Chương 5: chương 5 : Gói Khuyến Mại Chuyển Sinh

Nghĩ tới đó Trâu nhẹ nhàng thở ra, hắn tiếp tục vác cái cặp nặng tổ bố của cậu Bành lẽo đẽo theo sau.

Nguyễn Bành là người ít nói nên cả quãng đường cả hai đều không giao lưu gì cả , mà cũng chẳng có hứng mà nói chuyện .

Trường học ở ngay cuối làng , đi tầm 15 phút là đến ( Đoán vậy) .

Nói là trường học chứ thực thực ra cũng là dạy thêm trong nhà giống nhà ông Lúy vậy , mỗi tội nhìn nhà thầy đồ này có vẻ giàu có hơn , nhà cũng rộng hơn nhà ông Lúy nhiều , trong nhà còn đào được một cái ao cá tầm 1 sào Bắc ( 360m2) Cạnh ao thì xây thêm cái nhà chòi để dạy học .

Chia ra làm hai buổi , buổi sáng dạy mấy trò lớn giống Nguyễn Bành , còn buổi chiều quay ra dạy mấy đứa lon ton trẻ nhắt.

Vì Thầy đồ từng đỗ cuộc thi Hương nên làng trên xóm dưới họ nể lắm , tranh nhau biếu quà mong được thầy dạy dỗ ,bởi vậy dù là thời loạn nhưng thầy đồ dạy chữ giàu hơn thầy dậy võ là vậy , chưa kể chiến tranh đói khổ , sức ăn còn không có thì lấy đâu ra sức để luyện tập võ thuật .

Đến nơi thì Nguyễn Bành ngỏ ý bảo hắn đưa cái "cặp " cho mình rồi đi về nhà , rồi vẹo người xách cái "cặp" vào nhà thầy đồ.

Trâu cũng không lưu luyến gì mà quay lưng lại đi về . sáng giờ hắn vác cái cặp sách kia cũng muốn sập mẹ lưng rồi .

Vào đến cổng nhà thì ko thấy thằng Sứt đâu vì giờ này nó đang đem trâu ra đồng thả rồi , trong nhà chỉ còn mỗi ông Lúy với Thị Linh.

Chỉ thấy Thị Linh đang ngồi trên cái sập trong phòng khách , trên đấy bày biện mực tàu , bút lông , với hai tờ giấy như giấy A4 nhưng cũ nhàu với nhìn ố vàng rất nhiều .

Theo như ông Lúy bảo thì thời buổi chiến tranh liên miên , vật giá leo thang mỗi lần học có 2 tờ giấy là nhiều rồi .

Ông Lúy kể ngày xưa đi linh có người bạn là con thầy đồ được anh ta dạy cho vài chữ nghĩa nên cũng được coi là người có văn hóa .

Nên ông cũng muốn con gái biết vài chữ nghĩa để sau này lấy chồng không bị nhà chồng nó khinh , phải biết thời này còn không cho phép con gái đi đến trường học nên tỷ lệ con gái biết chữ là rất ít , nếu nói hiện tại có đến 90% mù chữ thì tỷ lệ mù chữ ở nữ phải đến 98 % .

Thế mới thấy ông Lúy yêu chiều con gái thế nào , trong mắt người xưa thì đúng là đãi ngộ của các bậc " thiên kim" .

Chỉ thấy ông Lúy ngồi khoanh chân cầm quyển sách chữ Hán đọc say xưa ngon lành , còn thị Linh vừa nghe vừa thỉnh thoảng nằm bò ra bàn viết mấy chữ lên giấy .

Ông Lúy thấy vậy thì gật gù cười cười , đưa tay cầm ấm nước vối lên tu một hớp .

Đáng chẽ ổng tu hớp trước chè thì nhìn tinh tướng hơn đấy , khổ nỗi bây giờ trè vẫn là mặt hàng khan hiếm , tuy không đến nỗi không uống được nhưng kể cả là loại chè đắng các cụ ông ngày nay đang tu thì vào thời này muốn uống nước chè cả ngày như thế thì chỉ có phú hộ khá giả thôi, còn bình thường nước chè chỉ dùng để lấy ra tiếp khách quý .

Trâu thấy vậy thì nhanh chân chạy ra sau lưng Thị Linh đứng định học lỏm mấy chữ.

Tuy là đời trước không tính 2 năm học mẫu giáo thì hắn đã học hành suốt 16 năm , nhưng đừng quên lúc trước hắn học chữ là theo hệ chữ La-tinh bắt nguồn từ phương Tây, còn mốt bây giờ người ta chuộng chữ Hán- Nôm, hệ chữ trước kia nếu giờ đi đổi làm mật mã tình báo hay gì đó còn được chứ bây giờ chả có cái tác dụng gì cả .

Từng là một người hiện đại , Trâu rất thấu hiểu cái khốn khó của việc thiếu văn hóa , mang tiếng xuyên không mà mù chữ thì người ta cười cho.

Quyển sách ông Lúy đang cầm là một quyển sách dạy vỡ lòng viết bằng chữ hán , cũng là quyển sách duya nhất mà ổng nhận được hết mặt chữ .

Trong thời kỳ Phong Kiến người Việt dùng chủ yếu hai thể lại chữ là chữ Hán và chữ Nôm .

Các vua nhà Trần và Hậu Lê từng cổ vũ và ủng phát triển chữ nôm thành chữ quốc ngữ , cụ thế là các vua Trần đã từng ra lệch các quan khi viết tấu sớ pahir viết bằng chữ Nôm, bắt chép lại sách trong Quốc Tử Giám và đưa chữ Nôm vào giảng dạy cho sĩ tử .

Nhưng tổng kết lại là chẳng có tác dụng nhiều lắm.

Vì chữ Nôm được tham khảo ra từ chữ Hán của Trung Quốc , nên nếu không biết chữ Hán thì rất khó học và cắt nghĩa chữ Nôm, vì một chữ Nôm có thể suy ra tận 3,4 nghĩa nên người ta hay nói " Nôm na suy ra ba " là vậy nên người giỏi chữ thì cũng phải giỏi chữ Hán nốt .

Thế nên hai hệ chữ này vẫn được người xưa sử dụng đến tận mãi thế kỷ 18 đầu 19 đến khi các nhà chuyền giáo phương Tây xuất hiện .

Ông Lúy thấy hắn về thì ngẩng đầu hỏi .

_Đưa cậu đi học về rồi đấy à ?

_ Dạ bẩm ông , con đưa cậu đi học về rồi ạ ?

Thấy Trâu còn đứng đấy thì hiểu ý nhìn nói .

_ Muốn học thì đứng mà nghe kỹ vào .

Trâu nghe vậy thì mững rỡ , đầu năm nay học chữ đúng là không dễ tí nào như Nguyễn Bành cầm cặp vẹo cả người cộng thêm học phí hàng tháng "đắt đỏ" mới được, tuy rằng người ta học chuyên nghiệp hơn nhưng cũng không vì thế mà hắn coi thường lòng tốt của ông Lúy .

Hắn bắt trước người xưa khoanh tay lại.

_ Con đội ơn ông ạ .

Ông Lúy"Ừ" một tiếng rồi lại vuốt râu đọc sách , thị Linh quay lại lè lưỡi lêu lêu rồi cười với hắn một cái ( Đồ trẻ con ).

Thế là Trâu chăm chú đứng đằng sau nghe ông Lúy đọc chữ cùng Thị Linh tập viết .

Không hiểu sao được lúc thì hắn bỗng cảm thấy tiếng chim ngừng hót , gió ngừng thổi nắng ngừng rơi , hoặc vẫn có những hắn không còn để ý đến nữa trong mắt trong đầu chỉ còn lại hình ảnh ông Lúy với Thị Linh , đúng hơn là chỉ còn lại từng câu từng chữ hán như in vào đầu hắn .

cảm giác thật kỳ lạ , Trâu cảm giác mình có thể nhớ hết tất cả các câu chữ ông Lúy vừa đọc có thể giống như Thị Linh Viết các chữ đấy ra , tuy mới chỉ nghe nhìn một lần nhưng cảm giác như in sâu sào đầu vậy.

Trâu mừng như điên , chẳng nhẽ đây là hàng khuyến mãi ông trời tặng kèm khi chuyển sinh đã đến rồi .

Hắn cố gắng bình tõm lại cảm súc để tiếp tục nghe ông Lúy tiếp tục đọc sách .

Mặt ngoài bình yên nhưng bên trong lòng đã nhảy tưng tửng như tôm tươi rồi.