Chương 44: Biến mất tiêu chí

Vô Tà Thiên Đế fan cứng đẩy 10000 kim

꧁༺Lãng Tử༒Phong Trần༻꧂ góp 20000 kim tệ

....................

Thị trấn Sóc Giang, xã Sóc Hà giống như vừa qua một trận B52 của Mỹ và còn tan nát hơn nhiều. Bọn giặc ở dưới mặt đất chúng có điều kiện để tàn phá kỹ hơn, triệt để hơn.

Nhìn cảnh đổ nát, tan hoang ở Sóc Giang đến mức ghê gớm như này, anh Doanh đã phải thốt lên bảo tôi:

"Bọn giặc bành trướng Trung Quốc đúng là “những máy B52 mặt đất” đấy mày ạ !."

" Đúng là như vậy anh ạ !"

Tôi thấy điều anh nhận xét thật sâu sắc và chuẩn xác. Bởi tôi cũng đã được chứng kiến cảnh thành phố Việt Trì sau trận bom B52 của đế quốc Mỹ rải thảm tháng 12 năm 1972.

Đoạn đường từ ngã ba Đôn Chương lên thị trấn Sóc Giang chưa thông. Các loại mìn của ta và của địch gài trên đường lực lượng công binh chưa dò gỡ hết. Mặt đường bị băm nát bởi các hố đạn pháo.

Chúng tôi phải cuốc bộ về ngã ba Đôn Chương, về Nà Giàng nhận vũ khí, trang bị và lương thực, thực phẩm. Đường đi phải theo sự chỉ dẫn của công binh để tránh vướng mìn.

Khi đi lấy vũ khí, quân trang, gạo ở ngã ba Đôn Chương tôi gặp các anh em, bạn bè ở Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 1 và cơ quan trung đoàn bộ mới biết nhiều người quen thân đã hy sinh như Thiếu tá Nguyễn Khắc Đễ, Phó chính ủy Trung đoàn 246, Thượng úy Nguyễn Văn Bính, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1.

Ở cơ quan trung đoàn là hai nữ văn thư bảo mật... Tôi cũng đã nghe và ghi chép lại được nhiều câu chuyện về cuộc chiến tranh vừa xảy ra.

Một buổi sáng khi chúng tôi đang đào công sự, xây dựng trận địa trên chốt thì có một chiếc máy bay trực thăng từ phía Đôn Chương bay lên. Đó là chiếc trực thăng chở tướng Đàm Quang Trung, tư lệnh và các cán bộ quân khu lên thị sát biên giới.

Bay đến khu vực thị trấn Sóc Giang chiếc trực thăng lượn một vòng rồi bay tiếp lên phía cửa khẩu Bình Mãng. Cả tiểu đoàn tôi nhốn nháo khi chiếc trực thăng có hình quốc kỳ Việt Nam trên thân cứ phành phạch bay thẳng sang hướng Trung Quốc.

Các đơn vị của Tiểu đoàn 3 lập tức báo động. Bên kia biên giới bọn địch cũng vội vã báo động chạy lên trận địa. Bay lên đến sát đường biên giới chỗ cửa khẩu Bình Mãng thì chiếc trực thăng đột ngột quay ngoặt lại vòng lên hướng Lũng Mật rồi bay về đáp xuống sân ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng, nơi chúng tôi đã dọn dẹp, cắm cờ đỏ xung quanh làm tín hiệu bãi hạ cánh cho trực thăng.

Khi trực thăng hạ cánh tướng Đàm Quang Trung chui ra mặt vẫn còn vã mồ hôi. Ông bảo mình tự tin thuộc địa hình, địa vật khu vực quê hương Sóc Giang như lòng bàn tay, không cần phải bản đồ.

Ông nói với phi công cứ bay lên, lúc nào ông bảo hạ cánh thì hạ. Nhưng khi bay qua Sóc Giang ông đã không nhận ra vì thị trấn đã bị bọn giặc san phẳng rồi. Ông nói phi công cứ tiếp tục bay.

Khi nhìn thấy thị trấn Bình Mãng với các khu nhà cao tầng không bị ảnh hưởng gì của cuộc chiến tranh vừa qua ông mới giật mình vội hô phi công bay lộn lại ngay.

Suýt nữa thì xảy ra một tình huống xấu. Khi đi bộ qua thị trấn Sóc Giang, tướng Đàm Quang Trung càng kinh ngạc hơn bởi sự tàn phá ghê gớm của quân xâm lược. Sau khi ổn định vị trí trú quân các bộ phận bắt đầu lên các vị trí chiến đấu đào bới tìm kiếm liệt sĩ.

Khắp nơi mùi thối rữa của thi thể, xác động vật bốc lên thật là kinh khủng. Việc xác định, phân biệt hài cốt đâu là quân ta, đâu là địch, đâu là dân cũng thật khó khăn. Mặc dù trước khi chiến tranh xảy ra mỗi người đều có mã số riêng của mình in trong một mảnh bìa cứng để sẵn trong túi áo phòng khi hy sinh thì chôn theo sau này còn biết danh tính.

Nhưng đánh nhau cả tháng trời nhiều người đã không giữ nổi mảnh bìa ghi mã số riêng của mình. Mà chớ trêu thay là người giữ được thì vẫn sống, người chết thì lại chẳng còn giữ được cái mã số để đánh dấu mộ chí của mình.

Mấy ngày sau, con đường xuôi về ngã ba Đôn Chương, về thị xã Cao Bằng đã được khai thông. Chuyến xe chở hàng đầu tiên đã lên tới thị trấn Sóc Giang. Đơn vị chúng tôi được tiếp tế lương thực, thực phẩm.

Có một chút thịt lợn kho ướp muối. Mỗi thằng chúng tôi còn được phát một bộ quần áo mới, một đôi giày vải mới. Thằng nào cũng diện ngay quần áo mới, giày mới. Ăn uống tuy còn độn ngô, độn mỳ song cũng no hơn nên trông dáng vẻ lính tráng khoẻ khoắn hơn.

Nhiều thằng trông hai má đỡ hóp hơn, mặt mũi đỡ bơ phờ hốc hác như những hôm đầu mới về thị trấn song chưa hết vẻ nhợt nhạt, hậu quả của dài ngày đói khát, gian khổ.