năm giác quan), một Uẩn nữa liên quan đến Thức gọi là giác quan thứ 6. Bình thường gọi là Ngũ uẩn. Trường hợp khác gọi là Lục Uẩn , Lục Căn ( tai, mũi, miệng, mắt, da, tuyến Tùng), lục trần ( nhìn, nghe, ngửi, nói, sờ, cảm nhận).
“Phần linh hồn theo Đạo Môn có Tam hồn, thất phách. Tam hồn gọi là thiên hồn, địa hồn, nhân hồn. Thất phách còn gọi là bảy vía. Nếu ví ngọn nến là hồn thì cảm giác nóng tỏa ra từ nó gọi là phách. Khi một người bị thất hồn, lạc phách thì các đạo sĩ hay làm lễ gọi hồn, tụ phách hay còn gọi là ba hồn, bảy vía.
“Theo Phật Môn thì trung tâm, hạt nhân của Linh hồn có hai thức gọi là Tiềm thức và Tàng thức. Tiềm thức là bộ nhớ gắn với cơ thể có tác dụng ghi chép tất cả mọi thứ thông qua Lục thức. Mỗi đêm khi ngủ, nó sẽ tự động phân loại thông tin và chia làm hai. Một phần sẽ giữ lại, phần khác sẽ xóa đi.
Tuy nhiên, tất cả những ký ức ấy khi được tiềm thức ghi nhận cũng đồng thời được ghi nhận vào một bộ nhớ khác gắn liền với linh hồn. Bộ nhớ này gọi là Tàng thức hay Tạng thức. Nó là một bộ nhớ rời. Nếu có thiên nhãn thì sẽ nhìn thấy được nó ở vầng hào quang bao quanh thân thể”.
Nghe đại sư Khuông Việt nói tới đây, Đinh Liễn nghĩ ngay đến cái điện thoại smartphone. Nếu cho rằng thân thể là cái điện thoại, năng lượng là cái dòng điện, thì bộ nhớ cứng theo gọi là tiềm thức, bộ nhớ rời gọi là thẻ nhớ hay cloud ( bộ nhớ đám mây). Đinh Liễn hỏi tiếp:
“Rõ ràng là có linh hồn, vậy tại sao Đức Phật lại không thừa nhận?”
Đại sư Khuông Việt điềm đạm trả lời:
“Cơ thể ta khi bị thương sẽ gãy xương, chảy máu, dập cơ. Nếu không bị thương chỗ hiểm như bộ não, trái tim, đan điền thì vẫn có thể sống. Nếu bị thương ở năm luân xa ẩn hoặc hồn phách thì cơ thể vẫn có thể sống nhưng không hoạt động được. Tình trạng này y học gọi là sống thực vật. Nếu phách bị thương hoặc bị thiếu thì gọi là ngu si, tự kỷ, tăng động, chậm phát triển. Nếu loạn hồn thì gọi là tâm thần, bị điên hay tẩu hỏa nhập ma.
Nếu bị chết. Cơ thể sẽ ngừng hoạt động và tan rã đầu tiên để trở về với tứ đại hay còn gọi là đất về với đất, bụi về với bụi. Tiếp sau đó là hồn phách sẽ tan biến theo. Thông thường trong 49 ngày sẽ tan rã hết. Vì thể xác và linh hồn đều khả biến nghĩa là biến mất nên Đức Phật không thừa nhận.
Như vậy cái còn lại tồn tại vĩnh hằng sẽ chỉ còn một thứ gọi là Thức. Nó nằm trong tàng thức và trôi nổi trong không thời gian cho đến khi gặp đúng thời gian thích hợp, địa điểm thích hợp sẽ hấp dẫn các nguyên tố tứ đại lại tạo thành một thân thể mới. Quá trình này gọi là Luân Hồi hay tái sinh. Đây là lý do Đức Phật không đề cập đến Linh hồn”.
“Oh, vậy tại sao khi Luân Hồi hay Tái sinh mọi người lại không thể nhớ rõ ký ức kiếp trước, mà ta thì lại nhớ rõ?”
“Bình thường khi thức mới tái sinh trong bụng mẹ sẽ hình thành linh hồn mới vào tháng thứ ba, thứ tư của thai kỳ. Sau đó các nguyên tố tứ đại tụ tập và hình thành nên bộ não, tứ chi, các cơ quan tức thân thể mới. Lúc này Thức sẽ bị che lấp bởi hai lớp bảo vệ là linh hồn và thể xác mới nên các ký ức sẽ dần mơ hồ hay gọi là quá trình quên đi.
Khi sinh ra, lớp xác tứ đại đủ lớn sẽ che lấp tàng thức càng nhiều nhưng trên thực tế, cánh cửa tàng thức chưa đóng lại hoàn toàn. Những đứa trẻ đều có thể thấy ký ức kiếp trước của nó nhưng lúc ấy cơ thể chưa hoàn thiện nên không thể nói năng. Nó chỉ có thể biểu đạt bằng tiếng khóc. Người lớn khi nghe tiếng khóc đều nghĩ rằng 100% là nó đói nên cho bú. Thực tế đó còn là sự hoảng sợ của linh hồn khi nhìn thấy thế giới mới, hoàn cảnh mới”.
“Khi đứa bé càng lớn, cơ thể sẽ thích nghi dần, ký ức cũ sẽ quên đi, nhường chỗ cho các ký ức mới. Khả năng nói chuyện sẽ dần hoàn thiện cho đến khi mất ký ức cũ hoàn toàn. Tuy không thể nhớ về ký ức kiếp trước nhưng những kỹ năng mà kiếp trước thành thạo vẫn sẽ còn tồn tại dưới dạng bản năng hay thiên phú. Ví dụ, kiếp trước là nghệ sỹ thì kỹ năng chơi đàn, múa hát sẽ rất chuyên nghiệp. Kiếp này bản năng hay thiên phú sẽ bộc lộ rất sớm. Nếu được người lớn thỏa mãn và hướng dẫn thì đứa bé ấy gọi là thiên tài, thần đồng.
Một cách phát hiện ra thiên phú đứa bé là khi tròn một tuổi làm lễ sinh nhật hay còn gọi là lễ Thôi nôi, gia đình đứa bé sẽ để các vật dụng bằng gỗ liên quan đến nghề nghiệp cho đứa bé lựa chọn như kiếm, bút, đồng xu, rìu, cuốc, xẻng...
Tại sao lại là thời điểm một tuổi mà không phải sớm hơn hay muộn hơn? Bởi vì trước một tuổi đứa bé còn nằm nôi, chưa thành thạo kỹ năng, nắm, bắt, bò, đi, đứng. Trễ hơn thì cánh cửa tàng thức sẽ càng khép chặt. Nên thời điểm một tuổi là thích hợp nhất. Đương nhiên là tương đối bởi tùy từng bé mà có thời điểm thích hợp nhất”.
Nói đến đây, đại sư Khuông Việt ngừng lại, nhìn về phía Đinh Liễn.
“Trường hợp của ngài không phải là Luân Hồi hay Tái sinh bình thường mà là dung hồn, nhập xác. Linh hồn của ngài chưa từng tan rã đã được đưa đến thế giới này nên vẫn còn ý thức chủ đạo, linh hồn của kiếp này thực đã tan rã chỉ còn lại ký ức nguyên sơ trong tàng thức. Vì là đồng nguyên, đồng căn nên dung hợp khá dễ dàng mà không bị mất mát ký ức. Sau đó nhập vào xác kiếp này. Nhưng cũng không an toàn vì xác kiếp này đã nhiễm độc.
Thế nên 108 vị tăng chúng mới hy sinh chính mình để kích hoạt hạt giống hoa sen 9 màu. Năng lượng còn dư đẩy chất độc ra, tiện thể đẩy luôn tạp chất trong cơ thể. Quá trình này còn gọi là Thoát thai hoán cốt hay còn gọi là Tẩy Tủy. Coi như nhân họa mà đắc phúc. Cơ thể này giờ có thể gọi là bẩm sinh ( tiên thiên), là một vật liệu tốt để tu luyện. Nếu ngài chịu tu phật pháp nhất định thành tựu rất cao”.
Đại sư Khuông Việt cười tủm tỉm. Đinh Liễn lại thấy lạnh cả sống lưng. Hắn có cảm tình với Phật Môn nhưng bảo đi tu làm hòa thượng thì miễn bàn đi. Thế nên hắn vội xua tay...
“Việc này đừng bàn lại nữa. Ta đây hồng trần chưa dứt, còn phải ngụp lặn trong trần gian lâu dài. Xin cảm tạ sư phụ...”
“Hazz. Thật là đáng tiếc...tiếc cho một khối tài liệu tu hành...”
“Phật Môn giảng chữ duyên. Ta đây chưa đủ duyên nương nhờ cửa Phật nên chỉ xin làm đệ tử tại gia. Kính xin sư phụ thông cảm.”
“Đành vậy...”
“Để khởi tử hồi sinh ta, Phật Môn coi như hy sinh 108 vị bồ tát quả là thương gân động cốt. Ta quả là nợ Phật Môn quá nhiều. Kiếp này ta sẽ làm hết sức để tuyên dương Phật pháp để báo đáp. Nơi nào có Đại Cồ Việt nới đó có Phật Môn. Kính xin sư phụ ân chuẩn và ủng hộ Liễn này”.
“Thiện tai...thiện tai...”
Đại sư Khuông Việt niệm hai câu rồi hơi cúi đầu. Coi như chấp nhận. Về công, về tư cũng nên là như vậy.
---
P/s: Kính thưa quý độc giả. Chương này tác giả đã trình bày tất cả những hiểu biết của mình về thể xác và linh hồn. Tất cả kiến thức này tác tìm hiểu qua các tôn giáo bao gồm Phật, Đạo, Cuốn sách: Bí mật của cuộc đời, Pháp luân công, Người soi kiếp...tác đã cố gắng minh họa và lấy ví dụ rõ ràng để cho độc giả hiểu. Lĩnh vực này vốn không nhiều người hiểu và có nhiều cách giải thích khác nhau. Tác chỉ đưa thêm các góc nhìn khác để độc giả tham khảo.