Mọi lời ghi ở đây là sự thật , một góc nhỏ của lịch sử qua lời kể của cựu chiến binh Trọng Bảo
..................
~ Prologue ~ lời dẫn chuyện
Mãi mãi lòng chúng ta ca bài ca người lính
Mãi mãi lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca.
●─────── 20:55 PM
Phía ta cũng ra sức xây lô cốt, chuẩn bị sẵn sàng khi cuộc chiến tranh xảy ra. Con đường độc đạo từ cửa khẩu Bình Mãng xuống thị trấn sóc Giang.
Được đào hố đặt lượng thuốc nổ lớn, sẵn sàng phá đường để ngăn cản xe cơ giới của bọn địch.
Lực lượng công binh đào sẵn các lỗ, đặt mìn chống tăng trên mặt đường. Bọn địch phá hàng rào biên giới, thì ta đưa dân và bộ đội lên rào lại.
Kiên quyết không cho chúng, lấn chiếm một tấc đất của tổ quốc. Bộ Đội mặc vào thường phục, để cùng với nhân dân đi rào biên giới.
Những ngày ấy, nhìn những đoàn xe chở tre chông sắt từ phía sau lên biên giới. Tôi hiểu hậu phương đã phải bớt những cây tre làm nhà chống bão. Bớt sắt thép dùng đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc.
Để vót thành chông, rèn thành chông, rào giậu biên cương chặn giặc.
Không gian yên tĩnh, nhưng tình hình căng như sợi dây đàn. Việt Nam và Trung Quốc đều đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu nảy lửa. Bọn bành trướng quyết tâm xâm lược còn chúng ta thì quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.
Mâu thuẫn không thể dung hòa, nên chiến tranh xảy ra là điều khó tránh khỏi. Chỉ sớm hay muộn mà thôi, súng pháo của cả hai bên đều đã lấy tầm bắn. Xác định sẵn mục tiêu, Đạn Đã Lên Nòng Rồi.
Tôi hiểu chiến tranh đang đến rất gần, xong tôi vẫn mong chiến tranh đừng bao giờ xảy ra.
Bởi nếu chiến tranh nổ ra, một cơn lũ xâm lược vô cùng tàn khốc từ phía bên kia biên giới sẽ tràn sang tàn phá giết chóc, đến tận cùng nơi biên ải này.
Những người lính phía trước chúng tôi, kẻ chỉ là những người lính cảm tử quân. Vô cùng nhỏ nhoi, nơi đầu cơn lũ lớn.
Thị trấn Sóc Giang ngày ấy, nhìn đâu cũng thấy màu áo lính. Người dân ở đây cũng rất nghèo, cũng còn thiếu đói. Nhưng tôi nhớ mãi một chuyện, gặp ở chợ sóc Giang.
Hôm đó đơn vị tôi triển khai, mang thông tin lên trận địa. Được thanh toán tiền ăn, mấy anh em trong tiểu đội kéo nhau vào chợ. Mua cân thịt lợn, cải thiện thêm bữa ăn.
Khi tôi hỏi giá, bà bán thịt lợn bảo tôi: "1 cân bán cho dân 20 đồng, bán cho bộ đội chỉ lấy 18 đồng thôi"
Không biết tôi nhớ, có chính xác trị giá đồng tiền ngày ấy không. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: " tại sao lại thế ạ"
Bà bán hàng người dân tộc cười nói rất tự nhiên: " chả tại sao cả, cái gì bán cho Bộ Đội cũng cứ thấp hơn, rẻ hơn thế đấy ~"
Thì ra ở chợ có một quy định không thành văn, là hàng hóa bán cho bộ đội đều thấp hơn so với bán cho người khác. Từ 15 đến 20% mà có điều lạ, là chả ai phổ biến quán triệt.
Nhưng bà con dân tộc, đem hàng ra chợ ai cũng làm như vậy. Và không ai từ chối, khi Bộ Đội hỏi mua hàng. Quy định bất thành văn đó, chính là lòng dân thương yêu Bộ Đội mà có.
Một lần đi công tác, dừng lại nấu cơm dọc đường thấy vườn đu đủ trên sườn núi trĩu quả. ( thời đi Bộ Đội đói khát thấy cái gì cũng thèm ) Tôi hỏi mua, ông chủ vườn nói :
" Chú cứ lấy mà ăn, để lại cái hạt là được"
Thì ra đây dân họ bảo nhau, không được bán, chỉ cho bộ đội thôi. Đu đủ chín đầy vườn Bộ Đội muốn ăn thì cứ lấy. Ăn xong nhớ để lại cái hạt, cho những cây mới tiếp tục mọc lên.
Tôi còn nhớ, một lần lên sát biên giới gặp một cụ già đang ngồi vót chông ở bản Ngà Sác. Tôi hỏi: " ông không đi sơ tán ạ "
Thì cụ nói: " chúng mày ở mãi tận dưới xuôi, còn lên tận đây giữ đất. Chúng tao lại bỏ đi à ?!"
"Đất của mình, thì mình phải giữ. Phải giữ bằng được chứ, sao lại bỏ đi!"
Câu nói của cụ già giản dị, nhưng đó là một lẽ sống. Một chân lý của người Việt ta, có tự ngàn đời. Chính nhờ lòng dân như vậy, đã giúp chúng tôi đứng vững trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của tổ quốc.
Trong những trận đánh ác liệt, giữ từng tấc đất thiêng liêng nơi biên giới ấy. có bao nhiêu người dân, đã ngã xuống giữa chiến hào và cùng với những người lính.
Từ thời phong kiến xa xưa, các vua, quan nước Việt. Từng coi dân bản xứ nơi biên ải, luôn là những người lính tiền tiêu.
Trấn giữ biên thùy của đất nước.
Tình hình mỗi ngày một thêm căng thẳng, sắp đến tết âm lịch, nhưng trời còn rét lắm. Cái rét biên thùy cắt thịt cắt da.
Tiểu đoàn 3 chúng tôi, tổ chức đón tết sớm cho bộ đội. bánh chưng đang gói, đã có 【lệnh báo động】 lên trận địa.
Vị trí chỉ huy tiền phương của tiểu đội, rời khỏi bản Na Cháo tiến lên gần thị xã Sóc Giang.
Phục khu đặt trong hang núi đá, nằm bên trái cánh đồng kéo dài từ cửa khẩu Bình Mãng. Xuống tận xã Quý Quân, phía bên kia cánh đồng.
Là bản Nà Nghiềng nơi đã sinh ra, vị cách mạng tiền bối là ông Lê Quẳng Ba.
(*) tiền bối là chỉ người có giàu kinh nghiệm đi trước, chứ không phải như bây giờ. Cứ tiền bối là chỉ người cao tuổi.
Người đón Bác Hồ về Pác Bó năm 1941. Và một vị tướng tài của quân đội, là tướng Đàm Quang Trung.
Tư lệnh Quân khu 1, sau này là ông là thượng tướng và là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Hiện giờ bà chị gái của tướng Đàm Quang Trung, vẫn ở bản Nà Nghiềng. Khi quân Trung Quốc tràn sang, Bộ Đội phải đến đưa bà và dân bản rút chạy lên núi.