Chương 19: Bắn cháy đàn tank

Lephuoc79 đạo hữu ủng hộ 30000 kim tệ

•ℳą✾Đạ๏✾Çɦí✾Ŧôй• góp 50000 kim tệ

Tử Dương chân nhân 10000 kim tệ

..............................

Mọi người trong hang huyện ủy khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngày mai và những ngày tiếp theo. Lời dặn dò của chính trị viên Hoàng Quốc Doanh về việc phải để lại cho mình quả lựu đạn cuối cùng, không được để địch bắt cứ luôn ám ảnh trong tâm trí tôi.

Trong lúc chuẩn bị chiến đấu ấy Nguyễn Xuân Hòa, nhân viên thống kê chính trị tiểu đoàn đã đưa cho tôi một quả lựu đạn mỏ vịt nhãn hiệu 【US】 của Mỹ.

Quả lựu đạn ấy luôn luôn ở bên tôi cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Nó chưa phải dùng đến tuy đã một lần rút chốt khi bộ phận của tôi bị bọn giặc đuổi theo sát sau lưng ở thung lũng Táp Lá, Thông Nông.

Gần sáng ngày 18-2, Thượng úy Hoàng Quốc Doanh, chính trị viên tiểu đoàn đến chỗ tổ đài vô tuyến ở cửa hang phụ hỏi:

" Máy vô tuyến điện chuyển về đây có đảm bảo liên lạc với các hướng có ổn không?"

Tôi đáp:

" Báo cáo thủ trưởng! Máy đặt ở trên cao lưng chừng núi thế này liên lạc rất tốt, thông suốt ạ ! "

Chính trị viên Doanh có vẻ yên tâm. Trước khi quay trở lại trong hang anh còn căn dặn tôi thêm:

" Mày phải hết sức cố gắng hết để đảm bảo mạng liên lạc bằng vô tuyến điện nhé! Mất liên lạc lúc này là mất chốt, là thất bại đấy, hiểu không?"

" Vâng ạ! Em sẽ cố gắng…"

Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh trở vào trong hang. Hầu như suốt đêm các cán bộ chỉ huy tiểu đoàn không ngủ bàn phương án chiến đấu cho ngày hôm sau và thay nhau đi kiểm tra việc chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị.

Tiểu đoàn phó Nguyễn Quang Cương và chính trị viên phó tiểu đoàn Bùi Đức Hòe đã trực tiếp xuống các điểm chốt chỉ huy chiến đấu. Tôi ôm súng gục đầu lên ba lô cố chợp mắt lấy một lát nhưng không tài nào ngủ được.

Gần sáng, trời càng lạnh. Gió thổi qua hang ù ù. Tôi chui ra ngoài cửa hang phụ trèo lên một mỏm đá nhìn lên hướng biên giới. Phía cửa khẩu Bình Mãng, tiếng đạn pháo của địch chốc chốc lại gầm lên, tiếng động cơ xe cơ giới của chúng gầm rú vọng về rất rõ.

Sắp sáng rồi. Ngày chiến đấu ác liệt thứ hai lại sắp bắt đầu. Chắc toàn tiểu đoàn lúc này có nhiều người cũng không ngủ như tôi. Một chùm đạn pháo từ phía bên kia biên giới bắn sang rơi xuống thị trấn Sóc Giang và mỏm núi hang huyện ủy.

Những tảng đá to trên đỉnh núi trúng đạn pháo lớn vỡ toác lăn xuống ầm ầm. Tôi vội lao ngay vào trong cửa hang vớ lấy tổ hợp máy vô tuyến chụp lên đầu. Các đơn vị bắt đầu báo cáo tình hình về ban chỉ huy tiểu đoàn…

Tờ mờ sáng 18-2, bọn địch lại bắt đầu tổ chức tấn công lên trận địa chốt của Đại đội 11. Quyền đại đội trưởng, thiếu úy Trần Hữu Hoàn chỉ huy đơn vị chiến đấu kiên quyết bảo vệ trận địa, đẩy lùi các đợt tấn công của địch.

Việc thiếu úy Hoàn thay thế trung úy Tuân chỉ huy Đại đội 11 giúp các cán bộ, chiến sĩ thấy vững tin, yên tâm hơn.

Ngay từ tối hôm trước lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn qua thông tin vô tuyến điện đã đề nghị trung đoàn cách chức đại đội trưởng Đại đội 11 của trung úy Tuân nhưng trung đoàn không đồng ý.

Đến gần sáng ngày 18-2 thì liên lạc qua vô tuyến điện với trung đoàn không thực hiện được nữa.

Chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh sau khi trao đổi với tiểu đoàn trưởng đã quyết định điều động trung úy Tuân về cơ quan tiểu đoàn bộ và giao cho thiếu úy Trần Hữu Hoàn quyền chỉ huy Đại đội 11 chiến đấu bảo vệ chốt.

(Trước tết Canh Tý- 2020 Đại tá Hoàng Quốc Doanh, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3 ngày ấy mới nói lại cho tôi biết. Thiếu úy Trần Hữu Hoàn sau này là Thiếu tướng, Tham mưu phó Quân khu 1, hiện anh đã nghỉ hưu và sinh sống tại thành phố Cao Bằng).

Ngày 18-2, rút kinh nghiệm ngày đầu tiên, bọn địch tổ chức tấn công liên tục vào các điểm chốt của Đại đội 11. Một ngày, các cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 và trung đội 3 của Đại đội 10 lên tăng cường phải gồng mình đương đầu với 8 đợt tấn công của bọn địch.

Bọn bành trướng Trung Quốc ỷ vào lợi thế quân đông và hỏa lực mạnh tạo sức ép liên tục để phá vỡ tuyến phòng ngự của ta. Đại đội 11 bị thiệt hai nặng. Đến chiều, chỉ huy Đại đội 11 báo cáo về chốt cây đa thứ nhất lại lọt vào tay quân thù.

Chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 11 kiên quyết chiến đấu giữ vững chốt cây đa thứ hai, ngăn chặn không cho địch phát triển xuống thị trấn Sóc Giang. Đến tối, bọn địch ngừng tấn công cụm lại ở chốt cây đa thứ nhất.

Đại đội 11 báo cáo:

“Ta tiêu diệt khoảng 150 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng của chúng. Trung đội trưởng Lê Hồng Giang chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt được một chiếc xe tăng quân địch. Bảy đồng chí hy sinh, trong đó có chính trị viên phó Nguyễn Mộng Lân, đại đội phó Diệp Văn Năm”.