Đa tạ fan cứng ꜱứ ɕ¡ả ℭổ ζɦàղɦ ủng hộ hết mình.
Thần Vương đạo hữu và Yasuo Thiên Đế & YêuGiang đẩy TẤT CẢ kim tệ trong tài khoản. Muội đa tạ nhiều lắm ạ.
..........
Lúc vượt lên đến đỉnh dốc, tôi lăn được sang bên kia sườn núi. Khuất hẳn tầm bắn của bọn địch, tôi xốc lại ba lô xách súng lần theo lối mòn. Đi được vài bước, tôi gặp thằng Hòa:
- nó đang ôm súng ngồi thu lu trong một hốc đá ngay sát bên lối đi.
Thấy nó không bị xây xát gì, tôi mừng lắm. Nó cũng rất mừng, khi tôi thoát lên được . Tôi bảo :
" chờ mày yểm hộ thì tao toi mạng từ tám đời rồi"
nó cười hề hề, tuy mặt thì vẫn còn tái đi.
"Nói thế để mày yên tâm thôi, khẩu m79 của tao còn mỗi 1 viên đạn. thì yểm hộ cái cóc khô gì được?" tôi ngồi phệt xuống bên cạnh nó, vừa thở dốc vì mệt vừa nói:
" thảo nào, nó mới liệng cho một quả cối cách xa đến cả trăm mét. Mà mày đã chuồn nhanh thế !"
thằng Hòa cười:
" hì, suýt nữa thì tao tan xác vì quả cối ấy đấy. Mà này, mày đói chưa?"
tôi nhăn mặt :
" đói run cả người. Từ tối hôm qua đến giờ, đã kiếm được cái gì cho vào bụng đâu ~"
Thằng Hòa lục góc túi ba lô, lôi ra nửa con gà luộc. Nó xé đưa cho tôi cái đùi gà:
" mày ăn đi cho đỡ đói, bà con trong Lũng Mật cho đấy"
Hai thằng, vừa lau mặt vừa ăn. Thịt gà ăn vã không muối, nhạt vã trong miệng. Giá mà có mấy hạt muối thì tốt quá !
Sau này, mỗi khi về học tại trường Sĩ quan Chính trị. Mỗi lần gặp nhau, tôi và Nguyễn Xuân Hòa hay nhắc lại kỷ niệm của lần suýt chết ở Lũng Mật .
Buổi sáng hôm ấy, càng xót thương cho biết bao đồng đội cùng lên biên cương. Nhưng không có ngày trở về như chúng tôi...
Tôi không bao giờ quên bản Lũng Mật với những người dân thật thà, chất phác, hết lòng thương yêu bộ đội. Vậy mà đến nay sau bao nhiêu năm chiến tranh người dân ở đây vẫn còn chịu cảnh nghèo khó.
Tôi thấy buồn đã đọc được đoạn này của Báo Pháp luật Việt Nam viết về Lũng Mật:
“Tách biệt với dòng chảy hội nhập, bà con người Dao ở bản Lũng Mật, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) hiện vẫn sống trong cảnh cơ cực trên các sườn, đỉnh núi Lũng Mật, đường đi lại vô cùng khó khăn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trầm trọng.
Nhìn từ trung tâm xã, con đường đi lên Lũng Mật như một sợi chỉ uốn lượn quanh những ngọn núi. Do đường đi khó khăn nên phải mất 2 tiếng đồng hồ mới lên đến bản Lũng Mật.
Thấp thoáng sau những vạt chuối là các nóc nhà 4 mái của đồng bào người Dao. Những khó khăn ấy đang “níu giữ” cái đói nghèo, bởi vậy cuộc sống của người dân luôn bị cái nghèo bủa vây khiến họ không dám mơ ước đến những điều tưởng chừng như rất đỗi giản dị...
Điều khiến khách xa đến Lũng Mật cảm thấy ngạc nhiên và xúc động nhất là khi bắt gặp Trường tiểu học Lũng Mật nằm chênh vênh trên đỉnh núi cao quanh năm mây phủ.
Trường có một dãy nhà tạm gồm ba phòng học. Diện tích các phòng học chỉ rộng khoảng 10m2, vách ván gỗ, mái lợp , nhiều chỗ tường vách đã quá cũ nên các thầy cô giáo phải che bạt lên mái và xung quanh để tránh nắng mưa, chắn gió cho học sinh học tập.
Vì đơn giản, thô sơ nên có thể nghe rõ tiếng dạy học của lớp bên cạnh khi đang ngồi học.
Hiện nay cả phân trường có 3 giáo viên dạy lớp ghép. Trường có 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng khuyết lớp 4 do không có học sinh. Trường học chưa có điện nên các lớp học đều phải tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Các lớp học ở đây thiếu thốn đủ bề về cơ sở vật chất, đồ chơi, thiết bị dạy học…”.
Lũng Mật ơi! Bao năm rồi vẫn thế, sao mà thương nhớ quá...
......................
Bọn địch bắt đầu tiến lên dãy núi đá truy kích tiểu đoàn chúng tôi. Chúng nó đánh chỗ này chúng tôi lại cơ động sang nơi khác, vòng vèo đuổi nhau qua từng thung lũng. Nhiều lúc bị bọn chúng truy đuổi tôi chỉ ước gì còn thật nhiều đạn, nhiều quân để quyết tử với chúng một trận. Tôi không thành thạo địa hình khu vực núi đá này nên không biết là đang đi đâu, đang ở đâu.
Có lệnh là đi, bảo dừng lại nghỉ là dừng lại cho anh em tìm chỗ mắc võng hay rải lá làm nơi nằm nghỉ. Trong bao lô của tôi chỉ còn một cái tăng và cái võng. Ở núi đá trơ trụi khó mà căng tăng võng.
Khi trời tạnh thì rải tăng xuống đất làm chiếu, võng đắp làm chăn. Khi trời mưa hay sương mù ẩm thấp thì rải võng xuống đắp tăng cho đỡ ướt. Khi mới lên núi còn tấm vải liệm liệt sĩ đắp thêm nên cũng đỡ lạnh.
Sau đó tấm vải liệm phải dùng đến, tôi trao cho anh em đem đi mai táng liệt sĩ. Nhiều đêm lạnh quá không tài nào mà ngủ được. Nếu như ở đồng bằng vài anh em nằm gần nhau có hơi người cũng đỡ rét.
Nhưng trên sườn núi, khe đá chả có chỗ nào rộng để hai người trải tăng cùng nằm chung được với nhau cả.