Chương 101: bài giải thích về truyện và một số vấn đề nhỏ.(không chứa nội dung truyện)

Như các bạn đã thấy ở tiêu đề thì đây không phải là một chương truyện thông thường mà chỉ là một bài viết để làm rõ một số vấn đề mà một trăm chương truyện vừa qua đã đặt ra cho các bạn.

Cứ coi bài viết này như một bài quảng bá và lý giải về truyện thôi cũng được, các bạn không nhất thiết phải đọc nó, nhưng nếu các bạn muốn có một cái nhìn tổng quan về bộ truyện và muốn biết nó có hợp với bản thân hay không thì dành một chút thời gian đọc bài viết này sẽ giúp bạn phần nào nắm bắt được những điều mà các bạn đang cần biết.

Đầu tiên chúng ta nói về cái cốt lõi của mỗi bộ truyện đó cốt truyện và cách xây dựng câu chuyện đi nhé.

Thứ nhất Hàn Thiên Ký không phải là một bộ truyện chỉ xoay quanh một mình nhân vật Hàn Thiên như cái tiêu đề của nó, nói đúng hơn thì đây là một bộ truyện nói về thế giới hư cấu gọi là đại thiên, bộ truyện sẽ miêu tả thế giới đó qua hành trình trưởng thành của Hàn Thiên, vậy nên tác đặc cho bộ truyện cái tên Hàn Thiên ký, cái tên này ra đời để tránh sự trùng lặp với các tác phẩm khác.

Trong Hàn Thiên ký ngoài câu chuyện của Hàn Thiên ra thì vẫn còn một vài câu chuyện của các nhân vật phụ khác cũng có thể được mô tả, lối xây dựng truyện không đặc nặng việc miêu tả rõ ràng một cảnh giới một chiêu thức hay một bí pháp nào cả, những thứ đó chỉ là tiền đề đề tạo nên hình tượng của một nhân vật.

tác có một quan điểm như thế này đọc truyện là để thỏa sức mơ mộng phiêu lưu, là để được đắm chìm trong cái thế giới đầy sắc màu khác với thực tại và khiến tâm hồn được thư giãn nghĩ ngơi.

Vì lý do đó nếu đặt nặng vấn đề công pháp cảnh giới rồi chiêu thức các kiểu thì đọc giả sẽ rất dễ nhàm chán, nguyên do là bởi các bạn có thể đã thấy qua rất nhiều loại công pháp tương tự ở những bộ truyện khác rồi, công pháp và chiêu thức cũng chỉ đến như thế, có sáng tạo thêm thì cũng chẳng thể khiến các bạn thấy cuốn hút bằng việc xây dựng tình tiết câu chuyện thú vị được. vậy nên những mối quan hệ cốt lõi của một con ngươi như gia đình, bằng hữu, người yêu, sẽ được tác chú tâm xây dựng thật sâu sắc tinh tế.

Tác đã đọc qua rất rất nhiều bộ truyện trong quá khứ, nhiều lúc tác tự hỏi vì sao những bộ truyện của Kim Dung, Cổ Long, Liễu Tàng Dương khi xưa lại đặc sắc và hay đến thế, mặc dù lối hành văn trong câu chuyện của họ vô cùng chậm rãi, có đôi khi viết một tình huống mà lại đến gần hai vạn chữ, trong khi những tác phẩm mới dù không thiếu ý tưởng hay ho lẫn lối kể chuyện sinh động hấp dẫn nhưng vẫn khiến người đọc cảm thấy lạc nhịp và buồn tẻ sau khi đọc khoảng vài trăm chương.

Hóa ra những bộ truyện hiện đại dường như đã hình thành hệ thống, bạn luôn biết bạn sẽ đọc được những tình huống gì và gặp phải những tình tiết ra sao trong bộ truyện, điều đó khiến các bạn vô hình chung đều trở thành một nhà bình luận một nhà đánh giá khi theo dõi bộ truyện chứ các bạn không còn nhìn bộ truyện với con mắt của một người thưởng thức tác phẩm nữa.

Tình tiết khuôn mẫu và dễ đoán, cộng thêm cách kể chuyện nhanh chóng và mau lẹ khiến các bạn rất dễ dàng trãi qua một sự kiện trong truyện bằng cảm giác của một người đang ngồi trên xe buýt ngắm cảnh, những bộ tiểu thuyết xưa lại không như thế, đa số họ đều kể một tình tiết dưới con mắt của một người đang ở trong cuộc, tuy rất chậm rãi và đôi lúc là lê thê, nhưng đọc một câu chuyện như thế các bạn sẽ có cảm tưởng như mình là một người trong cuộc, và thưởng thức câu chuyện như một người thân một người bằng hữu luôn kề vai và hết lòng ủng hộ nhân vật của các bạn vậy, điều đó khác với lối hành văn thiên về dùng ngôi thứ ba nhiều hơn.

Hầu hết những câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất hoặc thứ hai đều đặc sắc và rất lôi cuốn, vì nó khiến tâm lý nhân vật được khắc họa một cách rất rõ rệt, và các tình tiết trong truyện được kể vô cùng sinh động li kỳ, tuy nhiên cách kể chuyện này củng có nhiều hạn chế, dùng ngôi thứ ba trong câu chuyện thì có nhiều ưu thế nhưng nếu các bạn lạm dụng nó và khiến các tình tiết trôi qua quá nhanh thì điều đó vô tình lại khiến cho những tình tiết kia kém giá trị đi trong mắt của người đọc, và sau khi trãi qua tình tiết đó rồi thì không còn nhiều thứ lưu lại trong tâm thức của người đọc nữa, vậy nên trong Hàn Thiên Ký tác cố gắng phát huy tối đa khả năng biến ảo và hóa thân thành nhiều vị trí trong truyện của ngôi thứ ba để tối ưu khả năng lý giải tình huống truyện cũng như tâm lý nhân vật, chổ nào cần cố ý bỏ qua không giải thích thì thực hiện, chổ nào cần giải thích cặn kẽ chi li thì làm thật rõ ràng triệt để.

ở trên đời này cái gì mà các bạn lấy được quá dễ dàng thì các bạn sẽ không còn coi trọng nó nữa, việc các bạn đọc quá nhiều tình tiết và ý tưởng hay nhưng được trình bày quá sơ xài và mì ăn liền sẽ khiến các bạn dễ gặp cái mà các bạn hay gọi là “Bình Cảnh” đọc một bộ truyện khoảng vài trăm chương thì chán, hoặc không còn hứng thú với một thể loại truyện nào đó.

Tác có quan điểm như thế này món quà càng khó nhận thì càng ấn tượng, các bạn theo đuổi một cô gái càng khó khăn thì cũng sẽ càng trân trọng cô gái ấy, ngược lại nếu các bạn kiên trì đọc qua những tình tiết bình thường thì đến lúc cao trào nó sẽ khiến các bạn có ấn tượng sâu đậm hơn cả.

Sự khó đoán, sự bí mật, sự bất ngờ, sự đặc biệt mà bao tâm huyết của tác đổ vào Hàn Thiên Ký chính là để biến nó thành một thứ gì đó khác lạ và ấn tượng cho các bạn đọc, có thể tình tiết đó không mới nhưng cách kể chuyện kỳ lạ cũng sẽ khiến cho tình tiết đó trở nên khác biệt, ngược lại tình tiết dù mới nhưng cách kể chuyện cũ thì cũng sẽ khiến người đọc rất dễ đoán định.

Hàn Thiên Ký không ma đạo cũng không chính đạo, nhân vật chính không sắc nhưng nhân vật phụ thì chưa chắc, lúc trong sáng lúc u ám, lúc nhàn hạ phiêu du lúc huyết tinh vần vũ, khi khôi hài khi bi tráng, lúc lãng mạng ngôn tình, khi ngược tâm tiếc hận.

Hành trình của Hàn Thiên nhuốm màu thần thoại li kỳ như những bài sữ thi trong thần thoại ấn độ và Hi Lạp cổ, còn hành trình của những nhân vật khác thì ai ai cũng có một màu sắc riêng, đôi lúc là hối hả không kịp thở, hoặc có người thì nhàn hạ thảnh thơi.

Hàn Thiên Ký có thể coi là một truyện ngôn tình có một nam chính và một nữ chính, song song với đó cũng sẽ có nhiều tuyến nhân vật cùng nhiều cặp đôi khác, điều này được xây dựng để tránh gặp các tình huống gập khuôn theo lối mòn, và để tác phẩm tiếp cận được với nhiều tình tiết khác hay ho thú vị mà nếu chỉ theo chân một mình nhân vật chính thì truyện sẽ không tiếp cận được với các tình tiết đó.

*

Từ đầu đến giờ tác đã nói quá nhiều về vấn đề cốt truyện cũng như cách tạo nên câu chuyện trong Hàn Thiên ký, từ phần sau tác sẽ nói sâu hơn về những gì đã và đang được tác trình bày qua một trăm chương vừa rồi.

Các bạn có lẽ rất dễ để nhận ra là mỗi chương truyện của tác luôn loanh quanh ở con số trên ba ngàn chữ, tác đã có một trăm chương với tổng số chữ là hơn ba trăm năm mươi ngàn, chia trung bình thì mỗi chương có đến ba ngàn năm trăm chữ.

Tại sao tác lại chia một chương truyện dài đến thế?, lý do là bởi như tác đã nói câu chuyện trong Hàn Thiên ký không đặt nặng vấn đề phải có thật nhiều tình tiết hay và được kể với một tốc độ nhanh, truyện của tác hướng đến sự rõ ràng mạch lạc, mọi hành động của nhân vật đều phải xuất phát từ một lý do cụ thể và xác đáng nào đó.

Tác mong muốn sau khi các bạn đọc xong một sự kiện nào đó thì các bạn phải không còn điều gì vướng bận ở trong đầu nữa, tác quan niệm viết lên một câu chuyện mà sau khi người ta đọc xong thì lại xuất hiện ra thêm muôn vàn câu hỏi hóc búa và nan giải, thì chứng tỏ cách xây dựng câu chuyện của tác đã có vấn đề cực kỳ trầm trọng, người đọc đọc không hiểu thì chứng tỏ tác cũng chẳng hiểu mình đang viết gì, đầu đuôi dẫm chân lên nhau, tất cả lý do và mâu thuẫn đều không nhất quán, đôi khi hành động của một nhân vật lại khiến người ta cảm thấy thật gượng ép và luôn đặt ra những câu hỏi về lý do mà người đó làm như thế, nếu tác để những điểm như vậy lọt vào truyện thì chứng tỏ tác là một con người thiếu tinh tế và rất qua loa, tác đã viết nên một câu chuyện chắp vá và được sơn vẽ đủ chỗ, nhìn qua thì tưởng đầy rực rỡ nhưng thực chất xăm xoi kỹ sẽ lộ ra rất nhiều vấn đề.

Và nếu tác chỉ chạy theo số lượt xem chia mỗi một chương khoảng hai nghìn chữ thôi thì sẽ có lúc để nói rõ về một tình tiết nào đấy trong một chương cũng đã là điều không thể .

Một người làm nghệ thuật để truyền đạt cho người khác một tác phẩm chân chính và vẹn nguyên rất khó khăn, nhất là trong thời buổi mà người người đều chạy theo sự thiết thực và khuôn mẫu, những tác giả mới viết truyện không thể viết chi li, không thể viết một câu chuyện theo cách mà họ muốn vì có thể những đơn vị phát hành, những nhà xuất bản không muốn như thế, những tổ chức và cá nhân này muốn một tác phẩm khi được phát hành phải có tính thương mại cao hơn.

vì thế số chữ trong một chương truyện đã bị họ giới hạn lại, một số tình tiết không quan trọng cũng bị họ cố tình lượt mất, nhưng những điều đó lại vô hình chung làm thay đổi kết cấu của bộ truyện và làm nó bị biến tướng một phần, dẫn đến việc sau này nếu có một sự kiện nào đó xảy ra không hợp lý thì cả tác giả lẫn biên tập đều chẳng biết cứu chữa thế nào, bởi vì thứ đã giải thích cho điều ấy lại bị lượt đi mất từ rất lâu trước đó rồi, bây giờ sửa lại thế nào?, mà một khi đã lao vào cái dốc trơn đó thì càng sửa lại càng có thêm nhiều vấn đề phát sinh.

Làm nhà văn thì thu nhập có mấy đâu chứ? Tác cũng chả mong sẽ có được thu nhập từ cái nghề này, cái quan trọng mà tác muốn truyền đạt cho các bạn chính là những thứ mà tác cảm thấy là hay ho và thú vị, nếu tác bị cuốn vào vòng xoáy của thành tích và tính thương mại, thì Hàn Thiên Ký sẽ là đứa con tinh thần không hoàn hảo của tác.

ở trong thực tế tác có công việc riêng để kiếm sống, tác có tài chính ổn, tác có lối sống thoải mái đủ đầy, tác có rất nhiều chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần và tác chỉ mong mỏi duy nhất một điều từ Hàn Thiên Ký, đó không phải là thành tựu mà nó đạt được, mà chính bản thân nó sẽ để lại một cái gì đó của tác cho xã hội và cho mai sau, tác viết văn vì tác không muốn bản thân chỉ như một nhân viên văn phòng hay một người công nhân sáng đi làm rồi tối về, cuộc đời vô vị mãi trôi qua như thế, Hàn Thiên Ký như là một minh chứng, một cái gì đó mà tác để lại trong xã hội, trong thế giới.

nếu sau này tác có viết thêm nhiều tác phẩm khác thì mục đích của những tác phẩm đó cũng sẽ là như thế.

Hàn Thiên ký là một câu chuyện khá kén người đọc, nó không dành cho những ai thiếu kiên nhẫn, tác không cầu nó có thành tích cao, tác không mong mình được nổi tiếng, tác chỉ mong những người đọc Hàn Thiên ký đọc nó là vì thực sự hứng thú và yêu thích bộ truyện, nếu tác quản cáo rầm rộ tác phẩm của mình ở khắp nơi rồi sau đó tìm về những lượt xem không tự nguyện, kết quả tốt thì không nói làm gì mà kết quả không mong muốn có để mà chi?

Hàn Thiên Ký không được tạo ra để gây nên một làn sóng lớn hay một cơn địa chấn, tác chỉ mong nó như một gợn sóng khác lạ trên mặt hồ tĩnh lặng hay một cơn gió nhẹ mùa xuân, đủ để an ủi những tâm hồn căng thẳng và mỏi mệt vì cuộc sống, mang lại cho những tâm hồn ấy chút an yên và một niềm vui nho nhỏ là được.

*

Tác đã nói qua hai vấn đề lớn rồi vậy thì phần kết tác sẽ giải thích một số từ Hán Việt và một số định nghĩa trong truyện mà có thể nhiều người cũng biết nhưng nhiều người thì không nhé.

Đầu tiên là về thời gian, có một vài lưu ý như sau.

-một ngày ở đại thiên giới dài gấp 4 lần bình thường tức là một ngày 24 tiếng bình thường ở đại thiên giới sẽ thành 96 tiếng.

-thời gian dùng trong truyện là thời gian mà người Trung Quốc cổ thường sữ dụng, một canh giờ thì bằng 2 tiếng bình thường, theo cách tính này thì một ngày ở đại thiên giới có 48 canh giờ, một khắc thì bằng mười lăm phút, tác nói một nhịp thở thì tương đương với khoảng 2 giây còn một cái chớp mắt thì là nửa giây.

Tiếp theo là về đơn vị đo độ dài.

-một trượng theo sự công nhận của nhiều người thì sẽ được quy định bằng khoảng 3,33 m, tác nói hai trượng thì tương đương khoảng 6,5 m, nửa trượng thì tương đương 1m65, vậy nên khi nghe ai đó cao nửa trượng thì các bạn biết người đó cao tầm này, còn khi tác nói gần nửa trượng thì là thấp hơn 1m65 , hơn nửa trượng thì là cao hơn 1m65.

-một thước thì bằng 1/10 trượng tương đương 33cm tác nói cây chủy thủ dài một thước thì tương đương với một con dao làm bếp thông thường ở nhà các bạn, tác nói ai đó cao năm thước rưỡi thì tức là hắn cao khoảng 1m8.

-ngoài ra có một đơn vị mà tác cũng không thường dùng đó là thốn, một thốn theo tác biết thì bằng khoảng 2,5 cm, nhưng thay vào đó tác hay nói là bằng đầu ngón chân cái hoặc bằng một thân cây trúc nhỏ cho các bạn dễ hình dung hơn.

-ở Trung Quốc thì một dặm hay một lý nói chung đều bằng khoảng 500m tương đương nửa cây số, tác nói mười dặm thì là năm cây số còn ba mươi vạn dặm thì là một trăm năm mươi ngàn cây số

Về phần số đếm thì cũng đơn giản thôi.

-từ một đến chín lần lượt là nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát,cửu,10 là thập, 100 thì là bách, 1000 thì là thiên, 10,000 gọi là một vạn, 100,000 gọi là mười vạn,1,000,000 gọi là ngàn vạn,100,000,000 gọi là một ức.

Cuối cùng thay cho lời kết về bài giải thích truyện đầu tiên này thì.

-ý nghĩa của cái bút danh Hắc Bạch Giả có nghĩa là, đen và trắng cùng tồn tại trong một con người, cũng giống như có âm thì có dương, có đất thì phải có trời, có nam thì phải có nữ, con người thì có tốt và xấu, không ai tốt hoàn toàn và cũng không ai xấu hoàn toàn, tác phẩm của Hắc Bạch Giả không bao giờ che dấu những sự thực đó, tác phẩm của Hắc Bạch Giả vừa trong sáng vừa u tối vừa lãng mạng vừa bi thương, nhưng cái kết sẽ luôn khiến tất cả hài lòng.