Chương 3: Chương 3

Thành Ngôn Lệ

Để tránh sự chú ý không cần thiết, Đông và Nam giả danh thành những người hành tẩu giang hồ nay đây mai đó. Đi hết 2 ngày đường, lương thực dự trữ cũng đã cạn, họ đã đến trước cửa huyện thành tan hoang do cuộc chiến để lại. Dân chúng khắp nơi oán thán, kêu gào thảm thiết.

“Đây là chiến tranh sao?” - Đông thầm nghĩ trong lòng sau khi tận mắt chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh mà trước giờ anh mới chỉ biết qua sách vở, qua những thước phim truyền hình mà thôi.

Thành Ngôn Lệ

Đông và Nam tiến vào thành Ngôn Lệ. Anh thấy đâu đâu cũng là người chết, đàn ông, đàn bà, người già cả trẻ con. Người người khóc than, cuộc sống như mảnh chỉ treo chuông.

“Lão cho ta hỏi, đường đi tới Thăng Long là đường nào vậy thưa lão?” - Đông giúp đỡ một lão già ven đường bị vấp ngã và tiện hỏi thăm tình hình thành Ngôn Lệ - “Chẳng hay trong thành vừa trải qua chuyện gì mà lại có cảnh tượng thảm khốc như vậy?”

Ông lão lau vội khuôn mặt lấm lem bùn đất, tiếng ho lấn tiếng nói, ông trả lời - “Hai hôm trước, quân Nguyên bại trận ở Thăng Long, tên tướng tặc Toa Đô bị giết, đám tàn quân cướp bóc, giết người khắp nơi. Một phần để hả giận, một phần tìm đường thoát thân. Bọn chúng đến thành này cướp bóc, giết người, phóng hoả, chuyện xấu gì cũng làm. Nếu ta không trốn xuống gầm giường chắc giờ cũng làm ma dưới tay bọn chúng rồi. Đây là lần thứ 2 bọn chúng gây chiến với Đại Việt cũng là lần thứ hai bọn chúng tàn sát thành Ngôn Lệ này rồi”.

“Toa Đô, quân Nguyên, lần thứ hai xâm lược” - Đông chợt nhớ đến manh mối mà lão Tiều nói trước đây "Tây Kết", anh liền đoán ra anh và Nam đã xuyên không về những năm 1285, lúc quân Nguyên vừa bại trận, tướng giặc Toa Đô bị giết trên đường tháo chạy. Nghĩ tới đây, anh và Nam dìu ông lão về nhà, dọn dẹp sơ căn nhà nhỏ ở cuối đường. Đông và Nam cũng sẽ ở đây một thời gian, giúp đỡ dân cư thành Ngôn Lệ.

Đông cùng một số trai tráng trong thành giúp đỡ những người dân bị thương, hết cầm máu, băng bó đến phụ một tay khiêng cán dân bị nạn đến y quán để chữa trị. Trong khi đó, Nam giúp người dân dập lửa, sửa sang nhà cửa, phụ giúp dân chúng sắp xếp cuộc sống. Lúc này, vấn đề nước và lương thực khiến cho Đông và Nam cảm thấy đau đầu. Nguồn nước là thứ thành Ngôn Lệ luôn thiếu thốn. Nay cả thành Ngôn Lệ gặp phải đại nạn nên lượng nước càng trở nên khan hiếm hơn.

“Từ trước tới giờ, cả làng này sống nhờ cái giếng nước của nhà bá hộ Chu, nhà giàu nhất của thành Ngôn Lệ này. Hắn ỷ mình là người nhà của quan huyện thành Ngôn Lệ nên là một tên ác bá của cái làng này. Hắn tìm mọi cách không cho người dân trong thành đi lấy nước, ép người dân phải mua nước của hắn với giá cắt cổ” - Đông hỏi người dân trong thành. Từ trước tới giờ anh ghét nhất là hạng người, anh hạ quyết tâm phải thay đổi chuyện này, không để bá hộ Chu ức hiếp dân thành Ngôn Lệ nữa.

“Nam, cậu ở lại đây giúp đỡ người dân và điều tra xem bá hộ Chu là ai mà có thể làm xằng làm bậy như vậy. Còn tôi đi xem nguồn nước như thế nào” - Đông giao phó công việc ở thành Ngôn Lệ cho Nam, một mình mang theo dụng cụ lên đường tìm kiếm nguồn nước cho thành Ngôn Lệ.

Và đúng như dự cảm của anh, bá hộ Chu đã cho người phong tỏa đường tới thác nước, nhưng với khả năng của Đội trưởng đội đặc nhiệm, anh nhanh chóng hạ gục đám người của bá hộ Chu để đến gần thác nước.

Mặt trời xuống núi cũng là lúc Đông tìm thấy thác nước. “Có cách đưa nước về thành rồi, dân chúng trong thành được cứu rồi.”. Đông nhóm lửa, dựng lều, cả đêm ngồi dưới ánh trăng, anh suy nghĩ và vẽ ra con đường đưa nước về thành Ngôn Lệ -

“Việc đưa nước về thành không phải là chuyện khó nhưng cái khó là xử lí bá hộ Chu” - Đông đau đầu suy nghĩ, lần đầu tiên anh gặp vấn đề nan giải như vậy.

Trở về thành Ngôn Lệ, mặc dù đã có cách dẫn nước về nhưng Đông vẫn luôn đau đáu trong lòng về bá hộ Chu. Nam cũng đã hỏi thăm được thông tin của bá hộ Chu.

“Tên bá hộ đúng nghĩa là tên ác bá của cả vùng này, hắn vơ vét của cải, ỷ mình đào được cái giếng nước, còn là họ hàng của quan huyện lệnh của thành này nên càng ngày càng tác quai tác quái hơn” - Nam kể lại cho Đông những gì anh thu thập được, nhưng sâu bên trong đó là sự oán hận của Nam đối với tên ác bá này.

Anh nói tiếp “Tên này có thói quen cứ vào tối, hắn ta sẽ đến thanh lâu ăn chơi, ca hát, đàm đúm tới tận sáng mới về. Thật đáng ghét mà”. Nói tới đây, Đông đã tìm ra cách khiến tên ác bá này phải trả giá cho những gì hắn làm.

“Muốn thắng được quân giặc thì phải nắm được chủ tướng” - Kế hoạch bắt cóc tên ác bá họ Chu được Đông lên ngay sau đó. Nam sẽ làm rối loạn thanh lâu, còn Đông sẽ nhân cơ hội đó bắt cóc gã họ Chu đó, mang ra khỏi thành Ngôn Lệ.

Và với sự tinh ranh, ma mảnh của Nam thì anh đã bày đủ trò để hành hạ tên họ Chu mất hết thể diện. Trong lúc đó, Đông thực hiện kế hoạch khác “Giương đông kích tây”, nhân lúc trời tối, tung tin giả, dụ đám gia đinh trong nhà họ Chu lật tung thành Ngôn Lệ để tìm kiếm tên bá hộ đang được Nam trêu đùa ở ngoài thành.

Nhân lúc đó, Đông cùng một số trai tráng trong thành lẻn vào phủ họ Chu lấp cái giếng nước đó để tên ác bá họ Chu không còn lí do gì để bắt ép người dân mua nước với giá cao nữa.

Kế hoạch được thực hiện một cách nhanh gọn, không chút dấu vết. Kết quả bá hộ Chu phải lết thân xác hoang tàn về thành, cái giếng thì mất tiêu. Hắn tức điên, quyết phải báo thù rửa nhục lên đầu người dân trong thành.

“Bây đâu, lấy roi, gậy, gộc ra đường. Gặp ai là đánh cho ta. Ta phải cho những tên dân đen này biết, ai là chủ của cái thành này” - Hắn càng gào càng to, quyết báo mối thù bị hạ nhục lần này.

“Ngươi nói ai là chủ của thành Ngôn Lệ này?” - Từ xa, Đông đi cùng huyện lệnh thành Ngôn Lệ tiến tới.

Thì ra, anh đã đoán trước được hắn ta sẽ làm càn và anh cũng muốn diệt trừ tận gốc nhà họ Chu nên ngay sau khi lấp miệng giếng xong, Đông đã mang theo ngọc bội “Chiêu Minh” đến huyện lệnh. Tên huyện lệnh vừa thấy ngọc bội đã sợ xanh mặt, không dám làm càn mà nghe lời Đông răm rắp. Kể từ đây, nhà họ Chu không còn người chống lưng để tác quai tác quái nữa rồi.

Sáng hôm sau, Đông cùng Nam và các bô lão trong thành cùng lên kế hoạch đưa nước về thành.

“Chúng ta sẽ đốn những cây gỗ lớn, huy động các thợ mộc trong thành làm ra những máng nước, chúng ta sẽ dẫn nước từ thác nước về thành thông qua những máng nước này” - Đông vừa giải thích vừa thị phạm bằng mô hình anh đã chuẩn bị sẵn từ trước.

“Còn ở trong thành, ta sẽ cho đào một cái hồ, dưới hồ chúng ta sẽ lát bằng những viên đá để nước không bị thấm quá nhiều vào đất. Nếu các bô lão bằng lòng với kế hoạch này, khoảng 3-4 ngày sau , chúng ta sẽ dẫn nước về thành”.

Các bô lão trong thành lúc đầu còn bán tín bán nghi, nhưng Đông vẫn miệt mài thị phạm, giải thích bằng sự chân thành và mong muốn được giúp đỡ người dân trong thành, các bô lão cũng đã quyết định làm theo kế hoạch của Đông.

“Tất cả đều trông cả vào ngài, đại ân nhân” - các bô lão cùng đồng thanh.

Ngay sau đó họ bắt đầu tiến hành kế hoạch. Nam được cử ở lại thành hỗ trợ và giám sát quá trình đào hồ chứa nước, còn Đông thì cùng người dân vào rừng, đốn gỗ, dựng máng dẫn nước.

Đông, Nam cùng người dân ngày đêm làm việc, kể cả những người bị thương cũng cùng hỗ trợ dựng máng dẫn nước. Sáng mỗi người một tay, đêm chong đèn, tay chân không ngừng cuốc đất. Nhờ vào sự đồng lòng của người dân trong thành, chỉ sau 3 ngày, máng dẫn nước cũng đã hoàn thành xong.

“Cuối cùng cũng đã hoàn thành xong, 2 ngày sau là ngày lành, chúng ta sẽ dẫn nước về thành, ngài thấy ta sắp xếp như vậy có được không?” - Một trong số các bô lão đưa ra ý kiến cho Đông và nhận được sự đồng ý của anh.

Nhưng với trực giác của anh, Đông cảm nhận được sẽ có người phá hoại kế hoạch này, Đông giao cho tên huyện lệnh trực tiếp giám sát cả ngày lẫn đêm, phòng có người lén phá hoại máng dẫn nước mà người dân đã cất công xây dựng lên mấy ngày nay.

Mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch mà Đông đã đưa ra, anh cũng dạy cho dân chúng ở đây đào hồ để khi mùa mưa đến, nước ở thác lên cao, nếu không xây thêm hồ chứa nước thì thành Ngôn Lệ sẽ ngập trong nước.