Chương 10: Chương 10

Một tháng sau, trên vùng biển Châu Hoàng.

Cuộc đối đầu của hai thế lực Cát Sa và Hoàng Sư đều đang chỉ xoay quanh những trận đánh nhỏ, những trận chiến thăm dò lẫn nhau và các cuộc khiêu khích cũng như trên bàn ngoại giao là chính.

Hai bên đều “án binh bất động” vì cả hai đều thừa hiểu rằng, một khi một bên nào đó phát động tấn công sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho họ. Đánh thăm dò nhau mới chính là thượng sách ngay lúc này.

Nhưng đó cũng đồng nghĩa với cơn ác mộng sẽ bao trùm lên vùng biển Châu Hoàng và những người dân vô tội đang vô tình bị cuốn vào bên trong trận chiến này. Và chẳng phải hòn đảo nào cũng được may mắn như Ngư Phu khi có người kịp thời giải cứu họ.

Số phận của các hòn đảo bị Hoàng Sư cướp bóc đều như nhau đó là điều bị san bằng nếu như có sự phản kháng đội quân khát máu ấy. Tiếng xấu đồn xa, bây giờ ai nấy trên vùng biển Châu Hoàng đều có sự sợ hãi mỗi khi nghe đến cái tên Hoàng Sư đang chuẩn bị đổ bộ lên bất cứ hòn đảo nào đó để cướp bóc.

Và không phải hòn đảo nào được “những vị cứu tinh” nằm ngoài cuộc chiến giúp đỡ cũng vượt qua được kiếp nạn như hòn đảo Ngư Phu. Một trong số đó lại chính là hòn đảo Minh Kê.

Hòn đảo Minh Kê nằm trên đường đi của hạm đội tàu chiến Hoàng Sư. Vốn là một hòn đảo yên bình, quanh năm người dân sống bằng nghề trồng trọt lương thực và có được đời sống sung túc, không lo lắng điều gì.

Và khi cuộc chiến của hai ông lớn vùng biển Châu Hoang nổ ra cũng là lúc người dân trên đảo Minh Kê được lệnh sơ tản khỏi hòn đảo này trước khi quân Hoàng Sư đổ bộ lên đây để cướp bóc.

Hòn đảo Minh Kê là một trong năm hòn đảo thuộc quần đảo Vạn Thiên, với hình thù nhìn từ xa giống như con gà trống đang hướng về phía Đông và gáy vang đón chào ngày mới. Đây cũng là hòn đảo đông người sinh sống nhất trong năm hòn đảo này.

Ngoài Minh Kê ra, bốn hòn đảo còn lại bao gồm Minh Ngưu, Minh Miêu, Minh Xà và Minh Hầu, năm hòn đảo mang hình thù của 5 loài động vật nên còn được gọi là Ngũ Đảo. Năm hòn đảo này tạo thành một vòng tròn khép kín, ôm trọn lấy vịnh Thiên Sa ở bên trong.

Nhưng phát triển nhất vẫn là Minh Kê và cũng chính hòn đảo này vì sơ tán người dân trên bốn hòn đảo kia mới phải chịu cảnh bị quân Hoàng Sư đổ bộ và san bằng bất chấp việc nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài.

Chuyện là sau khi biết được mình nằm trong đường đi của hạm đội quân Hoàng Sư thì một liên minh giữa năm hòn đảo này được thành lập và người đứng đầu liên minh chính là lãnh chúa của hòn đảo Minh Kê - Phạm Tân.

Ông được đánh giá là một người tải giỏi, ít nhất là việc mang lại cuộc sống ấm no cho người dân ở hòn đảo của mình và có mối quan hệ mật thiết với những vị lãnh chúa khác cũng như là thế giới bên ngoài nên rất được người dân trên toàn Ngũ Đảo tôn kính.

“Chúng ta không còn thời gian nữa. Các vị lãnh chúa hãy mau sơ tán người dân của mình trước khi quân Hoàng Sư đổ bộ lên đây và cướp bóc.”

Trong cuộc họp bất thường của liên minh, việc đầu tiên được đề cập đến chính là sơ tán người dân đến một nơi an toàn, ít nhất phải là nằm khỏi đường đi của Hoàng Sư một cách nhanh chóng nhất.

Nhưng điều mà họ “dở nhất” lại chính là đây. Quanh năm suốt tháng sống bằng trồng trọt và chăn nuôi, các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các hòn đảo chỉ bằng những con tàu bằng gỗ đã cũ kĩ và còn nhỏ nữa chứ. Vì vậy nếu như di tản một lượng lớn người dân trên các hòn đảo thì bất khả thi với những người Ngũ Đảo.

Lãnh chúa Phạm Tân cũng đau đầu để nghĩ ra kế sách giải quyết vấn đề này nhưng nếu như đây là chuyện an sinh của người dân thì chẳng làm khó gì những lãnh chúa này nhưng đây lại là chuyện về quân sự và chiến tranh.

“Nếu như tất cả dồn lại vào một hòn đảo, rồi dùng tất cả nhưng chiếc thuyền mà chúng ta có để dẫn dụ bọn chúng ra khỏi vịnh Thiên Sa thì như thế nào?”

Con gái độc nhất của lãnh chúa Phạm Tân - Phạm Châu cũng có mặt trong cuộc họp giữa các liên mình lên tiếng. Cô vốn là con gái của lãnh chúa nhưng chưa bao giờ có hứng thú với việc trị quốc, mà thứ cô hứng thú lại chính là những điều đang diễn ra ở vùng biển Châu Hoàng này.

Khác với người cha của mình, Phạm Châu lại có phần nhạy bén với các vấn đề liên quan đến chiến tranh và cũng chính cô là người đã đề cập đến mối nguy hiểm tiềm tàng của cuộc chiến giữa Hoàng Sư và Cát Sa cho cha của mình.

Những điều mà Phạm Châu nói cũng là một ý tưởng nhưng hòn đảo nào sẽ được lựa chọn đây. Phải là một hòn đảo đủ lớn cho số lượng hàng ngàn người ẩn nấu mà không gây ra sự chú ý, nhưng cũng phải là hòn đảo có nhiều “bẫy” tự nhiên để tiện cho việc phòng thủ.

Hòn đảo Minh Hầu với những ưu thế của mình, phù hợp với việc phòng thủ được lựa chọn là nơi khả dỉ nhất để thực hiện kế hoạch lần này. Nhưng chỉ có một vấn đề là hai hòn đảo Minh Kê và Minh Hầu lại là hai hòn đảo nằm sát nhau, muốn tiếp cận Minh Kê thì bắt buộc phải đi qua Minh Hầu. Với chiến hạm có phần hiện đại của Hoàng Sư thì một cử động nhỏ cũng có thể bị phát hiện từ xa.

Và nếu bị phát hiện thì hiển nhiên ác mộng sẽ nhấn chìm toàn bộ Ngũ Đảo và người dân ở đây. Chính vì lẽ đó, khi đã quyết định được phương án, lãnh chúa Phạm Tân là người đứng lên kêu gọi sự hỗ trợ và phối hợp từ người dân quần đảo Ngũ Đảo.

Người già, trẻ em và phụ nữ được ưu tiên di dời sang đảo Minh Hầu trước. Thanh niên trai tráng thì được bố trí dẫn dụ quân Hoàng Sư như đúng kế hoạch, chỉ để lại một số ít trên đảo Minh Kê để đề phòng bất trắc có thể xảy ra.

Nhận thức được vấn đề lớn như thế nào, người dân Ngũ Đảo nhanh chóng làm theo kế hoạch sơ tán, chẳng mấy chốc tất cả mọi thứ đã chuẩn bị kĩ lưỡng để đối mặt với hạm đội hùng hậu của Hoàng Sư đang tiến gần đến khu vực này.

Vịnh Thiên Sa, ngày đầy nắng và gió.

Hôm nay, theo tình báo thì Hoàng Sư sẽ tiếp cận được Ngũ Đảo trong sáng nay, và tất cả đều được lệnh sẵn sàng nghênh chiến với quân địch với số lượng đông hơn, hùng hậu hơn và được trang bị vũ khí hiện đại hơn.

Và điều gì đến cũng đã đến, mặt trời vừa lên tới đỉnh đầu, tiếng còi hú từ hạm đội Hoàng Sư liên tục vang lên, báo hiệu “những con thú săn mồi” đã đến. Nhưng có điều kì lạ, tại sao chỉ có khoảng 3 chiến thuyền xuất hiện, những chiếc khác đang ở đâu vì theo như tình báo, số lượng là ít nhất 15 đến 20 chiến thuyền cơ mà.

“Tất cả mọi người vào vị trí, chuẩn bị chiến đấu.”

Nhận thấy số lượng ít hơn tình báo, Phạm Châu lúc này có chút do dự, điều cô muốn bây giờ chính là dụ bọn chúng vào bên trong vịnh Thiên Sa và chôn vùi bọn chúng xuống dưới lòng đại dương tăm tối.

“Đội thuyền chú ý, dẫn bọn chúng vào vịnh Thiên Sa. Tất cả những người còn lại chờ lệnh.”

Hàng chục con tàu từ bên trong vịnh Thiên Sa từ từ đi ra ngoài biển lớn, đối mặt với chỉ ba con tàu ít ỏi của đối phương. Thời điểm này, trời yên biển lặng, dường như chẳng có dấu hiệu gì rằng sóng gió sẽ nổi lên ở vịnh Thiên Sa này.

Và đúng như kế hoạch, 3 con tàu kia quả nhiên trúng kế khi được dẫn dụ vào bên trong vịnh Thiên Sa một cách dễ dàng. Từ trên hai vách núi dựng đứng - cũng là nơi gần nhất giữa hai đảo Minh Hầu và Minh Kê, tạo thành một cái bẫy tự nhiên, hàng chục khối đá khổng lồ rơi xuống đầu ba chiếc tàu chiến kia.

Hai chiếc đi sau bị đá đè lên vỡ tan tành, còn chiếc đầu tiên thì may mắn vượt qua được trận địa mai phục của Phạm Châu và những người dân Ngũ Đảo. Cờ trắng cũng được giương lên để đầu hàng từ con tàu chiến đó.

Chiến thắng trước một thế lực mạnh nhất vùng biển Châu Hoàng khiến toàn bộ người dân đang ẩn nấu trên hòn đảo Minh Hầu hò reo lên sung sướng. Họ ôm chầm lấy nhau ăn mừng, tạo ra một khung cảnh náo nhiệt.

Nhưng mọi thứ đâu có dễ dàng như vậy. Chiến thắng của dân Ngũ Đảo có chút gì đó không ổn, nó đến quá dễ dàng mà gần như họ chẳng gặp phải sức phản kháng nào đến từ chiếc tàu chiến giơ cờ trắng kia. Chẳng phải trên tàu là hàng chục họng pháo cỡ lớn hay sao, sao bọn chúng không phản kháng mà lại đầu hàng.

Và rồi, một tiếng pháo vang lên từ chiếc tàu chiến kia, đạn pháo được bắn lên trời và dường như báo hiệu cho một thứ tồi tệ sắp sửa diễn ra. Ngay sau đó, từ bên ngoài vịnh Thiên Sa, tiếng còi báo hiệu vang lên và lần này còn to và mạnh hơn lần trước nữa.

Lúc này, Phạm Châu mới biết được rằng, mình đã từ một con gà mổ thóc bây giờ đã trở thành thóc cho những “chú gà” Hoàng Sư thay nhau mổ.