Chương 14: Ngôi mộ

Xe chạy đến thôn Cục Lý, trên đường xe cộ thưa thớt, Na Lan dặn anh lái xe giữ khoảng cách vừa phải với chiếc xe phía trước.

Quả nhiên chiếc Lincoln dừng lại bên đường, gần như đúng vào vị trí mà lúc chiều nay nó đỗ. Na Lan cũng bảo anh lái xe dừng lại từ rất xa, tắt đèn. Anh ta lấy làm lạ, Na Lan hứa sẽ bồi dưỡng thêm, anh ta bèn vui vẻ chiều khách.

Có ba người bước ra khỏi chiếc Lincoln tôi đi về phía khu mộ nhà họ Quảng. Chờ họ đi khuất hẳn, Na Lan mới trả tiền rồi xuống taxi.

Dưới ánh trăng, cô dễ dàng nhận ra ba bóng người kia. Họ đi không nhanh mấy nhưng cũng không chậm. Một trong số đó rất dễ nhận biết, người vai rộng tùy tùng của ông Đặng Kỳ Xương, vai đang vác thứ gì đó, nên trông người càng thêm to đậm như con mãnh thú ở chốn hoang dã. Hai người kia thì khó biết nhưng quan sát cách đi thì có thể khẳng định không có ai là ông Đặng Kỳ Xương chân tập tễnh.

Cả ba lầm lũi đi, hình như họ không muốn phá vỡ cảnh tĩnh mịch xung quanh. Na Lan nhận ta rằng lúc vừa xuống xe còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, lúc này gần đến khu mộ thì lại im ắng, hình như chúng không muốn đánh thức những người đang nằm dưới mộ. Na Lan gắng bước đi trùng với nhịp chân của đám người kia, không gây ra tiếng động lạ. May sao, suốt quảng đường cho đến cái cổng chào "Quảng thị ấm thổ", họ không một lần ngoái lại nhìn.

Tại sao họ vào khu mộ lúc khuya khoắt này?

Tại sao họ dừng lại trước ngôi mộ kia?

Nhát xẻng phập xuống đã chứng thực điều Na Lan suy đoán. Họ đang đào mộ của Quảng Diệc Tuệ.

Tuy cô đoán một cách vô căn cứ, thậm chí chính cô cũng từng có ý nghĩ rồ dại ấy, nhưng lúc này nhìn cái xẻng hoạt động cô vẫn thấy rùng mình.

Không hiểu sao cô chợt nghĩ đến ông Quảng Cảnh Huy, nếu nhân vật đệ nhất Lĩnh Nam này biết mộ con gái mình bị ông bạn thân đào bới, chẳng rõ ông sẽ nghĩ gì?

Dưới ánh trăng, Na Lan nấp sau một cây đã, cô quan sát ba người kia. Gã tùy tùng đang ra sức đào đất, và vẫn im lặng như trước.

Hai người còn lại một béo một gầy, người gầy là người mà Na Lan trông hơi quen quen, người ấy lên tiếng, cô nhận ra ngay đó là Phàn Uyên.

"Về việc này, ông chủ chúng ta không biết hết chuyện, cũng không ủng hộ, cho nên cấm anh hé răng với bất cứ ai, kể cả người nhà nhà anh."

Gã béo nói: "Ông cũng biết rồi, vợ tôi mất năm ngoái. Tôi chỉ còn lại một thân một mình, chẳng có ai mà kể chuyện. Mặt khác, đâu phải tôi lần đâu làm cái việc này? Chắc các vũ đã nghe nói về tôi rồi." Nghe giọng nói, hình như gã cũng đã có tuổi, Na Lan đứng xa mà vẫn nghe thấy tiếng gã thở khá mạnh trong khi nói.

"Nhưng, rất có thể, bật nắp quan tài rồi vẫn chẳng có xác..."

"Điều đó đâu phải chưa từng xảy ra? Ngày trước bọn tôi cũng thường gặp phải khi làm các vụ án."

Nói câu ấy, chứng tỏ gã có kinh nghiệm chấp pháp, tại sao lại dính vào chuyện này nhỉ?

"Sếp Cù làm công an bao nhiêu năm rồi?"

"Tròn 35 năm. Ông Phàn chưa đọc blog và trang web của tôi à?"

Có vẻ như sếp Cù sẽ viết luôn địa chỉ trên mạng đưa cho Phàn Uyên.

Na Lan nhớ đến câu nói của Phàn Uyên: "...nên học cách lên mạng". Đúng thế, Phàn Uyên nói: "Xấu hổ quá, tôi chưa đọc, tôi quá lạc hậu, nên học cách lên mạng mới phải. Tuy nhiên sếp Cù đã nổi tiếng khắp nơi. Nghe nói vài bộ phim về đề tài công an đều lấy ông làm nguyên mẫu."

"Và không trả cát xê!" Giọng sếp Cù không có ý hài hước, mà là rất thật.

"Nếu không, sếp Cù đã chẳng phải lận đận ở Ma Cao!" Phàn Uyên cười. "Làn sau trước khi đi casio, sếp cứ báo cho tôi biết, tôi sẽ dặn bọn 'đàn em' ít nhất chúng nó không dám đóng băng tài khoan của ông."

Chắc "sếp Cù" là một trinh sát hình sự kỳ cựu nhưng về già thì đổ đốn, mất nết, mắc nợ cờ bạc rất nhiều nên đêm hôm mới phải đi làm thuê như thế này.

"Vậy xin nhờ ông! Tôi cũng hiểu, nếu để ông Quảng Cảnh Huy biết chuyện này thì chúng ta sẽ ê chề, khốn đốn hơn cả không có tiền mà đánh bạc." Lời sếp Cù ngụ ý bóng gió rằng "hai ta là một", giúp đỡ lẫn nhau là thượng sách.

Na Lan chột dạ: mình có nên lặng lẽ rút khỏi đây không?

Quay về Giang Kinh để bị tiếp tục theo dõi, truy sát hay sao?

Phàn Uyên cười khặc khặc, nói lảng sang chuyện khác: "Ông đã thấy nhiều bia mộ không đề ngày tháng chưa?"

"Thấy chưa nhiều. Ngôi mộ này tuy bia không ghi ngay tháng nhưng có thể nhận ra không phải là mới dựng ít hôm." Sếp Cù rọi đèn pin lên tấm bia.

Phần Uyên "Thế à?" và nhìn sếp Cù, tỏ ra rất muốn nghe giải thích.

"Mấy năm nay bia mộ thường dùng mẫu chữ và hoa văn lấy từ máy tính, rồi khắc bằng tia la-de, nhanh chóng và đỡ tốn tiền.

hưng Quảng Cảnh Huy không ưng cái thứ kỹ thuật mới ấy. Người kỹ tính và sành sỏi như ông ta thì phải thuê thợ khắc thủ công như xưa. Ông Phàn là người có kiến thức, chắc ông nhận ra thể chữ ở bia này chứ?"

Phàn Uyên chẳng thiết nhìn, nói luôn: "Là thể chữ Ngu, Ngu thế nam, thể chữ rất ít dùng."

"Cho nên tôi mới nói là người sành sỏi..."

"Ông chủ Quảng, con người cao nhã, chẳng phải là điều gì bí mật." Giọng Phàn Uyên có vẻ bất đắc dĩ.

"Đúng thế. Cả miền Lĩnh Nam chỉ có một người vừa viết vừa khắc được thể chữ Ngu, là Lý Tử Ôn. Chữ khắc trên bia này rất có hồn, tài chạm khắc mượt mà số một. Tôi dám chắc 100% là kiệt tác của Lý Tử Ôn."

Phàn Uyên hỏi: "Chẳng lẽ Lý Tử Ôn có để lại ký hiệu gì đó ám chỉ ngày tháng? Liệu có gì liên quan đến ngày tháng không?"

"Hai năm trước ông ta đã chết rồi."

Khu mộ lại im lìm như trước, chỉ còn tiếng xẻng xúc đất, gã vai rộng là người máy, là chiến binh ngoài hành tinh hay sao, gã vẫn đào đất không ngơi nghỉ.

Rồi Phàn Uyên lại mở miệng: "Ý ông nói là mộ này đắp ít nhất hai năm rồi?"

Vừa như câu hỏi vừa như kết luận.

Na Lan cảm thấy khó về tưởng tượng. Hai năm trước, Quảng Diệc Tuệ mất tích mới một năm, mà cha mẹ vốn rất đỗi yêu con gái đã vội lập bia kỷ niệm?

Phàn Uyên nói: "Sếp Cù thực là danh bất hư truyền, rất khâm phục sếp!"

Sếp Cù muốn khiêm tốn nhưng không làm được, ông ta nói: "Chuyện bé bằng con muỗi! Tôi đã bao năm hành nghề, nhận ra dễ ợt. Dù không đọc bia thì cũng có thể xem cây cỏ ở trước mộ mà đoán ra, nhưng sẽ mất thì giờ để phân tích."

Phàn Uyên nói: : Đã đến lúc cần phân tích rồi!"

Cả hai đều bước lên phía trước một bước, Na Lan đoán rằng dã vai rộng đã đào thấy vật gì đó quan trọng. Phàn Uyên nói: "Mở ra đi!"

Lẽ nào là quan tài?

Tất cả im lặng.

Sếp Cù ngồi xổm xuống, nhô đầu, rọi đèn pin LED, ánh sáng trắng lóa hắt xuống huyệt mộ.

Phàn Uyên lặng người, tay không ngớt day day huyệt thái dương rồi nói: "Xem ra, chúng ta đoán không sai, Quảng Diệc Tuệ đã chết thật rồi. Hoặc ít ra là ông Quảng đã khẳng định nên mới... mới cho đắp mộ chôn áo mỹ thế này. Rốt cuộc đã hiểu được mấy chứ "mộ thâ nhân viễn" là gì."

Sếp Cù nói: "Có một búp bê vải, một tệp giấy khen sinh viên ba tốt, một mũ bơi nữ. Ngôi mộ chôn vài vật kỷ niệm, gọi là y quan chủng. Người cho đắp mộ đương nhiên là ông Quảng Cảnh Huy, chắc ông ấy có đủ lý do để tin rằng Quảng Diệc Tuệ đã chết nên mới làm thế này."

Phàn Uyên lẩm bẩm: "Nhưng thi thể cô ta ở đâu? Tại sao ở đây chỉ đắp y quan chủng?"

Sếp Cù cười nhạt: "Đơn giản thôi: ông Quảng không muốn cho ai biết con gái mình đã chết, nên mới cho khắc bia kiểu bí ẩn và đắp y quan chủng."

Phàn Uyên bỗng quay đầu lại, nói to: "Tiểu thư Na Lan, đã nghe rõ chưa?"

Na Lan bị đưa lên xe Lincoln chở về khách sạn, dọc đường cô không nói một câu.

"Hình như cô không muốn biết tại sao chúng tôi phải thực hiện hạ sách là đào mộ kiểm tra này, tuy chỉ được một việc là xác nhận đó là y quan chủng?" Phàn Uyên gợi chuyện, vì muốn phá tan sự im lặng.

"Vốn dĩ chẳng liên quan gì đến tôi cả. Nhưng tôi cũng suy đoán được lý do."

"Thế ư?"

"Các vị muốn xác nhận Quảng Diệc Tuệ đã chết, như thế công tử Đặng Tiêu sẽ thật sự tắt lửa lòng. Tuy ông và ông Đặng không nói ra nhưng tôi nghĩ, hai năm nay Đặng Tiêu phiên bạt đó đây, chủ yếu là đi tìm Diệc Tuệ. Nếu biết chắc Diệc Tuệ đã chết thì anh ta sẽ nghĩ lại, từ bỏ ý định, rồi trở về Quảng Đông để kế tục nghiệp nhà cũng nên."

Phàn Uyên nói: "Cô Na Lan đúng là người trời!"

Na Lan: "Ông quá khen. Tôi chỉ là người bình thường, thậm chí khờ dại, nếu không tôi đã chẳng đi sâu vào cái chuyện thị phi này."

"Điều đáng sợ nhất là ta không biết rõ đâu đúng là sai."

"Mọi người đều có dự định, kết cả tôi."

"Cô chẳng qua chỉ muốn thoát khỏi mối nguy hiểm bỗng dưng chuốc lấy, chúng tôi không nhầm đâu. Hiện cô làm việc ở đâu?"

Na Lan hiểu rằng, một buổi chiều là quá đủ để Phàn Uyên điều tra rõ về cô vốn chẳng có gì phức tạp, chắc lúc này ông ta giả vờ ngu ngơ, nên cô chiều ý luôn: "Tôi vừa tốt nghiệp đại học, chuẩn bị đi làm nghiên cứu sinh."

"Nếu cô có hứng thú với miền nam, thì tập đoàn Đặng Thị vốn chuộng nhân tài, sẽ dành cho cô một vị trí thích hợp. Cô muốn làm nghiên cứu sinh thì sau này vẫn có thể tiếp tục. Cô là người tài hiếm có. Tôi chưa bao giờ gặp một cô gái xuất sắc như thế này đến dự 'phỏng vấn'."

Các người giữ được tôi tức là giữ được mọi bí mật. Na Lan cười: "Cảm ơn ông trọng thị, tôi không dám để cho thầy giáo hướng dẫn tôi phải bực mình. Nhưng tôi xin hứa sẽ quên sạch nhưng gì hôm nay mắt thấy tai nghe."

Phàn Uyên thở dài, có ý tiếc nuối, và chìa tấm danh thiếp: "Thật đáng tiếc, nhưng nếu cô thay đổi ý kiến thì cứ liên hệ với tôi bất cứ lúc nào."

Cô nói cảm ơn, rồi im lặng. Cô có cảm giác chuyến đi Lĩnh Nam này là một sai lầm.

"Na Lan, tôi vừa là thầy vừa là bạn cô, tôi khuyên cô hay ngừng điều tra chuyện đó!" Ba Du Sinh khẩn khoản trả lời điện thoại của Na Lan.

"Nhưng nếu em không điều tra cho rõ thì em sẽ vẫn bị người ta theo dõi thậm chí muốn lấy mạng em."

"Tôi sẽ cử người bảo vệ, vì cô là người phát hiện ra thi thể Ninh Vũ Hân, đương nhiên sẽ được cảnh sát bảo vệ đặc biệt."

"Nhưng sẽ tiếp diễn như thế trong bao lâu? Và dù em được bảo vệ nhưng kẻ kia vẫn giữ thế chủ động và bí mật, coi chừng cảnh sát sẽ bỏ mạng cũng nên." Na Lan nhớ đến cú chạm trán trong khu nhà ở trường cấp III, kẻ truy sát cô là một tay chuyên nghiệp.

"Nếu cô còn làm thế nữa thì sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm hơn. Cô phải tỏ ra có trách nhiệm với chúng tôi mới đúng."

Na Lan định nói: "Đọc báo, đủ thấy các anh rất bận rộn, hết xóa sổ xã hội đen lại đến giết người, cướp ngân hàng, rồi côn đồ cầm hung khí xông vào trường tiểu học... Các anh quá mệt mỏi để xử lý các vụ án liên tiếp xảy ra, dù anh không ngủ suốt ngày đêm thì cũng chưa chắc đã có sức xem sét vụ án Ninh Vũ Hân, anh còn thì giờ nào để đi tìm cô bạn gái mất tích chục năm nay?"

Nhưng cô chỉ nói: "Gần đây, với tư cách không chuyên, em phát hiện ra một vào tình hình đặc biệt." Rồi cô kể về ngôi y quan chủng của Quảng Diệc Tuệ.

Ba Du Sinh trầm ngâm một lát, nói: "Đó là một đầu mối không thể bỏ qua. Nó chứng tỏ ông Quảng Cảnh Huy ít nhiều cũng biết sự về vụ mất tích của con gái, và đó không thể là tin tốt lành gì. Nhưng cô kể chuyện này với tôi, cô không sợ ông Đặng Kỳ Xương trách cô bép xép à? Thậm chí ông Quảng Cảnh Huy sẽ..."

"Em có sợ. Ngay từ khi ở Giang Kinh em đã sợ, trước khi Ninh Vũ Hân bị sát hại em đã sợ, nên em phải hóa trang khuôn mặt, đến nỗi hiện giờ hễ soi gương thì lại choáng váng."

Ba Du Sinh thở dài: "Cô thật là..."

"Nếu chưa làm rõ vụ án Ninh Vũ Hân thì em không thể sống tự do thoải mái như bình thường được."

"Nếu tôi buộc cô phải chấp nhận được bảo vệ thì sao?"

"Thì anh sẽ hối không kịp! Em bắt đầu có cảm giác rằng bên trong còn quá nhiều điều phức tạp không sao tưởng tượng nổi. Em cứ nghĩ mình ở thế bị động và bí mật thì lại càng có ưu thế hơn."

Ba Du Sinh lại trầm ngâm một hồi rồi nói: "Tôi vẫn nghĩ mình là người cố chấp nhất trên đời..."

"Em mới là người như thế!" Na Lan cúi nhìn mảnh giấy trên bàn. "Nay mới biết mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng."

Những chứ viết trên mảnh giấy khiến cô cảm thấy mình là ếch ngồi đáy giếng, gồm: Quảng Cảnh Huy, Đặng Kỳ Xương, Đặng Tiêu, Phàn Uyên, Ninh Vũ Hân, Quảng Diệc Tuệ.

Cách ra một quảng, cuối cùng là hai chữ Tần Hoài.

Tần Hoài, không ngừng hại người, đương nhiên cũng là một kiểu cố chấp.