Truyền thuyết kể lại rằng, tại một ngôi làng nọ ven bìa rừng có một người đàn ông lớn tuổi chuyên đi bè đánh ca trên dòng sông cạnh mé rừng đó. Vào thời đó, hổ dữ hoành hành, chuyện mà người dân đi rừng, đi núi bị hổ vồ xé xác là chuyện như cơm bữa. Ông lão đánh cá đó ngày ngày đi bè trên sông, thấy cảnh tượng hổ vồ người đi rừng nhiều vô kể, và cũng đã không ít lần ông hét lớn ra hiểu cho người bị hại có thể thoát thân. Có lẽ ông lão này cũng đồng cảm với họ khi mà chính cha ông cũng là một nận nhân của hổ vồ. Nhờ có tiếng hô hoán lớn của ông lão báo hiệu hiểm nguy mà không ít người đã thoát khỏi bộ móng vuốt, hàm răng sắc nhọn của hổ. Người sống sót thì biết ơn ông rất nhiều, còn những con hổ kia thì như có lanh tánh, chúng nó nhận ra rằng chính ông lão là người đã ngăn chặn miếng mồi của chúng và cũng bắt đầu căm ghét ông lão. Vào một ngày nọ, ông lão lại đi bè dọc mé sông để đánh cá, nhưng ông nào có ngờ được rằng có một con hổ xám đang đứng trên vách đá dõi theo ông, con hổ xám này chính là con hổ đã bị ông cướp đi miếng mồi ngon bao lần. Con hổ xám này đứng từ trên cao, nó đưa cái đôi mắt giận dữ, thù hằn mà nhìn theo chiếc bè của ông lão. Đợi cho tới khi bè của ông lão trôi vào sát vách đá, bất ngờ con hổ xám này phi xuống nhẩy thẳng lên chiếc bè đó của ông. Chiếc bè được bện bởi nhiều thân tre lớn khi không bị vật nặng nhẩy lên thì khúc giữa bè, các thân tre bỗng bị tõe ra. Con hổ xám nhanh như chớp với chi trước tính vả chết ông lão.
Ông lão đã nhanh nhẹn bước lùi lại về phía đầu bè khiên cho con hổ xám không chỉ vồ chượt mà chi sau của nó bị thụt xuống giữa kẽ của hai thân tre. Con hổ này tính chồm người lên để vồ ông lão, thế nhưng mà khi nó vừa nhấc hai chi trước lên thì ngay lập tức 2 thân tre ở dưới kẹp chặt lại khiến con hổ xám này gầm lên đau đớn. Ông lão cứ đứng đó mà nhìn con hồ xám này cố vùng vẫy để rút chân khỏi hai thân tre đang kẹp chặt mà không được. Ông lão run rẩy rút con dao đi rừng bên hông ra và nhìn con hổ chằm chằm, con hổ này như linh tính được ý đồ của ông lão, nó càng vùng vẫy giữ tợn hơn nữa và nhe răng gầm gừ về phía ông lão. Cứ ngỡ rằng ông lão này sẽ cầm dao mà đâm chết con hổ, thế nhưng không, trong lòng ông bắt đầu xuất liện lòng trắc ẩn. Dẫu biết rằng con hổ xám này đã vồ chết rất nhiều người, và rất có thể trong đó có cả cha ông lão. Ông lão này cầm ngược lại con dao, thế rồi ông run rẩy từ từ tiến lại gần con hổ xám hơn mà nói:
- Ta nể tình ông trời có đức háo sanh. Hôm nay ta sẽ tha mạng cho ngươi, nhưng ta chỉ muốn người hãy đi nơi khác kiếm ăn, không được hại người nữa nghe chưa?
Con hổ xám này quả nhiên như có lanh tánh, ông lão vừa nói dứt câu tức thì nó im bặt hẳn, không còn gầm rú và vùng vẫy nữa mà đứng im như đợi ông lão. Ông lão này cũng như nhận ra con hổ này hiểu ý mình, ông cầm dao cúi xuống và cắt mấy đoạn dây bện thân tre phía chân con hổ xám. Dậy bện vừa cắt đứt thì ngay lập tức con hổ này rút được chi sau ra, nó phóng thẳng ngay lên mỏm đá. Thế nhưng trước khi chạy vô rừng, con hổ xám này quay đầu lại về phía ông lão, hai chi trước của nó co lại, hai chi sau thì thẳng tưng như thể ở tư thế cúi đầu để cảm tạ ơn cứu mạng của ông lão. Cũng kể từ đó mà ông lão không còn thấy bóng con hổ xám lai vãng quanh mé rừng này nữa.
Nhưng có lẽ số trời đã định, trong một lần quá đói ăn mà con hổ xám đã lần về mé rừng năm nào, và cái nạn nhân tiếp theo bị vồ lại chính là ông lão đáng thương trong một lần lên rừng kiếm củi. Chỉ khi vồ chết nạn nhân, hổ xám tính tha xác đi thì bất ngờ nó nhận ra cái gương mặt của ân nhân mình, con hổ xám hai mắt bỗng tuôn rơi hai hàng lệ, nó gầm lên một tiếng gầm ai oán rung chuyển cả núi rừng. Con hổ xám này tha xác của ông lão tới trước một ngôi chùa trên núi, nó cố xếp cho ông lão nằm ngay ngắn một bên, còn nó thì lại ở tư thế quỳ lạy bên cạnh trước cổng chùa. Lúc đầu sự trụ trì và các đệ tử không ai dám ra vì sợ hổ vồ, nhưng qua hai ba hôm con hổ vẫn đứng ở tư thế đó bên cạnh xác ông lão thì họ như hiểu ra được ý đồ của nó. Sau khi phải các đệ tử mang xác ông lão vào làm lễ cầu xiêu và chôn cất cẩn thận, vị sư trụ trì run rẩy tiến tới trước mặt con hổ xám vẫn đang quỳ lạy mà nói:
- Ta tin ngươi là con mãnh thú có linh tính, nay ta đã mang xác của bạn ngươi đi chôn cất tử tế. Ngươi có thể đi được rồi.
Vị sư này nói dứt câu thì ông ta ngỡ rằng con hổ xám sẽ đứng dậy bỏ đi, nhưng không, nó vẫn quỳ ở tư thế đó. Vị sự cúi người nhìn kĩ khuôn mặt con hổ, hai bên mắt nó vẫn tuôn rơi hai hàng lệ, vị sư trụ trì như hiểu ra, ông ta chấp tay lại nói:
- Mô phật, người chết không thể sống lại được. Ta hy vọng nhà ngươi không quá đau lòng.
Nói rồi vị sư trụ trì bước lại vào trong chùa. Cứ ngỡ rằng con hổ xám sớm muộn gì cũng bỏ đi, thế nhưng mà không, bao lâu sau mọi người vẫn thấy con hổ xám quỳ ở đó. Chỉ đên khi mà vị sư trụ trì đích thân mang nước ra cho nó thì ông ta mới nhận ra con hổ xám đã chết từ lâu rồi. Nó chết ở tư thế quỳ gối, chết mà hai mắt vẫn đẫm lệ. Quá cảm kích trước cái hình ảnh con hổ xám trọng tình nghĩa, vị sư trụ trì đã cùng đổ đệ làm lễ cầu siêu và đem chôn cất con hổ xám này như người. Bên cạnh đó sư trụ trì còn kể lại câu chuyện cảm kích cho người dân nghe, để họ góp công góp sức đúc một bức tượng hổ bước xuống các bậc cầu thang và đặt trong chùa, tựa như hình ảnh con hổ này đang đi xuống Âm Tào Địa Phủ để tìm lại ân nhân của nó mà tạ lỗi vậy.
Nếu nói rằng truyền thuyết trên là lời giải thích vì sao mà trước cổng chùa có những bức tượng khắc nổi vào tường hình ảnh một con hổ bước từ trên bậc thang đi xuống chính là hình ảnh con mãnh thú ngày nào đang xuống địa phủ tìm lại ân nhân mà ca ngợi tình nghĩa của con mãnh thú. Nhưng có lẽ truyền thuyết đó chỉ giải thích một phần nào cái hình ảnh và ý nghĩa của bức điêu khắc nổi, vậy khái niệm Quan Mãnh Dần, một vị quan dưới Âm Tào Địa Phủ chuyên cân công đếm nghiệp dưới chướng của Diêm Vương thì từ đâu mà ra? Khái niệm thờ hổ có lẽ các bạn cũng đã hiểu phần nào nhờ vào truyền thuyết ở trên. Nếu nói rằng phương tây ca ngợi hình ảnh con sư tử là chúa tể của muôn loài, nằm quyền sinh sát trong tay thì phương đông chúng ta, hay như là Chấu Á lại ca ngợi hổ, hoặc cọp là chúa tể của muôn loài. Chẳng trách vì thế mà có lẽ các bạn vẫn thường nghe tới cụm từ "ông cọp". Không chỉ dừng lại ở đó, tại một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malay và thậm chí là cả Việt Nam còn có tập tục thờ hổ. Nếu bạn nào mà đam mê tìm hiểu về phong tục tập quán của Việt Nam ta sẽ không lạ gì việc thờ ngũ hổ. Ngũ hổ là năm ông hổ đại diện cho năm phương bao gồm: hoàng hổ ở giữa gọi là trung phương, xích hổ là phương nam, lục hổ là phương đông, bạch hổ là phương tây và hắc hổ là phương bắc. Tương truyền Việt Nam ta có tất thể là ba ông mãnh hổ trị vì, một là hắc hổ, hoàng hổ, và xích hổ. Còn có một khái niệm nữa mà không ít người biết đến đó là mệnh lưỡng long, tam dần. Người mang mệnh tam dần là người được sinh ra vào ngày dần, tháng dần, và năm dần. Những người mang mệnh tam dần được dân gian truyền rằng là hiện thân của quan mãnh dần, là người được ba ông hổ trị vì ở Việt Nam ban sức mạnh. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, nếu như những người mang mệnh tam dần này có thể phát huy được tiềm năng, hay như là cái oai của mình thì họ sẽ không bao giờ sợ việc bị ma quỷ quấy rối, không bao giờ phải lo lắng việc bị bỏ bùa hay như thả ngải cả. Nhưng đổi lại, những người mang mệnh tam dần sẽ không bao giờ tham gia vào được cái buổi lễ như trấn trạch, gọi hồn, hay cầu siêu. Đơn giản là vì cái oai cúa họ quá lớn có thể lấn át và đẩy lùi bất kì một thế lực tâm linh nào. Ngoài ra, với những người khi đã phát huy hết được tiềm năng của bản thân, họ còn cần phải giấu mặt, giấu mặt ở đây là giấu mặt dưới âm để cho Diêm Vương không phát giác ra. Nếu như lộ mặt dưới âm, thì những người mang mệnh tam dần sẽ bị Diêm Vương phái quỷ sai lên đưa về Âm Tào Địa Phủ để giúp cho việc phán quyết.
... Ngày mà Hà ra viện ...
Sau cái hôm ra viện vì bị nhiễm lạnh, thầy Trà có đưa cho Hà một chiếc mũ lưỡi chai đen để đội. Hà cầm mũ hỏi:
- Cái mũ này con phải đội liên tục hả thầy?
Thầy Trà gật đầu đáp:
- Không hẳn, mỗi khi mà mặt trời tắt thì con phải đội vào.
Hà như hiểu phần nào nên cũng không hỏi gì thêm, cậu ta cầm chiếc mũ lên xem thật kĩ lưỡng, thầy Trà tiếp lời:
- Ta đã nhét một lá bùa vào phần lưỡi chai của mũ và khâu lại kĩ lưỡng. Môi khi tối trời con đội vào sẽ giấu được mặt, hay như là danh tính của mình với cõi âm. Chỉ có làm như vậy thì con mới có thể thoát khỏi sự chuy tìm của quỷ sai, nhưng đó chí là cách tạm thời mà thôi.
Hà đội thử cái mũ lên đầu, cậu kéo cái phần lưỡi chai xuống để nó che gần hết mặt, cậu hỏi:
- Thầy thầy con đội vào nhìn có "nguy hiểm" không?
Thầy Trà lắc đầu vẻ mặt ngao ngán:
- Giờ này mà vẫn còn đùa được à?
Hà hỏi:
- Giờ chúng ta bắt đầu từ đâu hả thầy?
Thầy Trà nói:
- Bắt đầu từ nhà của con đi.
Hai thầy trò cùng về lại nhà của Hà để coi cho kĩ lưỡng. Nhà của Hà gồm có 3 tầng, nếu tính thêm cả cái sân thượng để phơi quần áo nữa là 4. Nhà có một khoảng sân nhỏ để cậu tha hồ cái thú chồng cây và chơi chim, chỉ có điều là Hà chơi cây chứ không chơi chim. Căn nhà này nằm trong một con ngõ không quá hẹp. Điều còn đáng chú ý hơn đó là cái con ngõ này thông thẳng từ ngã ba vào thẳng cửa vườn nhà của Hà. Chưa hết, hơi chếch chếch về phía một bên ngõ là hai cột điện to lừng lững. Thầy Trà đứng đó nhìn thật lâu, thầy bấm độn ngón tay lắc đầu nói:
- Không được rồi.
Hà nhìn thầy Trà lạ lẫm hỏi:
- Ý thầy là sao ạ?
Thầy Trà hết nhìn từ ngã ba đường, hai cột điện, rồi nhìn vô cửa vườn nhà Hà và nói:
- Ngã ba chiếu thẳng vào nhà, chưa kể trước cửa còn có 2 cột điện, chẳng phải rơi vào thế trụ sát, lôi ấn hay sao?
Hà có hơi ngớ người ra, cậu ta nói:
- Thầy ơi biết là rơi vào thế trụ sát nhưng mà còn chẳng phải đã hóa giải rồi hay sao?
Vừa nói Hà vừa chỉ tay giải thích thêm:
- Thầy để ý nhé, ngã ba soi thẳng vào nhà thì lại có 2 cái cột điện chắn hẳn một nửa, đồng thời cửa nhà cũng như cửa vườn còn hơi chếch chếch khỏi cái cột điện và ngã ba. Ngoài ra, còn chỉ mở đúng 1 cánh cửa vườn và cửa nhà, cánh cửa gần như đối diện với cột điện luôn được đóng chặt và thêm vào đó vườn còn rất nhiều cây cối, như vậy chẳng phải đã hóa giải Trụ sát rồi hay sao?
Thầy Trà vẫn lắc đầu đáp:
- Mày quả là thuộc bài con ạ, nhưng mày rất tốt và thầy cũng rất tiếc.
Hà đần mặt hỏi:
- Tiếc?
Thầy Trà khoanh tay trước ngực quay qua nhìn Hà nói:
- Thế trụ sát đã được hóa giải phần nào khi mà mày là người của Diêm Vương, thêm vào đó là các cách mày đã làm thì khỏi phải lo. Cái đáng lo ở đây là lôi ấn con nhé.
Hà mặt càng lạ lẫm và tẽn tò hơn nữa:
- Lôi ấn là cái gì ạ? Sao giờ con mới nghe?
Thầy Trà giảng giải thêm:
- Bây giờ mày mới nghe vì bây giờ mày mới lộ mặt. Đối với một số người có căn duyên như mày chẳng hạn thì những "dị vật" chắn trước cửa nhà nó không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng tới cái luồng khí ra vào tại "minh đường", nó không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng tới phong thủy của gia đình, mà nó còn là một đặc điểm đánh giấu để nhận dạng.
Hà hỏi:
- Ai đánh giấu hả thầy?
Thầy Trà cười khểnh nói:
- Theo mày thì lúc này ai là người muốn bắt mày đi nhất hả con?
Hà câm nín không nói gì thêm, thầy Trà tiếp lời:
- Hai cột điện này theo thầy hiểu thì là tượng trưng cho sự đánh dấu hay như chỉ điểm của Thiên Lôi trên trời. Thầy không bao giờ nghĩ rằng mày dám trái lời thầy, ai ngờ bây giờ mày lộ mặt ra rồi, thầy sợ không cần đợi Diêm Vương lên rước đi đâu mà Thiên Lôi cũng sẽ tiễn mày đi trước đó.
Hà nghe thầy Trà nhắc lại vụ việc triệu hồi đầu trầu mặt ngựa lên để giúp cho y tá Trúc thì cậu ta lại cúi mặt. Thầy Trà nói tiếp:
- Bây giờ cột điện không thể rời đi, ngõ thì của chung không bẻ cho nó oặt ẹo được. Cách duy nhất và cũng là cách cuối cùng đó là đập mẹ nó cửa vườn đi làm chéch hẳn ra thôi, cho nó không còn đối diện với cột điện vầ thông thẳng ra mặt đường nữa.
Hà nhìn thầy Trà:
- Đập cổng vườn đi xây lại ý ạ?
Thầy Trà vỗ vai cậu nói:
- Đúng rồi, lúc đó mày muốn mở bung hết các cửa ra cũng được.
Tiếp đến thầy Trà và Hà lại bước vào hẳn trong nhà của Hà, sau khi đã nhìn quanh tầng 1 một lúc, thầy Trà chỉ tay vào phía tường trong cùng đối diện thẳng cửa ra vào mà nói:
- Dọn chỗ trong này đi, và bàn thờ đang để tầng 3 đúng không?
Hà gật đầu nói:
- Vâng, bàn thờ phải để thượng thiên chứ ạ.
Thầy Trà nói:
- Mày là người của âm giới nên không cần để bàn thờ thượng thiên đâu con ạ, mang xuống dưới này và để ngay chỗ tường trong hướng mặt thẳng ra cửa nhé.
Hà lúc đầu nghe thầy Trà biểu mang bàn thờ xuống để ở tầng 1, hướng thẳng mặt ra cửa, thêm đó là để bộ bàn ghế uống nước ngay trước, cái bàn thẳng trước bàn thờ và 4 cái ghế thành hai hàng hai bên thì cậu vô cùng ngỡ ngàng, thế nhưng khi mà nghe thầy Trà giải thích cặn kẽ thì cậu cũng ngộ ra được phần nào.
Như đã biết, Hà là hiện thân của Quan Mãnh Dần và nếu như cậu ta chưa từng lộ mặt dưới âm thì có lẽ mọi việc không trở nên phức tạp như hiện giờ. Vốn là quan cao dưới âm, khi đã lộ mặt thì việc của Hà là phải chứng minh mình thực sự xứng đáng được tồn tại trên dương gian, và việc đầu tiên cậu phải làm đó là mở điện. Tương tự như những người có căn cao, hầu đồng hầu thánh sẽ phải mở phủ ở nhà để ăn bổng lộc của quan trên cho thì Hà cũng vậy nhưng có điều hơi khác một chút. Khác ở chỗ điện mà cậu mở ở nhà tương tự như công đường vậy. Để có thể lập được công đường cho Hà ngay tại nhà.Tầng 1 phải sắp xếp cho chiếc bàn thờ hướng thẳng ra cửa đó có để thêm nghiên mực, bút lông, giấy tầu, và một hộp lệnh bài tựa như là đồ của quan phán xét. Đối với bốn cái ghế giả cổ để hai hàng trước mặt bàn thờ, thầy Trà thuê thợ vẽ lên mỗi bên hàng ghế là hình của 2 con linh miêu một sừng và 2 con linh cẩu có đốm trắng trên chán. Với cái bàn gỗ ở chính giữa, đích thân thầy Trà đã vẽ giấy hình "Tam Phong Ấn" và thuê một thợ điêu khắc bậc nhất về để khắc lên mặt bàn gỗ đó.Tam Phong Ấn này chính là con dấu tượng trưng cho sức mạng vô xong và quyền lực mãnh mẽ của người được coi là quan mãnh dần. Tam phong ấn là điểm chỉ của ba hình tròn nhỏ xếp thành một mình tam giác đều, bọc bên ngoài là một hình vuông tượng trưng cho đất và một hình tròng bao bọc lấy tất cả ngoài cùng tượng trưng cho trời. Ba cái hình tròn nhỏ xếp thành hình tam giác kia thì bên trong mỗi vòng tròn là một chữ hán cổ ghi: thiên, trần, và âm. Bên cạnh đó, thầy Trà đã để cho phong ấn có ghi "trần" hướng thẳng về phía bàn thờ. Xung quanh 3 cái phong ấn tròn này là những chữ nhỏ li ti tự như bùa chú quấn quanh lấy tạo thành nhiều lớp. Một số lớp chữ ngoài cùng thì chạy thẳng sang các phong ấn khác và bọc lấy tọa nên một hình tam giác đều cụt ngủn không có mũi nhọn. Ngoài ra, phía đằng sau của mỗi cái ghế, thầy Trà còn cho đặt tất cả là 4 cái ngà voi to dài, phần mũi nhọn của ngà voi thì vươn lên hẳn trên đầu mỗi chiếc ghế mà nếu tưởng tượng thì nghĩ rằng đó là cột để cheo lọng che nắng ngày xưa vậy. Ngày mà 4 chiếc ngà voi dài tầm nửa mét với đường kính tầm 20 cm thì Hà há hốc mồm. Cậu ta tiền lại sờ vào những cặp ngà voi sáng bóng trắng tinh, trên mỗi cặp lại được khắc các hoa văn chữ hán việt bằng mực đen và đỏ nhìn rất lạ mắt, cứ như thể mỗi chiếc ngà voi được khắc một thứ bùa yểm riêng biệt vậy. Cái ngày mà 4 chiếc ngà voi được đưa tới, Hà tiến tới sờ vào mấy chiếc ngà voi, miệng suýt xoa:
- Ui chu cha, ngà voi gì mà to dữ vậy thầy? lại còn trắng bóc như trứng gà luộc nữa?
Biết cái câu hỏi đó của Hà là đùa nên thầy Trà không thèm đáp lời, mà đứng đó chỉ huy cho thợ mang mấy cái đế vào để sẵn đằng sau lưng mỗi chiếc ghế. Hà với thầy Trà đứng nhìn đám thợ lễ mễ bê từng chiếc ngà voi đặt lên cái kệ ở sau ghế, Hà tặc lưỡi nói:
- Thầy ơi, coi bộ đôi cặp ngà này chắc đắt lắm nhỉ, có gì thầy cho con ghi sổ nợ nhé?
Thầy Trà đưa ánh mắt lườm nhìn Hà, thầy Trà nói:
- Mày vẫn còn đùa được hả con? Coi bộ mày sau này mày có ra đi cũng thanh thản đấy.
Nghe đến đây thì Hà bật phá lên cười, khiến cho thầy Trà cũng cười theo. Nói vậy chứ 4 chiếc ngà voi to dài lừ lừ này là đồ giả ngà voi khá tinh sảo.
Việc bầy biện đồ đạc theo đúng lối công đường đã xong, thầy Trà lại đi tiếp một vòng quanh tầng 1, thầy đặc biệt lưu ý đến bốn góc tường nhà. Thầy trà sau một hồi nghĩ ngợi, thầy nói:
- Có gì cuối tuần làm lễ sẽ phải đập ngay bốn góc tường này ra và chét lại.
Hà nghe thì không hiểu gì, thầy Trà tiếp lời:
- Cần có 4 thứ để chét vào cùng, đó là tro vàng mã, nước thánh, muối, và gạo.
Hà lúc này mới thốt lên:
- Con tưởng 4 thứ đó chỉ để chuyên làm lễ thôi chứ ạ? Chứ sao lại yểm bằng những thứ đó hả thầy?
Thầy Trà đáp:
- Tro vàng mã tượng chưng cho giầu sang phú quý, ban phát bổng lộc cho các vong linh. Nước tượng chưng cho dòng chảy của thời gian, sự luân chuyển của các khí. Gạo tượng chưng cho sự no đủ, và ban phát sự ấm no. Cuối cùng là muối, tượng trưng cho sức mạnh bất diệt, quyền uy của quan lớn. Nếu như 4 thứ này dung để làm lễ thì chỉ có thể phát huy được sức mạnh tại thời điểm đó. Con nên nhớ đây là công đường của quan mãnh dần, cần phải chét 4 thứ đó vào bốn góc tường để trấn yểm công đường và duy trì sự hiện thân của con vĩnh viễn ở trên trần thế này, hiểu chưa?
Hà nghe đến đây thì chỉ còn khẽ gật gù cái đầu.
Tới hôm làm lễ, thầy trà đã chuẩn bị mọi thứ bầy biện ở sân nhà của Hà. Một chiếc bàn cao được đặt giữa sân, một bát hương lớn đặt chính giữa. Mỗi bên là 1 lư hương to và 1 bát hóa mã. Xung quanh là vô vàn hoa quả, xôi, thịt bầy cùng với tiền vàng mã. Ngoài ra còn có 2 chiếc ghế đẩu ở 2 đầu bàn, trên mỗi chiếc ghế là một cái mâm có để đầu trâu và đầu ngựa mỗi bên. Xung quanh cái đầu trâu đen và đầu ngữa trắng được bầy vô số tiền vàng xếp quanh mâm. Hà thì mặc một bộ quần áo dài chỉnh tề ngồi ngay tại cái bàn nước và quay lưng vào bàn thờ nhà mình, trên mặt bàn nước là bốn chiếc bát để tro, nước, gạo, muối trước chỗ bốn cái ghế. Để chuẩn bị cho buổi lễ ngày hôm nay, thầy Trà đã dặn vợ con Hà tạm về bên ngoại ngủ một hôm để tránh phiền toái. Ngoài thầy Trà và Hà ra thì còn có hai sư huynh của Hà, nhưng mà hai người này từ đầu tới chân mặc đồ đen, thậm chí còn đeo cả găng tay đen và đội mũ lên chùm kín mặt chỉ hở có đúng hai con mắt. Khi mà kim đồng hồ chỉ đúng 12 giờ đêm thì thầy Trà quay qua nhìn Hà nói:
- Chúng ta bắt đầu thôi, giờ con hãy nhắm mắt lại và ngồi thiền cho ta, tuyệt đối không nhúc nhích hay mở mắt ra khi chưa có lệnh của ta. Nghe rõ chưa?
Hà nhìn thầy Trà đáp:
- Dạ vâng.
Thầy Trà như nghi ngờ về Hà, nên thầy nói giọng nghiêm nghị:
- Cái này là không có đùa được đâu nghe chưa?
Hà khẽ nuốt nước bọt cái ực, cậu ta đáp:
- Dạ vâng thưa thầy.
Thầy Trà bảo Hà bắt đầu nhắm mắt lại và ngồi thiền, thầy đi ra hai chỗ sư huynh của Hà và nói:
- Để tiện cho việc giấu danh tính, hai con sẽ là "tả" và "hữu" của ta. Các con trong lúc đứng đợi ta sai khiến thì phải luôn để mắt tới thằng Hà nghe chưa. Và nếu như có bất kì một ai kéo nó đi, bằng mọi giá không cho nó bước ra khỏi công đường nghe chưa?
Hai sư huynh của Hà khẽ gật đầu, thầy Trà mặt lúc này mới bắt đầu tỏ vẻ lo lắng, thầy nói:
- Các con nhớ phải bằng mọi giá không cho thằng Hà bước ra vườn, nếu nó bước qua cửa nhà là chết đó.
Hai sư huynh của Hà đồng thanh hô lớn:
- Vâng.
Thầy Trà tiến lại phía trước bàn làm lễ, ông ta cầm mấy tờ giấy lên và nói:
- Hữu Tả, dâng hương.
Tức thì hai sư huynh của Hà tiến tới, kẻ châm hương, người cắm, chỉ trong nháy mắt là trên bát hương đã cắm 3 nén hương đại. Thầy Trà tiếp lời:
- Hữu lên Hương, Tả hóa mã.
Tức thì một sư huynh thì bắt đầu vứt hương trầm vào lư và lên lửa, một làn khói bắt đầu tỏa ra. Vị sư huynh này cầm một ống nhỏ dài cứ thế thổi vào lư hương để khói tỏa ra ngày một lan rộng. Vị sư huynh khác thì bắt đầu hóa vàng mã, vàng mã cháy đến đâu thì ngay lập tức anh ta vứt thêm vào tới đó. Thầy Trà đứng giữa cầm tờ giấy a4 lên và bắt đầu đọc:
- Thiên, trần, âm ba cõi tách biệt. âm dương hòa hợp cân bằng vạn vật. Hôm này là ngày... tháng... năm... con tên Trà có chút lễ mọn dâng lên các ngài. Trước là để thưa với Diêm Vương Gia, sau là kính cẩn cúi xin Địa Tạng Hoàng cho con có đôi lời. Đệ tử út của con tên là Mai Việt Hà, là người mang mệnh tam dần, là hiện thân của quan mãnh dần dưới Âm Tào Địa Phủ. Nay đệ tử của con được ban bổng lộc,