Chương 5: Bám bản

~ Prologue ~ lời dẫn chuyện

Ta mê thất chính mình, không biết mình là ai

Cũng không biết mình muốn cái gì.

Sơ tâm của ta lại là cái gì.....

.............

Cao Bằng đầu năm 1979

Liên tiếp những cuộc xung đột giữa hai bên nổ ra. Bọn côn đồ phía bên kia ném đá, tấn công bằng gậy gộc.

Bắn cung tên vào dân ta đang rào biên giới. Ta tổ chức ném đá dùng gậy gộc chống trả đánh lại.

Nhiều người dân, người lính vỡ đầu mẻ trán bị thương, bởi các loại vũ khí thô sơ như thế .

Trong thời gian tiền chiến như vậy, chiến tranh chưa nổ ra nhưng xung đột đã lan rộng.

Sau tết âm lịch, xảy ra một vụ việc rất nghiêm trọng. Bọn Trung Quốc bất ngờ nổ súng, vào lực lượng tuần tra biên giới của ta.

Tại khu vực cột mốc 115, hai chiến sĩ trinh sát hi sinh, một đồng chí bị thương.

Việc ứng cứu đưa các chiến sĩ hy sinh và bị thương từ vị trí xảy ra chạm súng về tuyến sau rất khó khăn.

Địa hình khu vực này bọn địch có tầm quan sát rộng, lại có các điểm cao của chúng sát biên giới, khống chế cả một vùng rộng lớn xung quanh.

Chúng ta đưa lực lượng lên ngay sẽ tiếp tục bị tổn thất.

( thêm dầu chiến thuật)

Đến nửa đêm, ta mới đưa được các chiến sĩ trong tổ tuần tra hy sinh và bị thương, về phía sau.

Họ là những lính đầu tiên, ngã xuống trong Chiến tranh biên giới phía bắc ở khu vực Hà Quảng Cao Bằng .

Không khí tang thương chết chóc, bao trùm khắp các đơn vị và các bản làng.

Khu vực thị trấn Sóc Giang xã Sóc Hà, lễ truy điệu các đồng chí hi sinh được tiến hành ngay ngày hôm sau.

Trong không khí ảm đạm, tôi nhìn trong ánh mắt của những người dân .Không thấy sự sợ hãi.

Chỉ thấy ánh lên một nỗi đau thương, sự căm thù và có đôi chút lo lắng. Trong thời điểm này chúng tôi hầu như ai cũng đều lo lắng.

Chúng tôi lo không giữ nổi trận địa trước biển người của bọn xâm lược.

Lo lắng cho nhân dân còn đang sinh sống ở gần tuyến đầu biên giới.

Nhân dân, thanh niên từ phía sau cũng không còn kéo lên đường biên củng cố hàng rào đào hố cắm chông nữa.

Chuyện ném đá, đánh nhau bằng gậy gộc của cả hai bên đều chấm dứt.

Chuẩn bị cho cuộc đấu súng thực sự.

Trạm kiểm soát của Công an Vũ trang cửa khẩu Bình Mãng đã rút hết lực lượng về phía sau.

Nhân dân các bản gần đường biên, được yêu cầu đi sơ tán triệt để.

Tôi chợt thấy lạnh lòng, khi nhìn cảnh người dân lam lũ gồng gánh đồ đạc dắt díu trẻ con .

Lùa trâu bò đi xuôi về phía sau, Bộ Đội lầm lũi vác súng đạn ngược lên phía trước.

Đất nước mình nghèo quá, nhưng biết đến bao giờ mới hết cảnh loạn lạc như thế này .

Không khí chiến tranh đã thực sự nóng lên từng ngày, tình hình căng thẳng như một sợi dây đàn tăng quá cỡ sắp đứt phựt .

Cánh lính chúng tôi không còn dám đi lại lung tung nữa, mỗi lần có nhiệm vụ lên sát đường biên phải hết sức thận trọng.

Đi dưới chiến hào, trong khe núi đã hay dưới lòng suối tránh tầm quan sát trên các điểm cao của bọn giặc.

Sau vụ việc này bọn Tàu vẫn không ngừng khiêu khích bọn chúng liên tục bắn xuống súng sang và tăng cường phá hoại các tuyến rào phòng thủ của chúng ta.

Đường biên vắng lặng không một bóng người , nhưng đâu đó sau các mô đá dưới lòng mương cạnh bờ ruộng.

Vẫn có những người lính luôn dõi mắt cảnh giác về phía quân thù.

Chúng tôi vẫn thường xuyên có mặt trên tuyến đường biên giới củng cố đường dây thông tin, nhằm đảm bảo liên lạc bằng vô tuyến điện.

Tại trận địa tiền tiêu của đại đội 11 chốt 2 cây đa, sát cửa khẩu Bình Mãng.

Bản Nà Sát nằm sát đường biên, nên khi tình hình căng thẳng nhiều hộ dân đã đi sơ tán .

Lúc dừng chuẩn bị bữa trưa, chúng tôi phải vào một nhà ở cách biệt tận trong hõm núi mới có người còn ở lại để nấu cơm nhờ.

Nhà chỉ có 2 cô gái của chị tên là Kim chưa đầy 20, cô em là Ngân mới 17 tuổi .

họ đều là dân quân ở lại 'bám bản' .

(*) bám bản : Chốt giữ sau cùng không rút lui cho tới khi chạm mặt quân địch.

Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi, chắc đã biết rõ về gia đình này.

Anh ra hiệu cho tôi, không được hỏi thăm gia cảnh của họ.

2 chị em giành việc nấu cơm giúp chúng tôi. Tôi gỡ nắp ba lô, đưa cho họ bao gạo và túi thức ăn.

Gồm hộp thịt và bó rau.

Bữa cơm dọn ra, cơm gạo mới thơm phức lại có cả thịt gà nữa. Hai chị em cùng ăn với chúng tôi, họ ngồi ở đầu nồi xới cơm.

Quả là cô gái rất đẹp, con gái Tày đã đẹp lại thường có nước da rất trắng và đôi mắt sáng long lanh như ngọc.

Suốt bữa chị Em Kim Ngân ăn rất ít, họ lo tiếp thức ăn cho chúng tôi. Chúng tôi vui vẻ nói chuyện.

Nhưng tôi vẫn nhận ra nét mặt nhất là đôi mắt của 2 chị em họ phảng phất ẩn chứa một nỗi buồn sâu thẳm.