Chương 30: Gã thợ xây Tần Hoài

Na Lan cùng Tần Hoài nổi lên mặt nước, cảm thấy dễ chịu hơn mấy hôm trước nhiều. cô đã thích ứng với áp suất biển đổi khi lên xuống. Tần Hoài là một huấn luyện viên kiên nhẫn, còn cô là một học trò có năng khiếu. Thời gian trôi nhanh. Tần Hoài nói chỉ cần cô tập luyện thêm ít hôm nữa, sẽ đủ khả năng cùng anh ta đi lặn ở biển ven đảo Hải Nam. Đó là một

trong những bài tập anh ta năm nào cũng làm.

Cả hai bước trong màn đêm đen kịt, trở về biệt thự của Tần Hoài. Xung quanh họ là sự tĩnh mịch gần như nguyên sơ. Kể từ buổi tối khai thác được mọi nỗi đau thương của Tần Hoài, cô nhận lời giúp anh ta quan sát xem có nhiều người đến lặn tìm kho báu không. Bước thứ nhất đương nhiên là phải tập lặn cho thành thạo. Tần Hoài nói, hai năm nay đã rất ít người đến tìm kho báu. Nhiều người đến tìm nhưng công cốc đều nói một giọng như nhau, nên ngày càng ít người ít tin câu chuyện Bá Nhan giấu của.

Không hiểu tại sao trong cái đêm êm đềm như thế này Na Lan lại cảm thấy bất an. Cô nhận ra mình gần như đã quen với cuộc sống này; ban ngày đọc sách, ngủ, dẫn Tần Mạt đi dạo trong căn gác nhỏ, trò chuyện

với cô ta nhưng Tần Mạt chỉ im lặng, cô độc thoại "về Na Lan", buổi tối thì đi bơi. Ngày nào cô cũng gọi điện về nói chuyện với mẹ, tư vấn tâm lý cho bà. Và cũng gọi điện cho Đào Tử để nghe cô ta luôn mồm kêu khổ vì "phòng không, gối chiếc".

"Anh có cho rằng kẻ muốn gây rắc rối cho tôi và kẻ muốn gây rắc rối cho anh đang nấp trong bóng tối theo dõi chúng ta không?" Na Lan khẽ hỏi Tần Hoài.

"Cứ cho là có. Nhưng ít ra tôi cũng chưa nhìn thấy. Xung quanh nhà tôi bố trí camera nhìn đêm, trước khi ra khỏi nhà, tôi đều quan sát một lượt. Tôi biết rất rõ địa hình xung quanh nhà mình, khó mà có ai lọt qua được mắt tôi, giả sử có kẽ đang theo dõi thì cũng phải nấp ở chỗ rất xa."

Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy hôm nữa sẽ đến ngày khai giảng, Na Lan có phần sốt ruột. Cũng may, cô đã lên kế hoạch cho những ngày này rồi.

Cho nên hôm sau, khi hai người đang ngồi ăn sáng, Na Lan nói: "Tôi cảm thấy anh nên đi du lịch một chuyến."

Tần Hoài đờ người ra: "Cô đi cùng tôi được không?".

Na Lan biết anh ta chỉ nói đùa chứ không giả vờ sắm vai đa tình ghẹo gái như hồi trước. Cô mỉm cười, lấy ra tờ giấy in ngày giờ tàu chạy mà Ninh Vũ Hân để lại ở văn phòng.

"Chuyến tàu nhanh Giang Kinh chạy thẳng Trùng Khánh, 18 giờ 34 phút chuyển bánh, anh..." Cô ngẩng nhìn đồng hồ trên lò vi sóng. "Còn khoảng bảy tiếng để thu xếp hành lý, qua hồ, đi tắc-xi, vào hà ga. Tôi đã nhẩm tính thời gian hộ anh rồi."

"Có nghĩa là cô đã đặt vé hộ tôi?"

"16 giờ anh đến cổng Đại học Giang Kinh sẽ có người đẹp đưa vé cho."

"Đào Tử à?"

"Anh nên cầm theo bút mà ký tên. Đào Tử không phải 'fan tình' gì cả nhưng cũng hâm mộ các ngôi sao."

"Cô đang bày trò ú tim gì vậy?"

Na Lan lại chìa ra một mảnh giấy, nói: "Anh còn nhớ vụ án năm xác chết có một nạn nhân tên là Lý Viễn Hâm chứ?" Tần Hoài gật đầu. Cô nói tiếp: "Trong ghi chép của anh, khi còn sống, anh ta làm công nhân ở công ty xây dựng Kiện Lực Bảo, thợ cùng làm một nơi phần nhiều đều là đồng hương với nhau." Tần Hoài lại gật đầu. Na Lan: "Coi như chúng ta gặp may; giám đốc công ty Kiện Lực Bảo vốn là một cai thầu, anh ta cũng là đồng hương của họ, về sau phất lên. Vị giám đốc này càng ngày càng giỏi giang, hiện đã có trong tay hơn ba trăm thợ, Tôi không hiểu mấy về nghề xây dựng nhưng đoán rằng vẫn còn vài bạn cũ của Lý Viễn Hâm đang làm ở Kiện Lực Bảo."

"Họ đang ở Trùng Khánh à?"

"Họ tham gia một công trình lớn, xậy dựng hai tiểu

khu gồm 21 tòa nhà cao tầng. Những tư liệu này tôi đọc thấy trên mạng."

"Ý cô là bảo tôi đi phỏng vấn các bạn thân của Lý Viễn Hâm ngày trước?"

"Không đơn giản là phỏng vấn. Trước kia anh nói chuyện điện thoại với họ, có thu được nhiều thông tin không?" Na Lan cảm thấy cách nói của mình như đang giảng bài cho học trò.

Tần Hoài đã hiểu ra, gật đầu nói: "Rõ rồi, cô muốn đến gặp trực tiếp để bá vai tâm sự cởi mở với họ."

Na Lan cười: " Anh soi gương ngắm mình xem, anh cho rằng họ có thể bá vai tâm sự với anh không?".

Tần Hoài dựng lòng bàn tay lên, nói: "Cô giáo trêu tôi đủ rồi đấy, cô cứ trực tiếp bố trí bài tập cho tôi đi!".

Na Lan nói: "Mấy hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục bàn bạc theo hướng hôm nọ xem sao. Chuyện bất hạnh của Vũ Hân và Diệc Tuệ đều có liên quan đến vụ án năm xác chết, đúng không? Việc Vũ Hân trước khi chết hẹn tôi đến gặp nói chuyện, có liên quan gì không? Nếu có liên quan đến Diệc Tuệ mất tích thì chắc cô ấy phải nói với anh rồi, chứu không cần cho tôi biết gián tiếp. Cho nên tôi đã nghĩ kỹ, thấy đúng là có liên quan đến vụ án năm xác chết. Vì anh luôn phản đối Vũ Hân đi sâu tìm hiểu, nên cô ấy không nói với anh, chỉ muốn cho tôi biết một đầu mối quan trọng nào đó, muốn tôi – một cô gái ngờ nghệch, không bị anh ghét – sẽ tiếp tục điều tra vụ án năm xác chết. Tiếc rằng hiện nay chúng ta không thể biết đầu mối mà Vũ Hân định nói với tôi là gì. Chúng ta chỉ còn cách tự mình điều tra phát hiện."

"Tại sao ta phải bắt đầu với những người quen của Lý Viễn Hâm?"

"Tôi nói thật, những người bạn thân cùng đi làm công với anh ta là đối tượng duy nhất mà tôi tin chắc anh có thể tìm ra và tiếp xúc. Còn hai cao thủ bơi lặn Trảm Quân và Tịch Đồng, tôi đã gặp bạn gái ngày trước của Trảm Quân, cô ấy cũng đã tìm hiểu nhưng không có kết quả. Còn Tịch Đồng, anh ghi chép rất ít về anh ta, hình như anh ta không mấy chan hòa với xung quanh, hai người bạn anh ta mà anh từng gặp cũng không thấy đâu nữa. Cho nên Lý Viễn Hâm là hướng đột phá duy nhất. Sẽ đột phá ra sao, còn tùy vào sự tận tâm dốc sức của văn sĩ viết truyện kinh dị là anh."

Tần Hoài mỉm cười, nụ cười đầy cám dỗ các cô gái trẻ: "Đột phá ra sao à? Tôi có cảm giác cô đã nghĩ hộ tôi cả rồi!".

"Tôi nói ra, cấm anh cười."

"Được, tôi cố nhịn."

"Tôi muốn anh đến công trình xây dựng của Kiện Lực Bảo làm công, hòa nhập vói các bạn của Lý Viễn Hâm. Vì nếu một

người lạ như anh gọi điện đến xin phỏng vấn họ về một đề tài nhạy cảm liên quan đến người đã chết, thì họ sẽ có rất nhiều điều không nói ra vì sợ bị phiền hà, kể cả cảnh sát họ cũng không cho biết. Cho nên chỉ còn cách anh phải gắn bó, kết thân với họ, thì tự nhiên họ sẽ thổ lộ những lời tâm tình vốn dĩ khó nói."

"Cô bảo tôi đi làm một đảng viên hoạt động bí mật à?" Anh ta nghĩ ngợi một hồi, có vẻ lưỡng lự.

Na Lan: "Anh yên tâm, tôi sẽ chăm sóc Tần Mạt. Quân Quân đã báo tôi một vài bí quyết, tôi cũng sẽ vận dụng một số tri thức nghiệp vụ nữa để giúp em gái anh."

"Đây chính là điều tôi đang định nói." Tần Hoài nhìn Na Lan bằng ánh mắt có nét u buồn.

Na Lan nhỏ nhẹ: "Tôi đảm bảo sẽ tự chăm sóc được mình."

Tần Hoài vốn có sức chịu đựng hơn phần lớn nam giới, nhưng chuyến xe lửa đường dài này vẫn làm anh ngán ngẩm, không ngớt oán trách tại sao Giang Kinh – Trùng Khánh lại không có tàu cao tốc. Trước khi đi, anh hỏi Na Lan tại sao không thể đi máy bay, cô nói đi xe lửa thì chậm một chút những sẽ có thời gian để anh tiêu hao bớt vẻ ngoài ẻo lả. Anh cúi nhìn đôi tay thô nháp vì dãi dầu nắng mưa, bơi lặn và trèo hẻm đá ghềnh ven đảo, anh hiểu rằng Na Lan nói "ẻo lả" chỉ là nói đùa.

Tiếp xúc càng lâu, Tần Hoài càng thấy hiểu biết của mình về Na Lan là chưa đủ. Người đẹp hơi băng giá lúc ban đầu, thực ra lại rất hài hước, hóm hỉnh tinh nhanh. Giống Diệc Tuệ.

Anh khẽ thở dài.

Tối hôm nọ sau khi bị Na Lan khám phá ra mọi bí mật, Tần Hoài cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều. Bí mật là thứ vô hình nhưng lại nặng nề như Thái sơn. Sau khi Diệc Tuệ mất tích, anh thề sẽ khép chặt tâm hồm, phong tỏa mọi tình cảm, chỉ thả hồn ngao du muôn nẻo trong tiểu thuyết, bề ngoài tỏ ra là một gã trai lơ phóng đãng với tai tiếng cực xấu để không một cô gái nào dám tiếp cận nữa. Đương nhiên tác dụng phu của nó cũng thật đáng sợ, từng có tin những "fan tình" sang đảo tìm anh chỉ vì một đêm cuồng daih, nhưng họ suýt nữa ngồi ngoài cửa mà hưởng cuồng phong.

Sợ nhất là gặp phải những tấm lòng vàng. Trước tiên là Ninh Vũ Hân, sau đó là Na Lan, chẳng rõ lâu nay mà năm nào mà họ cứ theo nhau tìm đến. Vũ Hân không phát hiện ra hang động bí mật kỷ niệm Diệc Tuệ nhưng chỉ sau vài tháng cô ấy đã nhận ra nỗi đau sâu kín và vẻ ngoài giả tạo trước mọi người của Tần Hoài. Cô yêu Tần Hoài nhưng không gian lòng anh vẫn chưa đủ rộng để đón nhận tình cảm mới. Thế là Vũ Hân ra đi, và đã đi rất xa.

Hiện giờ Na Lan thế nào? Mình sẽ thế nào với cô ấy? Anh bỗng nhiên nhận

ra rất lâu rồi mình không bối rối như bây giờ.

Tần Hoài tìm đến công trường mà công ty Kiện Lực Bảo đang thi công, lúc này mới hơn 2 giờ chiều mà công trường không một bóng người. Anh không ngạc nhiên, vì nhiệt độ ngoài trời Trùng Khánh hôm nay ngất ngưởng 40 độ, nếu họ làm việc thì chẳng khác nào một thứ giáo trình phản diện về dự phòng cảm nắng. Đeo chiếc va-li nhếch nhác mà Na Lan cố tình bố trí cho, anh đi quanh công trường một vòng, cuối cùng nhìn thấy một ông già đang ngồi trong lều tranh hóng mát. Ngày trước Tần Hoài từng thấy những cái lều tương tự ở nông thôn, cực đơn giản, dựng hơi cao, nếu xung quanh thoáng đãng thì nó có thể vừa đón giá lại vừa che nắng.

Thấy ông già lim dim mắt như đang lơ mơ ngủ, anh do dự không dám gọi.

"Tìm ai à?" Ông già hỏi, mắt vẫn lim dim.

Tần Hoài nói: "Xin lỗi đã làm bác tỉnh giấc. Cháu là Tần Hoài, đang muốn tìm việc làm."

Ông già mở mắt nhìn Tần Hoài từ đầu đến chân khiến Tần Hoài vốn tự tin mà cũng cảm thấy hơi bất an. Lẽ nào ôgn ta có cặp mắt phù thủy, nhận ra vẻ "ẻo lả" của mình?

"Xuống dưới kia mà gặp ban nhân lực."

Tần Hoài ngớ ra không hiểu: "Dưới kia?"

Ông già phì cười, chỉ về phía không xa có cái cửa nhỏ một nửa nhô lên mặt đất, nói: "Trời nóng, họ đều nấp dưới đó cho mát. Tôi sợ hơi đất bám vào người nên mới ở ngoài này."

Tần Hoài nhìn cái cửa ấy, thấy cũng hay hay, nói: "Chui xuống đất để tránh cái nóng, thật là khôn ngoan. Lại triệt để lợi dụng được nhận tố địa lý của vùng đất kề bên núi nữa."

Ông già nhíu mày: "Anh đến tìm việc làm thật không?"

"Thật ạ." Tần Hoài biết mình đã nói năng không đúng cách, hơi bị "lộ vở".

"Chìa tay ra tôi xem. Nói đi, anh có thể làm việc gì?"

Tần Hoài chìa tay cho ông già nhìn, nói rất tự tin: "Trước đây cháu đánh cá, chèo thuyền trên sông khá lâu, chưa làm công trưởng xây dựng bao giờ nhưng cháu có sức vóc, học việc cũng khá nhanh..."

Anh nhanh chóng nhận ra rằng chỉ cần mình không đòi trả lương cao thì rất dễ được nhận vào làm.

Và đặc biệt là ông già này chính là giám đốc công ty xây dựng Kiện Lực Bảo.

Công trường đang có hơn trăm công nhân đang làm việc, chủ yếu là thi công mặt nền, san phẳng hoặc đào sâu, đổ móng bê-tông, lắp đặt giàn giáo... Tần Hoài muốn mấy chén trà đắng, ăn vài bát chè đậu xanh, ngay chiều hôm đó anh bắt đầu theo một ngừoi thợ cả và làm việc luôn.

/>

Người thợ cả này tên là Lý Dũng Hoa, tuổi mới chỉ ngoài 30, gầy gò nhưng sức khỏe rất tốt, khiến Tần Hoài là người quanh năm rèn luyện thân thể cũng phải kính nể. Anh chân thành nói: "Chắc anh đã làm lâu năm rồi, nên làm việc gì cũng dễ dàng nhẹ nhõm."

Lý Dũng Hoa "Thế hả?" rồi lại nói: "Đã làm vài năm và cũng có chút mẹo mực. Làm nghề này thật không dễ, tôi lúc đầu hàng ngày làm từ sáng đến tối, cứ như sắp chết đến nơi, nay đã quen. Tuy quen việc rồi nhưng vẫn mắc một số lỗi nho nhỏ."

Tần Hoài nhận ra giọng anh ta giống giọng cụ già lúc nãy, bèn hòi: "Anh người ở đâu?".

"Người Hồ Bắc, Ngạc Châu... anh có nghe nói đến hồ Lương Tử không?"

Tần Hoài thầm nghĩ "Quá hay", mình làm bài tập của Na Lan rất khá, trong đám thợ xây quả nhiên có đồng hương của Lý Viễn Hâm. Anh nói: "Có! Tôi có nghe nói."

"Bọn tôi đều là dân Chiểu Sơn, chắc anh chưa nghe nói... ông chủ của chúng ta cũng là người Chiểu Sơn? Thợ làm ở đội này vốn toàn là dân Chiểu Sơn nhưng nay chỉ còn ít thôi. Chúng tôi ra muộn. Một số người cùng ông ấy ra từ đầu, nay đã làm đội trưởng."

Tần Hoài nhận ra cơ hội tốt, bèn hỏi: "Chỉ còn ít? Họ đi đâu rồi?"

"Một vài anh thạo nghề nên cũng bắt đầu đi làm cai thầu. Một số không trụ nổi thì chuyển nghề khác, sơn vôi nhà cửa, hoặc làm ở quán ăn. Có một số..." Anh ta hơi ngập ngừng, do dự." Phần lớn anh em thợ xây dựng vẫn còn ở lại. Ông chủ nể tình đồng hương, đối xử với bọn tôi rất tốt, chứ không như một số ông chủ khác ở bên ngoài, tệ lắm."

Tần Hoài định hỏi ngay về chuyện Lý Viễn Hâm, nhưng anh nhận ra làm thế là rất "không chuyện nghiệp", và dễ ảnh hưởng đến việc nghe ngóng sau này nữa.

Vào những ngày cực nóng, công trường làm việc từ 6 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 4 giờ đến 8 giờ. Hết giờ làm, họ ăn ngay trên công trường. Cơm xong, Tần Hoài kéo Lý Dũng Hoa và ba anh đồng hương nữa ra quán gần đó uống rượu và ăn thêm.

Ba người thợ bạn với Lý Dũng Hoa cũng mang họ Lý, khiến Tần Hoài chú ý.

"Có lẽ công trường này chỉ có mình tôi không phải họ Lý?" Tần Hoài cười, hỏi.

Dũng Hoa nói: "Đâu phải thế..."

Người thợ có tên là Lý Gia Quân cười nói: "Đương nhiên không phải, vì ngoài anh ra còn có hai người nữa, một người họ Mộc, một người họ Tử."

Mọi người đều hiểu ý nên phì cười (1). Dũng Hoa thât thà nói: "Hiện nay họ Lý là thiểu số rồi. Không như lúc đầu bảy phần mười là họ Lý. Ở vùng bên cạnh quê tôi, họ Lý là họ lớn.

Một anh khác nói: "Nói như đúng rồi. Họ Lý là họ lớn trong cả nước."

"Cố nói lấy được!" Dũng Hoa lừ mắt nhìn anh ta. "Ở quê tôi thì không phải thế, nhà này với nhà kia ít nhiều đều có quan hệ họ hàng, họ Lý chiếm ưu thế tuyệt đối."

Tần Hoài rót rượu cho từng người, anh biết sớm muộn gì tự nhiên sẽ phải đề cập đến Lý Viễn Hâm.

Vậy là sau bữa nhậu đã có được một chút thu hoạch: Lý Viễn Hâm vẫn còn vài anh bank chí thân đang làm ở đây, hai trong số đó Tần Hoài hồi trước đã từng gọi điện tim hiểu nhưng không có được mấy thông tin. Dịp này sẽ thử lại lần nữa.

Chú thích:

(1): Trong tiếng Trung Quốc, chữ "Mộc" ghép với chữ "Tử" ra chữ "Lý". Ý nói "đều là họ Lý cả"