Chương 22: Tấn công dữ dội

༺Eva Khờ Dại༻ fan cứng lại đập cho truyện 50000 kim rồi .

Hóng drama "Lịch sử là lịch sử ko thây đổi dc kệ mẹ xuyên tạc cứ qua vn là có phở hành ko thịt

Đẩy sách 2000 luôn cho máu " nguyên văn ghi .

.....................

Tôi nói:

" Ô! Phải cố gắng nhé. Đáng giặc được thì học chữ cũng phải được đấy nhé!"

Lý Mý Sùng gật đầu. Tôi tin Lý Mý Sùng nhất định sẽ học được. Những chiến sĩ của tiểu đoàn chúng tôi ngày đầu giáp trận đánh quân bành trướng xâm lược là như vậy đó.

Họ chủ yếu mới nhập ngũ năm 1978, mới huấn luyện bắn súng đến bài 2. Có chiến sĩ chưa sử dụng thành thạo các loại súng, chưa hiểu hết tính năng, tác dụng của các loại trang bị vũ khí.

Ngày 20/2 trong trận đánh ở thị trấn Sóc Giang có một chiến sĩ mới người dân tộc H’Mông còn vác khẩu trung liên đuổi theo xe tăng quân địch bắn liền hai loạt. Thấy xe tăng không cháy buồn thiu ôm súng quay lại quần nhau với bộ binh quân bành trướng trên cánh đồng trồng ngô phía trước bản Nà Nghiềng.

Vậy là hết ngày 19-2, Đại đội 11 đã bị đánh bật khỏi các điểm chốt sát cửa khẩu Bình Mãng.

Bọn Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ các chốt cây đa thứ nhất, chốt cây đa thứ hai và mỏm DKZ. Tình hình cuộc chiến ở khu vực Hà Quảng đã có những thay đổi do nhiều hướng tuyến phòng ngự cũng đã bị quân xâm lược chọc thủng.

Tiểu đoàn 3 chúng tôi khẩn trương chuẩn bị cho những trận đánh mới ác liệt hơn...

Dưới đây là đoạn nhật ký chiến tranh tôi ghi chép về ngày 19/2/1979:

- Địch:

"Tổ chức tấn công liên tục cả ngày với lực lượng đông đảo, có xe tăng yểm trợ. Chúng tấn công không thành đợt rõ ràng. 5 giờ sáng, địch chiếm mỏm ĐKZ và một mỏm trên chốt cây đa thứ nhất. Khoảng 1 giờ chiều chiếm nốt chốt cây đa thứ hai."

- Ta:

" Đại đội 11 chiến đấu rất ngoan cường dũng cảm, tiêu diệt gần 100 tên địch. Đến 1 giờ chiều thì bị đánh bật ra khỏi trận địa. Tối 19-2, lực lượng còn lại của đại đội 11 rút lui về khu vực trường cấp 1 và 2 thị trấn Sóc Giang tổ chức trận điạ phòng ngự chặn bọn địch từ hướng biên giới tràn xuống."

Đại đội 12 hoả lực những ngày qua đã sử dụng cối 82 và súng 12ly7 chi viện hiệu quả cho các đơn vị chiến đấu tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Theo đại đội 12 báo cáo, đơn vị đã dùng cối 82 bắn sang bên kia biên giới trúng một kho xăng của địch cháy liên tục hai ngày liền.

Hỏa lực 12ly7 bắn kiềm chế các ổ đại liên của quân địch ở khu vực đồi thông và khe núi, ngăn chặn bộ binh của địch từ biên giới tiến sang chốt cây đa thứ nhất của đại đội 11.

Bọn địch đã hình thành thế bao vây xiết chặt Tiểu đoàn 3 chúng tôi. Từ phía cửa khẩu Bình Mãng bộ binh, xe tăng quân giặc lúc nhúc tiến xuống đến gần khu vực bản Cốc Vường.

Từ phía Đôn Chương pháo địch bắn dội lên. Bộ binh, xe tăng địch đã xuất hiện ở tuyến đường từ ngã ba Đôn Chương lên thị trấn Sóc Giang.

Bọn địch đã vượt qua được Nậm Lũng, Trường Hà tiến xuống đánh chiếm khu vực ngã ba Đôn Chương. Đơn vị pháo lựu 122 ở khu vực Cốc Sâu bị bọn địch đánh tập hậu từ ngã ba Đôn Chương lên phải kéo pháo ra mặt đường ngắm bắn xe tăng của chúng.

Hết đạn họ đã phá hủy pháo rút lên dãy núi đất cùng bộ binh phòng ngự. Phía Mỏ Sắt, Thông Nông trinh sát báo về quân địch đang gấp rút hành quân ngược lên thị trấn Sóc Giang mà không gặp bất cứ sự chặn đánh nào.

Sau này tôi mới biết dọc tuyến biên giới bọn địch phá đá làm đường đưa xe tăng lên núi. Khi pháo binh đang bắn dứt chúng đã thả trôi xe tăng sang đất ta. Xe tăng địch chạy vào thị trấn Thông Nông rồi ta mới biết nhưng không thông báo được cho các đơn vị tuyến sau vì đường dây thông tin bị cắt đứt.

Những chiếc xe tăng quân địch che hai chữ “8-1”, cắm cờ đỏ sao vàng chạy xuống tận huyện lỵ Hòa An. Nhân dân hai bên đường còn tưởng là xe tăng quân ta diễn tập kéo ra xem. Đoàn xe tăng địch gặp lực lượng của Sư đoàn 346 phục kích chặn đánh tại Bản Sảy, xã Bế Triều, huyện Hòa An.

Trận đánh ở Bản Sảy ta đã tiêu diệt 12 xe tăng, 150 tên địch ngày 18-2. Đây chính là mũi tiến công của quân định thọc sâu vào vị trí chỉ huy của Sư đoàn 346 và tiến về thị xã Cao Bằng.

Tại điểm cao 505 ngay phía trên trận địa của Đại đội 10 xuất hiện lực lượng trinh sát đặc nhiệm sơn cước, thám báo của địch. Vậy là ba bên, bốn phía quân thù đang dồn đến.

Thị trấn Sóc Giang như một ốc đảo chơ vơ giữa “biển người” của quân bành trướng xâm lược. Trong khi đó kể từ ngày 18-2, Tiểu đoàn 3 chúng tôi không còn nhận được bất cứ sự chi viện nào của cấp trên kể cả và lực lượng, hỏa lực và lương thực, đạn dược.

Việc vận chuyển thương binh về phía sau cũng không thể thực hiện được nữa. Sở chỉ huy của trung đoàn và các trận địa pháo, các đơn vị ở phía sau đều bị bọn địch chia cắt tấn công dữ dội, phải chịu rất nhiều thiệt hại.

Các đơn vị trực thuộc trung đoàn và phối thuộc đều bị bao vây cô lập phải độc lập chiến đấu rất quyết liệt với bọn giặc đông gấp bội, không thể chi viện được cho nhau được nữa.