Chương 1: Mở đầu

Muội-Hoàng Ngọc Dao chỉ là người ghi lại truyện này bằng văn tự mà thôi.

...........

Đứng đều lên gông xích ta đập tan

Từ bao lâu ta nuốt căm hờn

Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng

...........

Cao Bằng đầu năm 1979 .

Trọng Bảo Cựu chiến binh tiểu đoàn 3 trung đoàn 246. Kể rằng.

............

~ Prologue ~ lời dẫn chuyện

bà Nguyễn Thị Bình nguyên phó chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói rằng :

Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù. Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử.

Một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc, dẫu vậy nó vẫn là lịch sử. Vậy nhắc lại lịch sử, cũng là để đời sau biết những gì đã xảy ra trên đất nước mình.

Khi xảy ra chiến tranh biên giới tháng 2/1919. Trọng Bảo là chiến sĩ thông tin thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 246, đơn vị trấn giữ tại cửa khẩu Sóc Giang Hà Quảng nơi có địa danh lịch sử Pác Bó .

Là một trong những hướng tấn công chủ yếu của quân Trung Quốc. Anh đã ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe 1 cách chân thực sinh động.

Bài viết từng được đăng trên tầm nhìn vào dịp bốn mươi hai năm chiến tranh biên giới 17/2/1979. ~ 2021.

..............

【Cao Bằng】

Đầu năm 1979, chúng tôi lại hành quân ra trận. Vậy là đã hơn 40 năm rồi, mỗi tháng 2 về trong tôi lại dâng lên biết bao cảm xúc.

Tôi không bao giờ quên tháng 2 năm ấy, năm 1979 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, do quân xâm lược bành trướng Trung Quốc gây ra.

Không quên những cảm xúc hành động của mình, trong ngày đầu tiên cuộc chiến khi tiểu đoàn 3 trung đoàn 246.

Chúng tôi đang ở sát ngay cửa khẩu Bình Mãng, Hà Quảng Cao Bằng. Ngày chiến tranh đầu tiên ấy, có nhiều đồng đội bạn bè của tôi đã ngã xuống.

Họ đã mãi mãi giữ lại cho mình, tuổi 20 trẻ trung bất tử. Tôi không thể quên ngày 20/2/1979 giữa vòng vây trùng điệp của quân thù...

Giữa thị trấn Sóc Giang, chúng tôi đã chiến đấu kiên cường để chặn đứng quân thù. Để Chiến Thắng và để Sống Sót.

Trận đánh ngày hôm ấy, tiểu đoàn 3 chúng tôi chịu nhiều tổn thất, nhưng đã giành được chiến thắng vẻ vang. Bẻ gẫy nhiều đợt tấn công ác liệt của quân xâm lược.

.................

Tháng 2 trong tôi, còn là những ngày rút lui trên dãy núi đá cao giữa hai huyện Hà Quảng và Thông Nông.

Với những ngày hành quân leo dốc đến kiệt sức, đói khát và bị quân thù truy kích ráo riết .

Nhớ cái cảm giác bơ vơ bi quan, khi vượt vòng vây xuất hiện ở Thông Nông, bị địch cắt đuôi thất lạc khỏi đội hình đơn vị.

Nhìn lại xung quanh mình chỉ còn vài ba chiến sĩ quần áo tả tơi súng hết đạn, ba lô không còn lương thực.

Có người bị thương còn băng quấn kín đầu . Nhớ những ngày chiến đấu, chia sẻ gian lao cùng anh em dân quân ở thung lũng Táp Lá Thông Nông.

Phải uống bát nước pha thuốc phiện, để chữa bệnh trên đường tìm về đơn vị, thời gian vẫn trôi nhưng....

.

.

.

Nhưng mỗi độ tháng 2 kí ức trong tôi lại sống dậy những kỷ niệm chiến tranh mãi không bao giờ quên ấy.

Cuối năm 1978 chúng tôi có mặt ở Cao Bằng , trung đoàn 246 được lệnh buông cuốc xẻng dụng cụ lao động, nhận vũ khí chiến đấu. Lật cánh từ Hà Giang sang hướng Cao Bằng.

Lên đến Cao Bằng, chúng tôi đóng quân ở xã Đức Long huyện Hòa An tôi ở nhà ông Ngô Ngàn. Đai tá tỉnh đội phó, tỉnh đội Cao Bằng.

Ngôi nhà của ông được làm theo phong cách truyền thống của người Tày Nùng, ở đây chúng tôi đóng quân có dòng suối trong chảy từ ngọn nguồn Pác Bó.

Trên vách nhà tôi thấy cái khung kính có một tờ quyết định, do Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ký phong quân hàm thiếu úy cho ông Ngô Ngàn.

Tờ quyết định to và trang trí y hệt một tấm bằng huân huy chương. Hôm sau về thăm. nhà gặp chúng tôi ông Ngô Ngàn vui vẻ bắt tay.

Hỏi thăm gia cảnh quê quán, nhưng rồi tôi nhận thấy nét mặt ông chợt buồn. Là 1 người chỉ huy, có lẽ ông không mong muốn chúng tôi phải lên Cao Bằng, quê hương ông trong 1 tình huống như thế.

Ông bảo gia đình làm một bữa cơm thịnh soạn để chiêu đãi cánh lính chúng tôi.

Lần đầu tiên, tôi được biết đến vị ngon mùi của hạt dẻ Trùng Khánh hầm nhừ trong cái bát canh. Bữa cơm hôm ấy, thời gian ăn ở

Đức Long.

Theo chỉ thị của chỉ huy tiểu đoàn, chúng tôi khẩn trương củng cố biên chế của Trung đội thông tin.

Tiểu đoàn 3 tôi được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng tiểu đội vô tuyến.

Hà Trung Lợi người Mường quê Thanh Sơn Phú Thọ, là tiểu đội trưởng Hữu Tuyến.

Nguyễn Văn Đam quê xã Thủy huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc, là tiểu đội trưởng truyền đạt.

Chuẩn uý Phàm Hoa Mùi đi học ở quân đoàn về, làm Trung đội trưởng. Thực ra cả 4 chúng tôi vốn dĩ đều là lính của đại đội 17 thông tin Trung đoàn 246.

Ngày còn đóng quân ở Đại Từ Bắc Thái, thời gian làm kinh tế mở đường ở Hà Giang....